Hội Anh Em Dân Chủ Và Chặng Đường Bốn Năm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

4 Năm thành lập Hội Anh Em Dân Chủ (24/04/2013 – 24/04/2017)

Tình hình đất nước Việt Nam đã và đang xuống cấp , từ đạo đức xã hội nói chung cho tới sự mục nát của tầng lớp lãnh đạo nói riêng, sự nhu nhược và tham lam của nhà cầm quyền đảng Cộng Sản Việt Nam từng bước đẩy dân tộc ta đến bên bờ vực thẳm. Môi trường sống càng lúc càng ô nhiễm trầm trọng, những bất công trong xã hội ngày một gia tăng. Nền kinh tế thị trường nửa vời đang làm khánh kiệt tài nguyên đất nước mà công quỹ vẫn nợ nần khốn đốn!… nhiều ngân hàng, doanh nghiệp đã và đang đứng trước nguy cơ phá sản. Tệ nạn tham nhũng như khối ung nhọt đang mục rữa chờ ngày kết liễu một tập thể già nua bệnh hoạn có tên là “Đảng”. Về nội chính, sự bất mãn, mất lòng tin vào đảng trong quần chúng nhân dân ngày một gia tăng, về ngoại giao sự ngang ngược bành trướng của Cộng Sản Trung Quốc không ngừng lan tràn trên lãnh thổ Việt Nam.

JPEG - 59.7 kb

Nhu cầu dân chủ hóa đất nước vẫn không được đáp ứng trong khi tình trạng nhân quyền tiếp tục bị xâm phạm một cách nghiêm trọng , nguy cơ mất nước là hết sức rõ rệt.

Bốn năm về trước Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) được thành lập bởi một số cựu tù nhân lương tâm như Luật sư Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Bắc Truyển , kỹ sự Phạm Văn Trội, ký giả Trương Minh Đức, nhà thơ Trần Đức Thạch, cùng một số thành viên ái hữu khác. Con số khiêm tốn ban đầu với chỉ bốn mươi (40) con người, nhưng Hội đã nhanh chóng phát triển với số lượng thành viên trải dài trên khắp cả ba (3) miền Bắc, Trung, Nam cùng cả Hải ngoại. Hội Anh Em Dân Chủ đã hòa mình vào xã hội cùng chung tay, chung sức, chung lòng với các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam để cùng nhau góp phần thay đổi vận mệnh đất nước, hội luôn luôn bám sát mục tiêu ban đầu là:

“Vận động dân chủ, thúc đẩy nhân quyền, tạo nên sự kết nối bởi tình yêu thương tôn trọng lẫn nhau, trang bị bổ sung kiến thức trong sinh hoạt nhóm và từng bước xây dựng Hội lớn mạnh trở thành một lực lượng đủ sức để có thể cùng với các tổ chức xã hội dân sự khác trong phong trào góp phần xây dựng một xã hội Việt Nam công bằng, dân chủ, tiến bộ.”

JPEG - 50.1 kb

Với hướng đi đó, trong bốn (4) năm qua, Hội Anh Em Dân Chủ đã nhanh chóng bắt nhịp với các tổ chức xã hội dân sự độc lập khác cùng chung tay tạo nên một bức tranh đa dạng sắc màu để trưng bày trong phòng tranh dân chủ Việt Nam non trẻ.
Từ khi ra đời tới nay, Hội Anh Em Dân Chủ là một tổ chức hội đoàn độc lập mới tròn bốn (4) tuổi, hội đã có được những thuận lợi:

  • Những thành viên sáng lập và những người giữ vai trò trọng trách trong Hội đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu tranh bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy dân chủ, chuyên cần tương tác học hỏi lẫn nhau, biết tôn trọng sự khác biệt…
  • Các thành viên tham gia Hội đa phần là những người có tâm huyết với tổ chức, tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào chung của các tổ chức xã hội dân sự bạn.
  • Sự có mặt các nhân sự, thành viên trải khắp ba (3) miền và Hải ngoại thuận tiện cho việc khai triển công việc, giảm thiểu chi phí di chuyển, đáp ứng kịp thời những nhu cầu cần thiết trong công việc.
  • Sự phát triển đa dạng về hình thức và phương tiện thông tin trong xã hội, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian giúp cho tin tức được truyền tải nhanh chóng kịp thời.
  • Sự quan tâm chia sẻ và phối kết hợp trong nhiều lĩnh vực của các cá nhân và tổ chức trong cũng như ngoài nước đã góp phần tạo nên hình ảnh của Hội Anh Em Dân Chủ ngày hôm nay.
  • Nhờ vậy mà trong bốn (4) năm qua Hội đã tham gia trong nhiều lĩnh vực và có một số hoạt động điển hình cụ thể như sau:

  • Tham gia cứu trợ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt trong những năm 2013 -2016.
  • Sát cánh bên các nạn nhân của Thảm họa môi trường Fomosa tại các tỉnh Miền trung.
  • Tư vấn pháp lý miễn phí cho các bà con dân oan và tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người hoạt động nhân quyền bị bắt bớ bất công.
  • Thực hiện giúp đỡ hỗ trợ bà con dân oan khiếu kiện qua việc phát cơm từ thiện và áo ấm mùa đông.
  • Tham gia các buổi tuần hành vì nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
  • Tham gia các buổi tưởng niệm các anh hùng tử sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, tại biên giới phía Bắc và hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa.
  • Thăm hỏi động viên thân nhân của một số các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm.
  • Tổ chức các buổi cà phê thảo luận nhân quyên còn gọi là “Cà phê 88”.
  • Tổ chức và tham gia đón những tù nhân lương tâm được phóng thích
  • Tổ chức những buổi thảo luận nhân quyền ở nhiều địa phương.
  • Tổ chức nhiều buổi kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền, ngày thành lập hội và mười (10) năm ngày thành lập khối 8406…
  • Tổ chức thành công hai (2) kỳ đại hội thông qua phương thức online…
  • Tổ chức được mười lăm (15) khóa học online cho khoảng hơn một trăm (100) người về kiến thức xã hội dân sự (XHDS).
  • JPEG - 53.1 kb

    Song song với những thuận lợi nói trên thì Hội cũng phải đối diện với những khó khăn, thách thức từ nhiều phía:

  • Ngay sau khi thành lập Hội đã phải đối diện với sự đánh phá từ phía an ninh của Nhà cầm quyền, Các thành viên sáng lập hầu hết đang trong thời gian bị quản chế. Hầu hết các thành viên đều bị canh gác ngăn cản đi lại.
  • Một số thành viên bị chặn đường đánh đập, cướp đồ đạc như trường hợp của Luật sư Nguyễn Văn Đài và một số anh em bị hành hung tại Nghệ an hồi tháng 12 năm 2015; anh Nguyễn Trung Trực và một nhóm anh chị em từ Quảng Bình, Hà Tĩnh bị chặn đánh cướp bọc tại Nghệ an hồi tháng 7 năm 2016; Anh Nguyễn Văn Dũng người Việt Trì bị chặn đánh và trấn lột tại Thanh hóa hồi tháng 12 năm 2016.
  • Cho tới nay Hội có chín (9) thành viên bị bắt giam với mức án từ mười hai (12) tháng tới mười ba (13) năm đó là những anh chị em sau:

    + Cô Nguyễn Thúy Quỳnh (đã ra tù)
    + Cố Lê Thị Phương Anh (Đã ra tù này không còn tham gia hội)
    + Nguyễn Văn Dũng (đã ra tù)
    + Anh Phạm Minh Vũ (đã ra tù)
    + Anh Hoàng Văn Giang (hiện đang bị giam tại trại giam Cẩm Thủy Thanh hóa với mức án ba (3) năm)
    + Anh Lê Văn Đài
    + Trung tá Trần Anh Kim. Bị xử 13 năm tù giam theo điều 79.
    + Cô Lê Thu Hà (bị bắt từ tháng 12 năm 2015 tới nay chưa xét xử)

  • Luật sư Nguyễn Văn Đài (Bị bắt từ tháng 12 năm 2015 tới nay chưa xét xử)
  • Mặc dù cho tới nay hầu hết các thành viên trong Hội đã hết hạn quản chế nhưng mức độ canh gác của an ninh lại gia tăng, nhiều anh chị em bị quấy rồi trong cuộc sống trong sinh hoạt và làm ăn, bị lực lượng giấu mặt ném gạch đá vào nhà, bị loa truyền thanh địa phương bôi nhọ, bị côn đồ tới nhà uy hiếp hoặc ném chất bẩn vào nhà hoặc nơi kinh doanh…Nhiều anh em bị công an “Mời” hoặc triệu tập đi thẩm vấn triền miên, bị đánh đập gây thương tích nặng nề và cướp tài sản…
  • Những thủ đoạn kích động, gây chia rẽ từ phía những kẻ trá hình dân chủ đã và đang tiếp tục quấy phá nội bộ hội.
  • Công cụ phương tiện phục vụ cho công việc còn hạn chế, một phần đông các thành viên mới tham gia phong trào còn chưa quen sử dụng những phương tiện công nghệ trong tương tác và công việc…
  • Theo dòng thời gian những thuân lợi và khó khăn trên, HAEDC sẽ cân nhắc tiếp tuc phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm còn yếu kém. Hội sẽ cố gắng gia tăng phát triển nội lực, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, tập trung trí tuệ, tinh thần trách nhiệm của các ban chuyên trách các vùng miền và từng bộ phận để đáp ứng với nhu cầu phát triển của hội nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Anh em hội tiếp tục nguyên tắc Bất Bạo Động để vận động dân chủ, thúc đẩy nhân quyền góp phần xây dựng một xã hội thật sự Công Bằng, Dân Chủ và Văn Minh.

    Việt Nam ngày 24/04/2017

    TM/HAEDC
    CT: Nguyễn Trung Tôn

    Nguồn: Hội Anh Em Dân Chủ

    Share on facebook
    Share on google
    Share on twitter
    Share on whatsapp
    Share on email
    Share on print

    BÀI MỚI

    Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

    Nội dung:

    – Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
    – Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
    – Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
    – Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

    Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

    Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

    Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

    Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

    Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

    Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

    Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

    Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

    Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

    Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

    Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.