Hãy vứt đi “Đảng anh em”. Hãy nghĩ về dân tộc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đặc phái viên của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đi thăm Trung Quốc trong hai ngày 26-27/8/2014 mang về thỏa thuận “Nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về phát triển quan hệ Trung – Việt” cho thấy lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không thoát khỏi cạm bẫy của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vụ dàn khoan HD 981 là cơ hội tốt nhất cho lãnh đạo Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhưng bảo bối “Nguyên tắc ba điểm” mà Đặc phái viên Tổng bí thư mang về cho thấy mọi sự đã an bài. Tất cả không chỉ y nguyên như cũ, mà sẽ tiếp tục xấu hơn cho Việt Nam. Có thể tóm tắt năm bất lợi lớn mà Việt Nam phải đối mặt do “Nguyên tắc ba điểm” đưa lại như sau.

1. Dưới chiêu bài lấy “đại cục” làm trọng, Trung Quốc đã cản trở lãnh đạo Việt Nam đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa án quốc tế, để dễ bề chèn ép Việt Nam trong đàm phán song phương.

2. Trung Quốc tiếp tục xây căn cứ quân sự ở Hoàng Sa Trường Sa. Trung Quốc tiếp tục đưa tàu cá ra khắp Biển Đông. Trung Quốc sẽ khai thác tài nguyên trên vùng biển Việt Nam nơi nào và khi nào mà Trung Quốc thích.

3. Trung Quốc tiếp tục thắng thầu và hàng Trung Quốc tiếp tục tràn ngập thị trường Việt Nam.

4. Người Trung Quốc tiếp tục tràn sang làm việc và sinh sống ở Việt Nam.

5. Trung Quốc cản trở Việt Nam xích gần với Mỹ và các đối tác khác.

Tại sao lại là “hai Đảng”?

Không ai trong giới lãnh đạo Việt Nam không ghét nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhưng tại sao một số người lại cố bám vào Trung Quốc? Tại sao phải đồng ý với “Nguyên tắc ba điểm”? Câu trả lời rõ như ban ngày: Vì sợ mất sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sợ mất ghế của chính mình.

Thật ra họ đã nhầm. Mất sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là do nhân dân Việt Nam quyết định chứ không phải từ lãnh đạo Trung Quốc. Có chăng trong thời điểm hiện nay, với chính sách lãnh đạo hiện hành, giới cầm quyền Trung Quốc có thể tham gia làm vững chắc ghế cho một ai đó.

Sự phản bội lý tưởng

Nhìn lại ngày “Tuyên ngôn độc lập” 2-9-1945, hàng triệu người Việt Nam không thể không chạnh lòng chua xót. Con đường Dân tộc lựa chọn sáu mươi chín năm trước hiện đang bị bẻ chệch lái về một hướng hoàn toàn khác biệt.

Tưởng thoát ra khỏi chiến tranh rồi thống nhất đất nước thì có điều kiện để “Sánh vai cùng các cường quốc năm châu”, nhưng không ngờ số phận nghiệt ngã đã đưa Đất nước rẽ sang một đường gấp khúc. Một đường gấp khúc đầy gian nan làm cho Đất nước mỗi ngày một tụt xa với bạn bè quốc tế. Đường gấp khúc đi ngược lại mục đích của cả Dân tộc đã dấn thân, của hàng triệu người đã đổ xương máu.

Chậm còn hơn không bao giờ. Những người cầm quyền trong Đảng Cộng sản Việt Nam phải đặt quyền lợi Dân tộc lên trên quyền lợi đảng cầm quyền. Chỉ có mở rộng cánh cửa Dân chủ mới phá được xiềng xích cản bước tiến của Dân tộc. Phải bảo vệ Dân tộc chứ không phải bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng.

Chừng nào còn nói đến “hai Đảng” thì chừng đó còn lấy mục đích cầm quyền của Đảng là cao nhất. Chừng đó còn phụ thuộc vào nhà cầm quyền Trung Quốc. Chừng đó còn hy sinh quyền lợi Dân tộc để bảo tồn sự cầm quyền của Đảng. Sự hy sinh quyền lợi Dân tộc này không chỉ giới hạn trong nội bộ quốc gia, mà còn cả sự lệ thuộc ngoại bang ê chề nhục nhã.

Hàng chục vạn đảng viên và hàng triệu người Việt Nam đã hy sinh, không ngờ rằng lý tưởng mà họ lựa chọn đã bị phản bội. Họ dấn thân vì sự nghiệp giải phóng đất nước khỏi ách thống trị thực dân phong kiến, họ hy sinh vì Độc lập Tự do của Dân tộc, chứ nhất định không phải vì sự cầm quyền của Đảng Cộng sản, cũng như không mảy may vì đảng cầm quyền.

Ngay cả những nhà lãnh đạo tiên phong của Đảng dấn thân không màng tính mạng, không sợ tù đày, là vì sự nghiệp giải phóng Dân tộc, chứ không phải vì vai trò lãnh đạo của Đảng. Thế mà hiện nay, một số người cầm quyền trong Đảng lại lấy nhiệm vụ bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là mục tiêu tối thượng, bất chấp bước tiến của Dân tộc, thậm chí cam chịu sự o ép của kẻ thù truyền kiếp.

Đảng Cộng sản Trung Quốc không bao giờ là anh em với Đảng Cộng sản Việt Nam cả. Đừng để nhà cầm quyền Trung Quốc lợi dụng “Đảng anh em” để sai khiến và làm tổn hại đến quyền lợi Dân tộc. Chừng nào còn “Tăng cường giao lưu giữa hai Đảng” thì chừng đó còn lệ thuộc nhà cầm quyền Trung Quốc.

Hãy vứt đi “Đảng anh em”. Hãy nghĩ về Dân tộc.

V. T. D.

Nguồn: Bauxite Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.