Hội Ân Xá Quốc Tế và Chiến Dịch “Viết Thư Cho Tù Nhân Lương Tâm”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền, Ngày 10 Tháng 12, Hội Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International, www.amnesty.org) đã phát động chiến dịch “Viết Thư Liên Tục Trên Toàn Thế Giới” (Global letter-writing-marathon) để gởi đến các tù nhân lương tâm (Prisoners of Conscience) hiện đang sống trong ngục tù tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo tin từ trang nhà của Hội Ân Xá Quốc Tế (AXQT), “Trong các ngày 10-12 tháng 12 năm 2004, hàng ngàn người hoạt động nhân quyền trên thế giới sẽ tham gia vào chiến dịch viết thư này. Năm ngoái, nhiều người trên 30 quốc gia đã gởi khoảng 27.500 thư kêu gọi và gần 9.000 chữ ký thỉnh nguyện thư trong vòng 24 tiếng đồng hồ của chiến dịch này. Chiến dịch năm nay sẽ là lớn nhất, những nhà tổ chức hy vọng có hơn 50.000 lá thư. Chiến dịch viết thư liên tục này được tổ chức hàng năm để đánh dấu ngày kỷ niệm của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được ký kết vào ngày 10 tháng 12 năm 1948.”

JPEG - 6.8 kb

Chiến dịch này được tổ chức bởi Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp (Urgent Action Network) thuộc Hội AXQT, là một chương trình lớn nhất thế giới, được thành lập từ năm 1973, với mục tiêu viết thư thăm hỏi những tù nhân lương tâm, gởi thỉnh nguyện thư đến cho quan chức, chính quyền các quốc gia trên toàn thế giới.v.v… Mọi người ai cũng có thể tham gia bằng cách viết một lá thư ngắn, gởi một tờ Fax, một email để bênh vực cho các tù nhân, những cá nhân đã và đang bị vi phạm về nhân quyền. Quý vị có thể vào trang nhà của Hội AXQT để tìm thêm những thông tin về các buổi viết thư được tổ chức nơi công cộng hoặc tại tư gia, nhà thờ, trường học, văn phòng.v.v… ở địa phương của mình, để cùng tham gia với họ.

Theo lời giới thiệu của Hội AXQT, một tù nhân lương tâm của Việt Nam nay đã được trả tự do cho biết: “…Chúng tôi có thể nói rằng khi có những sự phản đối trên thế giới thì…những bữa cơm được gia tăng và số lần bị đánh đập cũng giảm bớt. Những lá thư từ nước ngoài được dịch ra và chuyền cho nhau từ phòng giam này đến phòng giam khác…” Và theo lời của một tù nhân lương tâm tên là Dita Sari tại Indonesia, “…Những thông điệp kết đoàn từ nhiều nơi trên thế giới đã đến tận phòng giam của tôi. Tôi có cảm giác như mỗi lần có lá thư ủng hộ gởi đến là cánh hoa hồng trong phòng giam của tôi lại nở rộ. Một cảm giác thật ấm áp…”

Thật vậy, những cánh thư thăm hỏi sẽ giúp cho các tù nhân lương tâm cảm thấy ấm lòng hơn, giữ vững niềm tin vào một ngày mà công lý và tự do được trả lại cho họ. Hơn thế nữa, những lá thư kêu gọi, những chữ ký thỉnh nguyện thư cũng có những tác dụng thiết thực như:

- Cảnh báo với giới quan chức chính quyền liên hệ về những trường hợp bất công, vi phạm nhân quyền, qua đó đặt áp lực để buộc chính quyền thay đổi chính sách.

- Cảnh báo với các viên chức quản lý trong nhà tù về những hành vi, cung cách đối xử không tốt của họ nhằm cải thiện đời sống tinh thần, thể lực cho các tù nhân.

- Lên tiếng, báo động trước thế giới về tình trạng vi phạm nhân quyền của các quốc gia liên hệ để gia tăng áp lực quốc tế vận, bằng nhiều mức độ khác nhau, từ việc đòi hỏi cải thiện đời sống trong tù, ngăn cấm những hành động đánh đập, tra tấn tù nhân, đến với giảm án, ân xá, trả tự do vô điều kiện.v.v…

- Bày tỏ tinh thần liên đới, hỗ trợ những nỗ lực đấu tranh chung giữa các nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền, giữa những tổ chức đấu tranh trên toàn thế giới và làm gạch nối tinh thần cho các tù nhân lương tâm với thế giới bên ngoài.

Thiết nghĩ, cộng đồng người Việt hải ngoại, các tổ chức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, có thể tham gia hỗ trợ hay cộng tác trực tiếp với những tổ chức đấu tranh cho nhân quyền như Hội AXQT chẳng hạn, để gia tăng đồng minh đấu tranh và mở rộng mặt trận thông tin, tuyên truyền với mục tiêu “quốc tế hóa” tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam hiện nay. Mỗi người một bàn tay, một cánh thư, đôi khi không cần nhiều người mà chỉ là vài người bạn thân, vài thành viên trong một gia đình, cũng có thể viết được dăm ba lá thư gởi đến các tù nhân lương tâm trong các trại giam cô quạnh hiện nay tại Việt Nam. Một lá thư có thể không lọt, nhưng khi có nhiều lá thư thì ít nhiều gì cũng đến được tay hoặc “đến tai” những tù nhân lương tâm. Một lời động viên, khuyến khích, cảm thông hay đơn giản chỉ là lời chia sẻ những thông tin ngắn về thế giới bên ngoài cũng có thể đủ giúp cho các tù nhân sống mạnh thêm trong những ngày trước mặt, để vững tâm đối đầu với bạo lực, cô đơn và thời gian! (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.