Hoàng Sa Trường Sa – Nhìn Lại Một Lịch Sử Đau Thương & Tương Lai Tăm Tối

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhìn lại một lịch sử đau thương

Ngày 6 tháng 9 năm 1951 tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, vốn không chính thức xác định rõ các quốc gia nào có chủ quyền trên quần đảo, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu (chính phủ Bảo Đại) tuyên bố rằng cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị.

Ngày 4 tháng 9 năm 1958: Chu Ân Lai, Thủ tướng nước CHNDTH công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân Dân số 1653 đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận.

17 đến 19 tháng 1 năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa, 58 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa anh dũng hi sinh làm rung động hàng triệu con tim miền Nam Việt Nam!

JPEG - 101.6 kb

Ngày 14 tháng 3 năm 1988 Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm phần lớn Trường Sa, 64 chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam hi sinh giữa biển khơi, nhân dân Việt Nam phải gánh chịu nỗi đau và nỗi nhục mất đất lần thứ hai!

Từ đó đến nay vùng hải đảo Hoàng Sa thiêng liêng đã bị Trung Quốc chia lìa ra khỏi non sông, vùng hải đảo Trường Sa thiêng liêng cũng bị Trung Quốc và các nước khác xâu xé.

Vì còn nghèo nàn nên chúng ta phải chịu nhục nhã mà gác nỗi đau mất nước qua một bên để phát triển kinh tế, nhưng bọn bá quyền vẫn không từ bỏ tham vọng nuốt trọn hải đảo thiêng liêng của chúng ta, bất chấp luân thường đạo lý!

Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng

Ngày 12 tháng 1 năm 2005 Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân Việt Nam ngoài biển khơi, bắt giam 8 ngư dân vô tội, nhân dân Việt Nam giật mình vì hành vi man rợ của Trung Quốc đối với các ngư dân tay không tấc sắt!

Tháng 11 năm 2007 Quốc vụ Viện Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, âm mưu chiến trọn biển Đông, nhân dân Việt Nam phẫn nộ lên tiếng!

JPEG - 70.2 kb

Ngày 9/12 và 16/12 sinh viên trí thức ở Hà Nội và Sài Gòn không thể tiếp tục chịu đựng nỗi nhục mất nước đã biểu tình ôn hòa trước Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán Trung Quốc để phản đối hành vi bá quyền của Trung Quốc, mở đầu cho hàng loạt cuộc biểu tình của đồng bào và du học sinh Việt Nam yêu nước trên khắp thế giới.

Nhưng khi “Lòng dân không là ý Đảng”, phản ứng của chính phủ Việt Nam khi Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngăn chặn biểu tình: “…Đây là việc làm tự phát chưa được phép của các cơ quan chức năng Việt Nam. Khi các vụ việc trên xẩy ra bảo vệ của Việt Nam đã kịp thời có mặt, giải thích và yêu cầu bà con chấm dứt việc làm này”. Hàng triệu thanh niên Việt Nam trên khắp thế giới hụt hẫng trước phản ứng của chính quyền, lòng tự trọng bị tổn thương, nhân dân Việt Nam cắn môi chấp nhận nỗi nhục mất nước để chờ Đảng giải quyết, nhưng hãy nhìn lại xem họ đã làm những gì?

Vinh hạnh đón cướp vào nhà

JPEG - 55 kb

Ngày 04 tháng 10 năm 2007 báo Thanh Niên Việt Nam đăng tin “Để trở thành người rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008”, phát động cuộc thi “Tự hào là người rước đuốc Olympic 2008”. Sẽ không có gì đáng nói vì với truyền thống mến khách, yêu hòa bình, người dân Viêt Nam sẵn sàng chào đón một ngọn đuốc Olympic đúng nghĩa, nhưng nhìn lại hành trình rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 được Trung Quốc công bố trước thế giới, nỗi nhục ngoại xâm, nỗi đau mất nước lại dâng trào lên mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam bởi Trung Quốc đã ngang nhiên rước đuốc qua Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam, Trung Quốc còn ngang ngược thể hiện rõ hình ảnh một phần máu thịt của biển đảo Việt Nam như là một phần lãnh thổ không thể tách rời khỏi lãnh thổ Trung Quốc.

Một lần nữa Trung Quốc đã động đến nỗi đau của nhân dân Việt Nam với lòng yêu nước nồng nàng, đã chà đạp lên lòng tự trọng của một dân tộc với 4000 năm Văn Hiến dựng nước và giữ nước!

Chắc chắn đã có một sự sắp đặt nào đó để lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, cả nước, cả dân tộc cùng vinh hạnh chào đón một “tên cướp ngang ngược nhất mọi thời đại” mặc dù đã biết rằng chỉ chốc lát nữa đây nó sẽ khoe khoang cái tài sản mà nó đã cướp được bằng cách dẫm đạp lên thân xác của hàng trăm chiến sĩ Việt Nam đã đánh đổi mạng sống của mình để bảo vệ danh dự cho dân tộc.

Ngoại trừ việc phải chấp nhận rằng Hoàng Sa đã là của Trung Quốc và sự hi sinh của hàng trăm chiến sĩ ngoài biển khơi là vô ích thì lương tâm của bất cứ người Việt Nam nào cũng phải có cùng một câu hỏi dành cho nhà nước Đảng quyền hiện tại: “Tại sao?…Tại sao lại như thế?…”

Và liệu rằng chúng ta có đủ cam đảm để chờ đợi một câu trả lời xác đáng của chính quyền, liệu rằng chúng ta có thể tin tưởng và giao phó vận mệnh, danh dự, đất đai của dân tộc cho một chính quyền đã từng bán đứng dân tộc của mình chăng?

Nhớ lại khi Mỹ đánh Irac, chính quyền đã cho phép Đoàn Thanh Niên biểu tình chống Mỹ, vậy mà giờ đây khi bọn trộm cướp vào nhà mình thì chính quyền lại huy động lực lượng chào đón cướp, lại chọn lựa những người “xuất sắc” và nổi tiếng nhất đại diện cho cả quốc gia cầm đuốc soi đường cho cướp vào tận nhà, một sự trớ trêu mà chắc chắn rằng Đức Thánh Trần Hưng Đạo không bao giờ có thể nghĩ đến con cháu Ông sau này có thể làm một việc nhu nhược đến hèn hạ như thế! Nhà tiên tri lỗi lạc Nguyễn Bỉnh Khiêm không thể nào tin được một dân tộc chống ngoại xâm bất khuất lại có thể điên rồ như thế, cho dù chính Ông có tiên đoán ra đi nữa!

Một tương lai tăm tối

JPEG - 64 kb

Hãy thử tưởng tượng nếu Trung Quốc chiếm trọn Hoàng Sa, Trường Sa và thôn tính Biển Đông thì điều gì sẽ xẩy ra? Việt Nam sẽ mất khoảng 1 triệu km2 tức gấp ba lần diện tích đất liền hiện tại, toàn bộ tài nguyên khoán sản trong những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất thới giới chưa khám phá ra sẽ về rơi vào cái túi không đáy của Bắc Kinh, toàn bộ hải sản và các tài nguyên khác cũng chịu chung số phận. Đó là chưa kể những mối nguy hại về chính trị, quân sự, một tuyến đường biển quan trọng vào bậc nhất thế giới sẽ do Trung Quốc kiểm soát, toàn bộ bờ biển miền Bắc, Miền Trung và một phần lớn Miền Nam Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngoài.

Hiện nay dầu mỏ đang chiếm đáng kể tổng thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chỉ riêng năm 2007 vừa rồi xuất khẩu dầu thô đạt 15,3 triệu tấn đem về cho ngân sách quốc gia tới 8,6 tỉ USD chiếm tới gần 18% tổng giá trị xuất khẩu của cả năm. Trong tương lai với đà tăng giá của xăng dầu và nhu cầu năng lượng rất lớn nên dầu mỏ vẫn là một trong những sản phẩm quan trọng nhất đối với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam sẽ không ngoại lệ.

Sẽ là một thảm cảnh cực kỳ tồi tệ cho dân tộc khi hàng tỉ tấn dầu dưới những vùng hải đảo thiêng liêng của chúng ta rơi vào tay Trung Quốc. Nếu chúng ta gìn giữ được đất đai của cha ông để lại thì số tiền được đánh đổi từ dầu thô đó sẽ giúp được hàng chuc triệu người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo, sẽ xây được hàng triệu bệnh viện và trường học, sẽ xây được hàng trăm ngàn căn nhà cho những những dân Việt Nam vất cả cả đời mà không mua nổi một căn nhà, sẽ thành lập được biết bao nhiêu viện dưỡng lão và trung tâm từ thiện để những cụ già, em nhỏ không phải dầm mưa dãi nắng đi ăn xin ở khắp các phố phường và còn nhiều nhiều nữa những nạn nhân của bão lụt, thiên tai, dịch bệnh được hỗ trợ qua cơn hoạn nạn.

JPEG - 50 kb

Liệu những người ngồi ở cái ghế cao nhất đang nắm giữ vận mệnh của cả dân tộc có biết điều này chăng? Liệu hai triệu Đảng viên Cộng Sản đang lãnh đạo đất nước này có thấu hiểu được thảm cảnh này chăng? Và những người tham gia chào đón ngọn đuốc Olympic đã bị chính trị hóa bởi một chính quyền độc tài bá quyền có hiểu được họ đang dẫm đạp lên danh dự của tổ quốc, đang thờ ơ với nỗi đau của dân tộc, đã quay lưng lại với hàng triệu người Việt Nam đã đánh đổi xương máu để giữ gìn non sông của cha ông chăng? Còn chúng ta! Sau khi đọc những dòng này chúng ta sẽ phải gì để cứu vãn chút ít danh dự cho tổ quốc trước khi làm được những việc lớn lao hơn?

“Mang trong mình dòng máu rồng tiên,
Mà sao không dám ngước mặt nhìn thiên hạ?“

Hãy dành tất cả những câu hỏi trên cho lương tri của người Việt Nam lên tiếng!

PhaLe
(Diễn Đàn X-cafe)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?