Hạ tượng Trần Hưng Đạo trong sân nhà của dân!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiều ngày 4 Tháng 1 vừa qua, gia đình ông Tống Hồ Phương ở Lâm Đồng đang đưa tượng Trần Hưng Đạo mới đưa về từ Đà Nẵng, lên một bục đá cao một mét, thì trưởng Công an xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng đến yêu cầu hạ tượng xuống, dưới sự chứng kiển của cả chủ tịch và phó chủ tịch xã. Tuy nhiên khi ông Phương hỏi lý do thì chính quyền xã không đưa ra được một lý do chính đáng nào, ngoài hai chữ “vi phạm” mà không giải thích vi phạm theo điều luật nào.

Hai ngày sau, xã cho cán bộ địa chính đến lập biên bản cho rằng “đặt tượng trên bục cao 1 mét là trái pháp luật”. Xã ra một thời hạn 60 ngày nếu không hạ tượng sẽ tổ chức cưỡng chế.

JPEG - 28 kb
Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại nhà ông Tống Hồ Phương (xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng). Ảnh: Facebook

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là danh tướng đứng đầu đời nhà Trần, vị tướng đã ba lần đánh bại quân Nguyên, lập nên những chiến công hiển hách bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ. Chính vì vậy, Ngài được người dân Việt tôn thờ và gọi Ngài một cách kính trọng là Đức Thánh Trần. Tượng Đức Thánh Trần không những hiện diện nơi đền Kiếp Bạc, Hải Dương mà còn ở khắp nơi trên nước Việt, từ Sài Gòn đến Nam Định. Việc dựng tượng Đức Thánh Trần là một việc làm đáng khuyến khích, thể hiện lòng yêu nước của con cháu đối với Tổ tiên.

Vì thế mà gia đình ông Tống Hồ Phương cương quyết phải làm cho ra lẽ về cái gọi là “vi phạm” của xã liên quan đến việc dựng tượng Trần Hưng Đạo trong sân nhà của ông. Nói cách khác, chính cái bục 1 mét là nguyên nhân, nhưng ai cũng biết đó là lối lý luận quàng xiêng của xã để biện minh cho thái độ vô lối của mình.

Sự kiện này cho thấy:

– Chính quyền xã Ninh Gia đã hành xử độc đoán, muốn làm gì thì làm, muốn nói sao thì nói, bất chấp luât lệ. Họ tự đặt ra một thứ luật riêng mà người dân gọi là luật rừng để cai trị. Đây cũng chính là lề lối cai trị của chính quyền trung ương mà xã Ninh Gia chỉ là một mắt xích nhỏ nhất, hình thành một bộ máy độc đoán lớn trên cả nước. Cũng không hẳn là chính quyền xã Ninh Gia không biết Đức Thánh Trần là ai và không hẳn là họ không được sự chỉ đạo từ cấp trên để cố tình hạ bệ tượng Trần Hưng Đạo. Phải chăng chính tinh thần nô lệ mù quáng của đảng và sự sợ hãi cố hữu thiên triều Bắc Kinh khiến họ phải bảo nhau làm điều bất lương và bất kính với tiền nhân.

– Vì hành xử vô pháp luật, xã phải viện dẫn những lý do rất tùy tiện và cho thấy sự bất lực của tập thể lãnh đạo. “Bục cao trên 1 m là trái pháp luật”, quả thật là một lý do vừa khôi hài vừa phi lý, để lộ sự dốt nát của cán bộ quản lý xã hội ngày nay. Pháp luật đó là pháp luật gì, chính quyền xã cũng không biết, vì khi gia đình ông Phương yêu cầu xã chứng minh bằng văn bản thì xã nói không có. Trong khi đó trước khi mang tượng về, Sở Văn Hóa-Thông Tin Tỉnh cũng nói việc dựng tượng trong khuôn viên nhà riêng “không thuộc diện cấm” nên không cần có giấy phép.

Chính chủ tịch UBND xã Ninh Gia Nguyễn Ngọc Huyên còn xác nhận “cái bục là công trình vi phạm” vì cái bục không có giấy phép. Lối ngụy biện vòng vo của lãnh đạo xã cho thấy câu “phép vua thua lệ làng” vẫn còn giá trị muôn đời.

Dù xã biết mình làm bậy nhưng vẫn cố ra uy bằng lời đe dọa sẽ “cưỡng chế”. Hóa ra câu nói của Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu năm 2014: “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình… ” cũng chỉ là những lời nói mua vui của người đứng đầu chính phủ vẫn rêu rao Việt Nam là một “nhà nước pháp quyền”.

Nhân chuyện cái bục vi phạm pháp luật, người ta còn nhớ cách đây khoảng 3 năm, một người dân ở huyện Chư Sê, Gia Lai đã đào được trong khuôn viên nhà mình một hòn đá. Không chấp nhận hòn đá thuộc về người đào được, huyện Chư Sê “bắt nhốt” hòn đá trong lồng sắt để tiến hành điều tra. Bức ảnh hòn đá sù sì vi phạm pháp luật bị giam khiến cho ai nhìn thấy cũng phải bật cười chua chát, đồng thời ngao ngán cho lối hành xử rừng rú của một chính quyền cấp huyện.

JPEG - 75.8 kb
Cục đá tịch thu bị nhốt trong lồng sắt. Ảnh: Đồng Hương Kontum.

Đây chỉ là câu chuyện của một bức tượng, hay một hòn đá vô tri nhưng còn biết bao trường hợp thương tâm khác diễn ra thường xuyên ở cấp chính quyền xã, huyện mà người dân là kẻ chịu thiệt thòi nhất. Cứ mỗi lần được mời lên công an xã “làm việc”, khi ra về nếu không thương tích nặng nề thì thân nhân cũng phải lên nhận xác từ bệnh viện. Đó là thứ quyền lực thiếu kiểm soát của xã cho phép họ cấm đoán mọi thứ mà họ không yêu thích, kể cả quyền giết người.

Đã đến lúc người dân không nên ngồi yên để cho nhà cầm quyền tùy tiện vo tròn bóp méo mọi chuyện bằng sự ngu dốt của cán bộ. Gia đình ông Tống Hồ Phương đã phản kháng công khai bằng những phương tiện có thể có được, đánh động dư luận từ báo chí đến các trang mạng xã hội. Đây là một bước tiến rất tích cực khi người dân nhận thức được quyền của mình và bắt đầu thôi sợ hãi để xử dụng quyền công dân một cách ôn hòa chống lại bạo quyền.

Qua sự kiện nói trên, ai cũng thấy rõ là ngược đời khi người dân muốn dựng tượng một danh nhân ngay trong nhà mình lại bị cấm đoán. Trong khi tượng của lãnh đạo cộng sản đủ loại thì có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm và ngang nhiên xâm chiếm chùa chiền, ngồi trên cả Phật Thích Ca. Ngay cả người nước ngoài không có công trạng gì với đất nước Việt Nam cũng nghênh ngang đứng giữa thủ đô.

Cùng với những sai lầm ngày càng chồng chất, những vấn nạn vô phương cứu chữa, ngày nay người dân nhìn đảng như một tai họa cần phải loại trừ. Việc đòi triệt hạ tượng Trần Hưng Đạo bất thành cho thấy Đảng CSVN nay đã hết thời.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.