Hỏi-Đáp: Ts. Nguyễn Quốc Quân nói về mục tiêu cuộc tuyệt thực trong nhà tù Cộng sản

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 1 tháng 2, 2013

Ông Nguyễn Quốc Quân hân hoan hưởng hương vị tự do sau chín tháng bị giam cầm trong một nhà tù Việt Nam. Nhưng nhà đấu tranh dân chủ từ Elk Grove thề sẽ không ngưng nghỉ cho đến khi những người công dân trong xã hội cộng sản Việt Nam được quyền tự do lên tiếng.

“Ngay bây giờ thì tôi đấu tranh ở đây. Nhưng nếu phải trở lại Việt Nam, tôi đi ngay,” ông cho biết hôm thứ năm.

Ông Quân đã được đoàn tụ với gia đình đêm hôm thứ tư tại Los Angeles sau khi nhà cầm quyền Việt Nam trục xuất ông, cho rằng ông đã thú nhận vi phạm Điều 79, “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Là một người cổ súy đấu tranh bất bạo động theo tinh thần của Gandhi và Martin Luther King Jr, ông Quân phủ nhận ông đã dự định lật đổ chính quyền. Ông cho biết ba cuộc tuyệt thực trong tù và việc được trả tự do không qua phiên tòa xử đã phản ảnh sức mạnh của việc đấu tranh ôn hòa.

Năm năm trước đây, ông đã bị bắt tại Việt Nam vì tội dự định phân phát 7.000 tờ truyền đơn ủng hộ dân chủ. Ông đã ngồi tù sáu tháng, bị kết án và bị trục xuất năm 2008.

Ông đã tìm biết về Gandhi và King như thế nào?

Lúc tôi khoảng 12 tuổi, cha dượng của tôi có nói với tôi về họ và những gì họ đã cố gắng thực hiện. Khi tôi đến Mỹ năm 1990, nhiều quốc gia đã chuyển từ chế độ độc tài đến dân chủ dựa trên sự hiểu biết về King và Gandhi. Vì vậy, tôi đọc nhiều hơn và nghĩ rằng có thể đây sẽ là một giải pháp hòa bình cho Việt Nam.

Khi tôi và vợ tôi cùng tham gia cuộc diễn hành ở Sacramento vào ngày Martin Luther King, tôi cảm nhận được niềm vui của sức mạnh quần chúng. Ngay lúc ấy, tôi đã có ý tưởng phải quay trở lại Việt Nam, sử dụng chúng như một mô hình.

Tại sao ông lại trở về sau khi đã bị cầm tù trước đây?

Sau phiên xử, tôi đã hỏi thẳng người thẩm phán khi nào tôi có thể trở lại, và ông trả lời là một hoặc hai năm – chỉ cần viết một bức thư thì ông sẽ quyết định.

Vì vậy, vào năm 2010, tôi chính thức đổi tên của tôi thành Richard Nguyễn, theo tên của thầy dậy toán của tôi ở đại học Bắc Carolina, Richard Chandler.

Với hộ chiếu mới của Hoa Kỳ, tôi đã về Việt Nam sáu tuần trong năm 2011, để nghiên cứu phương pháp làm người ta trở thành những công dân tốt trong một môi trường dân chủ. Rồi vào tháng Tư năm 2012, tôi lại trở về.

Tôi biết những gì tôi làm là không trái pháp luật, nhưng tôi cũng biết là mình sẽ bị bắt giữ. Tôi dự định trở thành một nhân chứng chống lại việc tùy tiện giam giữ.

Tôi hạ cánh xuống phi trường lúc 11 giờ sáng, bị bắt trước giờ trưa và họ hỏi có phải tôi là Quân Nguyễn. Tôi trả lời “đúng” và thế là họ đưa tôi thẳng vào tù.

Thế ông đã làm gì trong tù?

Họ cho tôi phần ăn như trước đây – một bát cơm, một ít súp loãng với một vài cọng rau và một miếng thịt hoặc cá nhỏ. Nhưng tôi vẫn sống sót.

Mỗi ngày tôi hít đất 150 cái. Sau đó tôi đã tuyệt thực để đòi hỏi ba điều: Tôi muốn nhận được những cuốn sách vợ tôi gửi đến cho tôi qua Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Thứ hai, tôi muốn lấy lại giấy tờ và những cuốn sách tôi đã mang theo. Thứ ba, tôi muốn gặp luật sư của tôi vì cuộc điều tra đã kết thúc. Tôi đã có một luật sư chính thức. Tôi yêu cầu hai người luật sư khác cũng đã bị tù vì bất đồng chính kiến. Theo luật, tôi được chọn một luật sư mà tôi tin tưởng, nhưng họ không hề cho tôi gặp bất cứ ai.

Vậy việc tuyệt thực có kết quả gì không?

Tôi đã viết một bức thư cho trưởng trại giam để nhắc nhở cho ông ta biết về quyền pháp lý của tôi và những gì tôi đang định thực hiện. Trong tháng mười, tôi chỉ uống nước và vào ngày thứ tư thì họ giao trả lại cho tôi các cuốn sách từ tòa lãnh sự.

Sau đó tôi bắt đầu cuộc tuyệt thực lần thứ hai lần này kéo dài 12 ngày. Vào ngày thứ ba họ trả lại sách vở và giấy tờ của tôi, nhưng tôi vẫn tiếp tục nhịn đói.

Đến ngày thứ 12 tôi viết đơn khiếu nại đến tòa yêu cầu được giải thích tại sao tôi chưa có người luật sư đại diện. Theo luật, họ có 15 ngày để trả lời, và khi quá hạn mà họ vẫn chưa trả lời, tôi bắt đầu cuộc tuyệt thực thứ ba – đúng vào ngày sinh nhật của tôi. Lần này tôi hoàn toàn không ăn và cả không uống gì và sau tám ngày, tôi suýt phải bỏ cuộc. Tôi nghĩ rằng mình sẽ phải vào bệnh viện. May quá, cuối cùng vào ngày thứ tám tôi đã được gặp luật sư của tôi.

Ông hy vọng chứng minh được điều gì?

Tôi dự định lấy mình làm một bằng chứng, đề cho tòa và thẩm phán thấy rằng tôi không có kế hoạch lật đổ bất cứ điều gì, ngoại trừ để đưa ra lập luận rằng đấu tranh bất bạo động là một cách tốt để cải thiện đời sống cho người dân tại mỗi quốc gia. Họ sắp xếp cho tôi ra tòa vào ngày 22 tháng giêng, sau đó họ nói phải hoãn lại vì ba nhân chứng mà họ bảo là sẽ ra phản biện lại tôi còn đang bị xét xử tại Hà Nội. Ba người này là trong số 17 người tôi dự định sẽ huấn luyện những kỹ năng lãnh đạo trong tương lai.

Tôi đã không nhận tội có âm mưu lật đổ chính quyền. Tôi có ký một lá thư nói rằng tôi muốn về với gia đình và bạn bè. Họ thả tôi ngày 30 tháng giêng. Tôi biết chính phủ Hoa Kỳ đã đặt nhiều áp lực và người Việt Nam trên khắp thế giới đã lên tiếng về việc này. Điều ấy cho tôi sức mạnh.

Có phải việc ông được thả báo hiệu một tương lai mới cho Việt Nam?

Tôi hy vọng đấy là một dấu hiệu cho thấy một cái gì đó đang thay đổi, rằng những phiên tòa không công bằng phải được duyệt xét lại. Khi nhiều công dân Việt Nam cùng làm điều tôi đã làm, pháp luật Việt Nam lại đối xử với họ một cách khác. Có điều gì rất sai trái khi một người được trả tự do và người khác phải bị giam 12 hoặc 13 năm cho cùng một việc làm.

Ông làm thế nào để sống sót trong tù?

Tôi đã nghĩ rất nhiều về vợ tôi. Khi bạn kết hôn, bạn nghĩ rằng bạn phải từ bỏ sự tự do của bạn, nhưng với vợ tôi, tôi còn có quyền chọn con đường vào tù. Cô nàng hiểu tôi. Cô nàng biết rất rõ giấc mơ của tôi.

Chúng tôi cảm thấy mình đạt được rất nhiều khi chúng tôi chọn sự mất mát. Tôi đã tự chọn việc mất tự do để đươc tự do hơn. Tôi chưa hề bao giờ nghĩ mình là một người anh hùng. Tôi luôn luôn hành xử như một người bình thường với mong muốn làm những điều phải bằng chính hành động của mình.

Tôi quý trọng dân chủ và tự do bởi vì tôi sống ở Hoa Kỳ. Tôi đã không hiểu nhiều lắm về những ý niệm này trước khi tôi đến đây. Bây giờ tôi muốn trả lại món nợ tinh thần ấy. Bao giờ tôi làm được điều này, bấy giờ tôi mới cảm thấy mình thật sự đang sống.

Người dịch: Jason Vu

Nguồn: The Sacramento Bee

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?