‘Hội cờ đỏ’: điềm báo tử của chế độ CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dưới những chế độ độc tài, khi các bất ổn xã hội gia tăng, đẩy chế độ rơi vào thời kỳ đối phó đầy khó khăn và lúng túng, bộ máy an ninh thường dùng những tổ chức quần chúng gọi là “tự phát” nhằm ngăn chận và nhất là tung ra những đợt khủng bố nhắm vào thành phần quần chúng bất mãn với mong ước là hóa giải làn sóng chống đối để không lan rộng nhiều nơi.

Tại Ba Lan vào năm 1988: để phá các cuộc tụ họp của công nhân trong Công đoàn Solidarnosc, một loại hội cờ đỏ như CSVN đã được Bộ trưởng nội vụ Czesław Kiszczak cho lập ra từ tháng 11, dưới tên “Hội công nhân đỏ” với hai nhiệm vụ: 1/ Huy động một số người đến phá các cuộc tụ họp của công nhân thuộc Công đoàn Solidarnosc ở Gdansk, nơi Công đoàn đặt văn phòng chỉ huy; 2/ Tụ họp phản đối những yêu sách của Công đoàn trong lúc Hội nghị bàn tròn diễn ra giữa lãnh đạo đảng Công nhân thống nhất Ba Lan (Cộng sản) với đại diện Công đoàn tại thủ đô Warsaw. Nhưng đến tháng 6 năm 1989 khi Công đoàn Solidarnosc dành thắng lợi trong cuộc bầu cử, thì Hội công nhân đỏ tự biến mất vì lãnh đạo Cộng sản Ba Lan không còn khả năng trả tiền cũng như bao che các hành vi bạo lực của nhóm này.

JPEG - 134.6 kb
Nhà độc tài Ceausescu huy động hàng ngàn công nhân thợ mỏ tấn công vào người dân. Ảnh: Vice

Tại Romania vào năm 1989: để khủng bố những người dân bao gồm sinh viên, trí thức và công nhân tham gia các cuộc biểu tình đòi nhà độc tài Ceausescu từ chức tại thủ đô Bucharest, lực lượng công an độc lập do chính nhà độc tài Ceausescu thành lập, đã huy động hàng ngàn công nhân thợ mỏ ở khắp nơi tham gia vào “Lực lượng trung thành với Ceausescu” tiến về thủ đô, tay cầm dao và cọc nhọn đã tấn công một cách điên cuồng vào người dân. Vụ khủng bố này kéo dài trong nhiều tuần lễ của tháng 12 năm 1989. Nhưng đến ngày 21 tháng 12, đám khủng bố nói trên tan rã sau khi Mặt trận cứu quốc đã bắt được vợ chồng Ceaucescu. Hai vợ chồng Ceaucescu bị kết án tử hình và cuộc hành quyết đã diễn ra ngay trong đêm 25 tháng 12 năm 1989 trong sân một tòa án đặc biệt.

JPEG - 132.1 kb
Nhóm ủng hộ chính quyền Mubarak cưỡi ngựa và lạc đà tung vào đám đông người biểu tình chống chính quyền tại Quảng trường Tahrir tháng Hai năm 2011. Ảnh: CNN

Tại Ai Cập vào năm 2011: để gây rối loạn và khủng bố tinh thần những người đang tụ tập biểu tình đòi Tổng thống Mubarak từ chức tại công trường Tahrir (Quảng trường giải phóng) kéo dài nhiều tuần lễ từ ngày 25 tháng 1 sau biến cố sụp đổ của chính quyền Ben Ali của Tunisia, lực lương an ninh của chính quyền Mubarak đã thuê khoảng 800 người, tổ chức những cuộc biểu tình ủng hộ Mubarak bên ngoài công trường Tahrir. Ngày 3 tháng 2, nhóm này được sự hỗ trợ thêm một số an ninh chìm và côn đồ giả dạng người biểu tình tự phát, cưỡi cả ngựa và lạc đà dùng gạch đá, gậy sắt, bom xăng đã xông vào tấn công người biểu tình trong công trường Tahrir liên tục trong 2 ngày khiến cho hơn 50 người bị chết và hàng trăm người bị thương. Cuộc tấn công thô bạo và dã man này đã bị thế giới lên án mạnh mẽ và nhất là kích lên làn sóng biểu tình, đòi Mubarak phải từ chức tức khắc lan rộng, khiến cho thủ đô Cairo bị tê liệt. Cuối cùng Tổng thống Mubarak đã phải tuyên bố từ chức vào ngày 11 tháng 2 và một số công an giả dạng người biểu tình chủ mưu vụ tấn công ở công trường Tahrir bị bắt và bị truy tố ra tòa sau đó.

“Hội cờ đỏ” xuất hiện gần ngay nhà thờ Văn Thai vào ngày 29 tháng 10 vừa qua, với những hành động khiêu khích, đe dọa bạo lực của khoảng 700 người đồng phục màu đỏ, cho thấy là an ninh CSVN bắt đầu đi theo vết mòn của những chế độ độc tài, dùng “âm binh” cho mục tiêu khủng bố người dân mà họ không tiện để cho an ninh ra tay đàn áp.

Qua lá thư báo động của Linh Mục Nguyễn Đình Thục, người ta thấy quá rõ là Ủy ban nhân dân xã Sơn Hải, Huyện Quỳnh Lưu đã đứng sau nhóm khủng bố này và đã bao che cho nhóm này ra mặt đe dọa giáo họ Văn Thai, như đã từng để cho côn đồ ném đá tấn công Nhà thờ Văn Thai vào đêm mồng 6 rạng sáng mồng 7 tháng 6 năm 2017, nhằm đe dọa vụ bà con giáo xứ Song Ngọc đi khiếu kiện vụ Formosa.

JPEG - 125.6 kb
Hội Cờ Đỏ xuất hiện gần ngay nhà thờ Văn Thai hôm 29-10-2017 với những hành động khiêu khích, đe dọa bạo lực. Ảnh: Facebook

Hội cờ đỏ xuất hiện ở xã Sơn Hải là thủ đoạn khủng bố mới của an ninh tại Nghệ An sau những thất bại liên tục trong việc giải quyết những khiếu kiện của bà con ngư dân và giáo dân về các thảm họa do Formosa gây ra từ tháng 5 năm 2016 cho đến nay.

Cách đối phó của an ninh qua Hội cờ đỏ sẽ chỉ đổ dầu vào lửa làm gia tăng làn sóng phẫn nộ của các nạn nhân Formosa mà thôi.

Với những thái độ hung hăng, cùng với áo, cờ màu đỏ quá khích đầy hận thù, chẳng khác nào đám ‘hồng vệ binh’ của những năm tháng Cải cách ruộng đất tái hiện, gieo rắc kinh hoàng một lần nữa trên người dân Nghệ An hiền hòa, chất phác.

Nhưng những năm tháng bị bưng bít thời cải cách ruộng đất đã đi qua, ngày nay những hành động khủng bố của Hội cờ đỏ sẽ trở thành điều nguy hiểm, dẫn đến sự bức tử chế độ, nếu các đe dọa ngay tức khắc được phổ biến lên mạng xã hội.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.