Hoàng Đế ’Tập Cận Bình’!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo dõi những diễn tiến Đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc từ ngày 18 đến 24 tháng 10 vừa qua, ai cũng thấy rõ là ông Tập Cận Bình đã thành công trong việc chứng minh với công luận rằng họ Tập sẽ là một hoàng đế đang lên của Trung Quốc nói riêng và tại Á Châu nói chung.

Nếu ở Đại Hội 18 vào năm 2012, họ Tập kế thừa chức Tổng bí thư đảng từ ông Hồ Cẩm Đào trong tình trạng rối loạn nội bộ, do phe Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành phố Trùng Khánh gây ra, thì ở Đại Hội 19, có thể nói mọi diễn tiến nằm trong tầm khống chế của phe Tập Cận Bình.

Sự kiện ông Tập Cận Bình đã làm một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc, và lại diễn ra ở thời đại truyền thông tin học mang đặc tính ngắn gọn, hình ảnh sống động, khi đứng đọc một bài diễn văn dài 3 tiếng 23 phút (203 phút) một cách đơn diệu trước 2,280 đại biểu. Nếu không phải là người nắm giữ quyền lực tuyệt đối, khó có thể “bắt” các đại biểu không chỉ ngồi nghe mà còn phải vỗ tay đến hàng trăm lần những chỗ mà họ Tập dừng theo sự sắp xếp trước.

Nội dung bài phát biểu không có gì mới. Đó là những nội dung mà họ Tập đã từng phát biểu ở nhiều Hội Nghị kể cả những buổi nói chuyện với cán bộ trong 5 năm vừa qua. Nhưng họ Tập đã gom lại thành một bài diễn thuyết, nói lên đầy đủ tham vọng của mình về cái gọi là “Trung Hoa mộng” đưa ra từ năm 2012 nhưng chưa tượng hình.

“Trung Hoa mộng” của Tập Cận Bình dựa trên ba điểm quan trọng sau đây:

JPEG - 115.1 kb
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 18-10-2017. Ảnh: Reuters/ China Daily

Thứ nhất, họ Tập muốn xây dựng “Trung Quốc như một đất nước xã hội chủ nghĩa vĩ đại thời hiện đại”, với hai giai đoạn: Trong giai đoạn đầu tiên từ năm 2020 đến 2035, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bắt đầu nỗ lực để hiện thực hóa đổi mới xã hội chủ nghĩa trong 15 năm dựa trên những gì đã có. Trong giai đoạn thứ hai từ 2035 đến 2050, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa thời hiện đại, tức là phải thịnh vượng, vững mạnh, dân chủ, văn minh, hòa hợp và tốt đẹp. Nói cách khác, Trung Hoa mộng” của Tập Cận Bình và cũng là điều mong muốn của Đặng Tiểu Bình trước khi chết vào năm 1997 là Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ, lãnh đạo thế giới vào năm 2050. Nếu đạt được kết quả này thì lúc đó họ Tập đã là 105 tuổi!

Thứ hai, họ Tập muốn Trung Quốc thật sự trổi dậy không chỉ về kinh tế, quân sự, môi trường trong sạch mà còn là đất nước của các nhà sáng tạo trong thế kỷ 21. Họ Tập hứa là sẽ tập trung nhiều hơn nữa đầu tư vào không gian vũ trụ, không gian mạng, giao thông. Song song, Tập Cận Bình cho biết quá trình hiện đại hóa quân sự sẽ hoàn tất vào năm 2035 và quân đội Trung Quốc sẽ là lực lượng vũ trang hàng đầu thế giới vào năm 2050.

Thứ ba, họ Tập khẳng định đảng Cộng sản Trung Quốc tuy đang đối diện nhiều thách thức, nhưng với thành quả của chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” trong thời gian qua, ông và lãnh đạo Trung Quốc đang làm tốt trong việc đối phó mối đe dọa của nạn tham nhũng. Họ Tập hứa là sẽ lập một ủy ban trung ương để cải tổ luật lệ trong mọi lãnh vực. Đồng thời đảng sẽ có những biện pháp nhất định để bảo vệ sự hiệu lực của hiến pháp. Nhưng Tập Cận Bình lại nói rằng lãnh đạo đảng không quan tâm đến những khái niệm về dân chủ của Phương Tây.

Rõ ràng tham vọng của Tập Cận Bình qua “Trung Hoa mộng” là đem cái bánh vẽ trở thành “siêu cường thế giới vào năm 2050”, để tiếp tục khống chế và kiểm soát chặt chẽ nội bộ, song song, tăng cường sức mạnh quân sự và không gian để bành trướng các ảnh hưởng của Trung Quốc đối với bên ngoài.

Nói cách khác, “Trung Hoa mộng” là chiêu bài của Tập Cận Bình nhằm kích lên niềm tự hào của 1,4 tỷ người Trung Hoa ủng hộ cho giấc mơ hoàng đế của họ Tập mà thôi.

Giấc mơ này được làm rõ nét hơn vào ngày cuối trước khi bế mạc Đại Hội 19 hôm 24 tháng 10, toàn thể đại biểu đã chấp thuận đưa “tư tưởng Tập Cận Bình” về “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới” vào trong Điều lệ của đảng.

Sau tư tưởng Mao Trạch Đông được đưa vào điều lệ đảng vào những năm 1945 (Đại hội 7), thì đây là lần thứ hai tư tưởng Tập Cận Bình trở thành kim chỉ nam hướng dẫn hành động cho mọi đảng viên và toàn bộ người dân Trung Hoa trong tiến trình thực hiện “Trung Hoa mộng” cho đến năm 2050.

Tuy Đặng Tiểu Bình có công rất lớn trong chủ trương mở cửa để hiện đại hóa Trung Quốc từ năm 1978 và sau đó được tiếp nối bởi Tổng bí Thư Giang Trạch Dân qua “lý thuyết ba đại diện” và Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào với “lý thuyết tổng quan khoa học về phát triển”; nhưng phải nói rằng tư tưởng “xây dựng Trung Quốc thành một xã hội chủ nghĩa vĩ đại thời hiện đại” của Tập Cận Bình đã trở thành mũi giáo, quy kết lòng người… với ước mơ qua mặt Nhật Bản và Mỹ chỉ trong 3 thập niên nữa. Đây chính là sức thu hút!

Muốn “mộng” trở thành sự thật, điều tiên quyết là họ Tập phải duy trì được quyền lực lâu dài của mình, ít nhất là vài nhiệm kỳ nữa, chứ không thể chấm dứt vào 5 năm tới (2022). Chính vì vậy mà khác với các nhiệm kỳ của họ Giang hay họ Hồ, Tập Cận Bình đã không chuẩn bị người kế thừa mình trong Đại hội vừa qua.

Hai nhân vật mà dư luận kỳ vọng sẽ kế thừa vị trí của Tâp Cận Bình vào năm 2022 là Hồ Xuân Hoa (54 tuổi), hiện là Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư tỉnh Quảng Đông; và Trần Mẫn Nhĩ (57 tuổi) hiện là Bí thư Trùng Khánh. Nhưng cả hai đã không vào được Ủy ban thường vụ Bộ chính trị của nhiệm kỳ 19. Đây là bộ phận gồm 7 người, có quyền lực cao nhất để lãnh đạo Trung Quốc trong 5 năm tới.

Khi Tập Cận Bình củng cố quyền lực và trở thành một hoàng đế của phương Bắc, thực hiện “Trung Hoa mộng” chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn lên cục diện chính trị tại Việt Nam nói riêng và Đông Á nói chung trong vài thập niên tới.

Trung Quốc hiện nay đã khống chế Biển Đông với 7 đảo nhân tạo, thao túng đất Campuchia và Lào nên Việt Nam đang ở trong tầm ngắm khó thoát. Nói cách khác, Việt Nam đang nằm trong tình thế mà mọi hành động không thể qua mặt được Bắc Kinh.

Vài năm trước đây, lãnh đạo CSVN có chút điều kiện để chọn lựa thế đu dây đi gần với Hoa Kỳ. Ngày nay, sự chọn lựa này rất khó thực hiện, dù ông Trump muốn nâng quan hệ chiến lược với CSVN.

Tóm lại, việc ông Tập Cận Bình kiểm soát và giữ ổn định tình hình chính trị Trung Quốc sau Đại Hội 19 sẽ là một đe dọa lớn về mặt chủ quyền và tình hình an ninh của đất nước Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.