Hiện tượng lạ: Dân liên tiếp bịt miệng Ban Tuyên giáo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ trong vòng 1 tháng, nhân dân đã 2 lần đẩy Ban Tuyên giáo vào thế “tưng bừng khai trương – âm thầm đóng cửa”. Lần đầu là cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Lần kế tiếp là cuốn phim không người xem về Tướng Giáp. Lý cớ đến từ đâu?

Hiển nhiên mỗi sự việc có nhiều nguyên nhân. Để bài không quá dài, người viết xin viết về vụ triển lãm trước. Ngày 8/9/2014 Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội khai mạc một cuộc triển lãm mang tên “Cải cách ruộng đất 1946-1957” mà nhà cầm quyền coi là một thành quả lớn lao đem lại ruộng đất cho dân nghèo. Hẳn nhiên cho vàng ông giám đốc viện bảo tàng cũng chẳng dám đưa ra chủ đề nhạy cảm này. Chắc chắn đây phải là chỉ thị của lãnh đạo đảng qua Ban Tuyên giáo Trung ương.

Theo dự trù thì cuộc triển lãm sẽ kéo dài đến hết tháng 12/2014 nhưng vừa khai trương lập tức đã có bão táp “long trời lở mạng” chỉ ra những thiếu sót quá lớn và những vật liệu được “bảo tàng lịch sử”, nhưng lại hoàn toàn được tạo dựng gần đây. Thế là cuộc triển lãm 4 ngày đã đột ngột “tạm đóng cửa” và không hề mở lại, với lý do “mất điện”, “thiếu ánh sáng”.

Có thể nói vụ triển lãm CCRĐ phải đóng cửa sau 4 ngày đã đánh dấu một bước ngoặt mới về vai trò của Ban Tuyên Giáo nói riêng và guồng máy tuyên truyền của nhà nước nói chung. Có lẽ cần nhắc lại Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam – hậu thân của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương – là một cơ quan được đảng giao phó những nhiệm vụ đầy tham vọng. Nó nắm mọi đường lối chính trị, xã hội trong lĩnh vực tuyên truyền để nhào nắn tư tưởng con người theo một khuôn mẫu đúc sẵn. Nhưng kể từ ngày mạng Internet lan đến Việt Nam thì tham vọng này đang ngày càng trở nên vô vọng. Vô vọng đến độ Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải công khai cằn nhằn: “Tại sao nhà nước có đến hơn một ngàn cơ quan truyền thông đủ loại mà không thể chiếm lĩnh được trận địa thông tin”?

Ít nhất có 4 câu trả lời cho Tổng Bí Thư Trọng sau đây.

Có quá nhiều nguồn dữ kiện mới xuất hiện

Ngày nay, chính Ban Tuyên giáo cũng phải nhìn nhận họ không còn khả năng độc quyền thông tin nữa. Nhà cầm quyền có thể cấm nhà xuất bản, cấm báo giấy, kiểm soát chương trình phát thanh phát hình, nhưng KHÔNG thể ngăn chận tin tức trên mạng Internet. Dù lực lượng CAM (công an mạng) đông đến cỡ nào và dùng cách nào để bưng bít thì cho đến nay đều có cách để vượt qua. Vô số các chuyên gia vi tính trên thế giới rất thích giúp người khác, đặc biệt dân chúng tại các nước độc tài, cách vượt qua các tường lửa và không để lại “dấu chân”. Nhờ đó, cư dân mạng đã khá thảnh thơi tìm đến các nguồn dữ kiện và chính họ cũng chuyển tải các dữ kiện mới lên mạng để chia sẻ với mọi người. Thời kỳ mà Tuyên giáo đảng có thể xem trí óc người dân như tro bùn, tha hồ vo tròn bóp méo suy nghĩ của con người, đã chấm dứt.

Chỉ riêng về trận cuồng dịch Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc, đã có những cuốn sách tập trung dữ kiện được phổ biến rộng rãi bằng dạng điện tử (softcopy) như “Đèn Cù” của Trần Đĩnh, “Thời Của Thánh Thần” của Hoàng Minh Tường, “Chuyện Làng Thời Ấy” của Võ Văn Trực, “Dạ Tiệc Quỉ” của Võ Thị Hảo, “Nước Mắt Một Thời” của Nguyễn Đăng Khoa,…

Những ai đã đọc các tác phẩm trên đều không còn nghi ngờ gì về các tội ác và tội phạm trong CCRĐ. Ai là thủ phạm của những cái chết tức tưởi như bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long và hàng trăm ngàn người dân vô tội khác đã quá rõ. Cả dân tộc đang thắp những nén nhang đau xót cho hàng trăm ngàn nạn nhân CCRĐ. Qua bao nhiêu năm tháng nỗi đau khổ chưa bao giờ nguôi thì cuộc triển lãm lại xát muối vào những vết thương khi phải nhìn lại hình ảnh những kẻ vừa kích động, vừa cho phép giết hàng ngàn sinh mạng rồi đứng chấm nước mắt cho máy chụp hình.

Sự hèn kém của toàn bộ giới lãnh đạo Đảng lúc đó còn được ông Nguyễn Văn Trấn ghi lại trong cuốn “Viết cho mẹ và quốc hội”. Ông thuật lại: Có lần anh chị em Nam Bộ biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, ’tại sao ổng để cho cải cách ruộng đất giết người như vậy?’ Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi liền đứng dậy bước ra khỏi ghế, vừa đi vừa nói: “Đ… mẹ, tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì?”. Câu trả lời của người mang danh phó chủ tịch nước đã cực tả nỗi kinh hoàng không chỉ trong nhân dân mà còn là nỗi sợ hãi của mọi tầng lớp cán bộ đương thời!

Ban Tuyên giáo không thể dán nhãn các tác giả nêu trên là thế lực thù địch hay thành phần phản động được. Họ đều là những người đã sống và trưởng thành trong chế độ. Hầu hết đã đóng góp trọn tuổi thanh xuân đời mình cho đảng và chế độ CSVN. Vì thế Ban Tuyên giáo không cãi lại nổi.

Còn quá nhiều nhân chứng

Ban Tuyên giáo vừa đưa ra các vật dụng sơ sài để ca ngợi công đức của Đảng qua việc thực hiện chiến dịch CCRĐ, thì lập tức các nhân chứng và con cháu của các nạn nhân liền cung cấp một khối dữ liệu khổng lồ, vượt xa khả năng của Ban Tuyên giáo, để cho thấy CCRĐ là một trận cuồng dịch đẫm máu theo lệnh Bắc Kinh. Sau đây chỉ là một vài trong vô số các lời chứng:

Nhà văn Trần Mạnh Hảo tại Sài Gòn kể lại: “Tôi không muốn nói lại cuộc cải cách ruộng đất, bởi vì vết thương của gia đình tôi, bố mẹ tôi. Bố tôi bị bắt, mẹ tôi phải nuôi ba đứa con, tôi phải đi bắt rận thuê để lấy gạo nấu cháo cho mẹ ăn và các em ăn, tức là rất là thảm.” Và ở một đoạn khác, “Những gia đình bị bắn ở trong làng tôi cũng không bao giờ là địa chủ. Họ đã bắn, đã giết oan hàng mấy, hàng chục vạn người, thế thì làm sao mà có thể nói là một cuộc cải cách tốt đẹp được.”

Tác giả Hoàng Văn Hùng trong bài “Ba tôi và cải cách ruộng đất” kể lại: “Con không thể hiểu được cảm giác của một anh nông dân nghèo khi được tuyên truyền bằng khẩu hiệu ’độc lập dân tộc’ và ’người cày có ruộng’ đâu. Bảo đi là đi, bảo phá là phá, bảo giết là giết. Cái không khí đó được bê nguyên xi vào Cải cách ruộng đất, lại được làm đậm thêm nhờ cái lợi ích ’có ruộng’ ngay trước mắt.” Và ở một đoạn khác, “Xã ta có ông Đinh Cẩn giàu nhất, thì cũng chỉ sáu mẫu ruộng với dăm con trâu. Những nhà khác như ông nội con thì nhiều, cũng coi là xã giàu. Lập tức họ đòi quy cho bằng được 7% địa chủ. Ông nội con thoát chết có lẽ vì đã từng vào Liên Việt, hoặc do ông trẻ của con lúc đó làm ’Cốt cán’ thôi.”

Đang có quá nhiều cặp mắt nhân dân

Ngay cả trong số những vật dụng nghèo nàn được đem ra triển lãm, sự gian dối, dàn dựng và giấu diếm của Ban Tuyên giáo đã bị hàng triệu cặp mắt nhân dân theo dõi và nhận ra gần như lập tức. Một thí dụ, Blogger Lê Dũng là người vạch ra đầu tiên trên mạng sự “chế biến” bất cần sự hiểu biết của người đến xem trong các bức hình triển lãm. Trong bức thứ nhất cảnh hai vợ chồng và ba con ngồi ăn cơm:

Nồi gang, nồi nhôm thời 1958 Miền Bắc chưa có

– Đũa nhựa và thìa phíp trắng chưa có.

– Trẻ em béo tốt như trẻ em tây

– Bần nông lấy đâu ra quần kaki ấy

– Nhà làm gì có sàn gỗ

Và bức ảnh thứ nhì được ghi chú là : “gia đình ông X… ly tán đi làm thuê cho địa chủ, giờ cải cách xong thì đoàn tụ…” mang đầy những chi tiết “lạ”:

Cô gái trong ảnh quá xinh, xinh hơn cả Chị Quỳnh từng đóng vai cô Nết.

– Cái bàn thờ gỗ quý chạm trổ cỡ lớn to đùng ở gian giữa có khám thờ như nhà quan.

– Ăn cơm với bát tô mà không phải bát tàu. Bát tô tận thời bao cấp sau 78 mới có dùng bán phở thôi.

– Bần cố nông làm gì có nồi đồng, có chiếu trải ra hè ăn cơm?

– Bần cố nông mà mặc áo hai túi có nắp?

Kết luận của Blogger Lê Dũng được nhiều người tán thành: “Tóm lại tay nào sắp đặt cái ảnh này là dân vớ vẩn, không có tí kiến thức gì về lịch sử, am hiểu về đồ vật.”

Dân nay đã có phòng triển lãm riêng

Khổ hơn nữa cho Ban Tuyên giáo. Thời nay, người dân có một phòng triển lãm lớn gấp ngàn lần bất kỳ phòng triển lãm nào của Ban Tuyên giáo. Đó là Phòng Triển Lãm Internet, mở cửa suốt 24/24 và tồn tại vĩnh viễn. Tại phòng triển lãm này, người dân Việt đang đưa lên ngày một nhiều các dữ kiện lịch sử khó có thể chối cãi. Người dân còn muốn thách thức Ban Tuyên giáo đảng hãy thực hiện tiếp các phòng triển lãm về bất kỳ chủ đề gì, để dân cư mạng lại có cơ hội thu thập thêm các dữ kiện còn bàng bạc trong quần chúng. Liệu Ban Tuyên giáo có dám triển lãm 10 tấm bản đồ đi kèm với Hiệp Định Biên Giới trên bộ ký từ năm 1999 không? Hoặc Ban Tuyên giáo có dám triển lãm những văn kiện thề hứa với Trung Cộng tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 không? Và hàng ngàn sự kiện lớn nhỏ khác nữa.

******

Một điều đã trở thành khá phổ quát trong mấy chục năm qua. Các chế độ độc tài khi bước vào giai đoạn cuối của sự thống trị thường có một điểm chung khá khó giải thích. Đó là bộ phận chỉ đạo tuyên truyền đều bắt đầu rối loạn trong suy nghĩ và hành động, thậm chí còn tích cực chọc cho quần chúng liên tục đổ thêm sự giận dữ lên lãnh đạo.

Với tình trạng đầy phấn khởi cho sức mạnh nhân dân nêu trên, nhiều nhà dân chủ đã nghĩ đến việc cùng ký thỉnh nguyện thư “nài nỉ” Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục xử dụng các ông Đinh Thế Huynh, Nguyễn Bắc Son, và nhất là ông Nguyễn Thế Kỷ, trong Ban Tuyên giáo Trung ương càng lâu càng quí, đặc biệt cho nhiệm kỳ mới sau Đại Hội Đảng XII.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.