Hội thảo “Từ Cairo đến Hà Nội” tại Washington DC

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trước sự thôi thúc của Cách Mạng Hoa Lài tại Bắc Phi, đưa đến sự sụp đổ tiếp theo đó của nhà độc tài Mubarak của Ai Cập, nhiều người không khỏi tự hỏi: chừng nào tới Việt Nam? Trước câu hỏi đó cơ sở Việt Tân vùng Hoa Thịnh Đốn phối hợp với Viện Nghiên Cứu về Toàn Cầu Quốc Tế (Institute of Global and International Studies) của Đại Học George Washington và Hội Sinh Viên Việt Nam đã tổ chức một buổi hội thảo với chủ đề Từ Cairo đến Hà Nội (From Cairo2Vietnam) trong khuôn viên của Đại Học George Washington tại DC vào ngày 7 tháng 3 vừa qua. Thành phần tham dự của buổi hội thảo bằng Anh Ngữ là các bạn sinh viên, du sinh và chuyên gia tại vùng DC.

JPEG - 32.8 kb

Diễn giả gồm Dalia Zadia, một nhà tranh đấu dân chủ Ai Cập, giám đốc văn phòng tại Cairo của Nghị Hội Hồi Giáo Mỹ (American Islamic Congress), Daryn Cambridge, giám đốc về kiến thức và chiến lược điện toán của Trung Tâm Quốc Tế Nghiên Cứu về tương tranh bất bạo động (Director of knowledge and Digital Strategies of ICNC) và Hoàng Tứ Duy, Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân. Cô Nguyễn Trinh, một đảng viên Việt Tân trẻ, đã điều hợp buổi hội luận một cách sinh động.

Chương trình mở đầu với đoạn phim của truyền hình Al Jazeera về biểu tình mới nhất của dân oan tại Việt Nam.

JPEG - 35.8 kb

Sau đó Dalia Ziada nói chuyện trực tiếp từ Ai Cập qua hệ thống nối mạng Skype. Ziada là một blogger nổi tiếng và người đã trực tiếp tham gia những cuộc biểu tình từ ngày 25 tháng Giêng tại Cairo. Theo chị, người biểu tình xuống đường chính là vì để lấy lại được sự tự trọng (dignity) cho chính mình sau những năm tháng khiếp sợ trước bạo lực, vật lộn với nạn thất nghiệp cao, bất công xã hội và tham nhũng. Và khi mà cảnh sát dùng bạo lực gây chết chóc đổ máu thì thay vì sợ, người biểu tình chợt thấy mang người quá rẻ, nên càng muốn sống cho ra sống và đi tới đòi công lý.

Daryn Cambridge cho rằng 18 ngày biểu tình thành công tại Ai Cập không phải là biến cố tự phát phản ứng mà là kết quả của những chuẩn bị có kế hoạch. Và anh đề cập đến vũ khí mới trong đấu tranh bất bạo động là mạng vi tính như Twitter, Facebook đã giúp người dân chia xẻ thông tin nhanh chóng và điều động động nhau xuống đường

JPEG - 38.2 kb

Kế tiếp, Hoàng Tứ Duy lược qua tình hình tại Việt Nam. Theo anh, Việt Nam chưa phải là Ai Cập ngay vì nhà cầm quyền vẫn còn kiểm soát chặt chẽ, Việt Nam không có một khuôn mặt độc tài để dân chúng chĩa mũi dùi, mà độc tài tản núp sau cơ chế, và quân đội đã bị đảng hóa từ lâu chứ không phải là bộ phận độc lập như bên Ai Cập. Tuy nhiên, giống Ai Cập, Internet đang phá vỡ dần dần màn bưng bít kiểm duyệt và giới trẻ Việt Nam đang càng ngày càng bức xúc với nguyên trạng xã hội và sự bất công. Và những kiến thức và kỹ thuật về Đấu Tranh Bất Bạo Động đang được phổ biến.

Phần thảo luận hỏi đáp sau đó khá sôi nổi với sự tham gia tích cực của các bạn trẻ và du sinh. Các tham dự viên phần lớn đã nán lại trong phần tiếp tân nhẹ sau đó để trao đổi thêm và tạo mối dây liên lạc kết nối.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.