Hội thảo tại Adelaide: Làm thế nào hỗ trợ đồng bào trước họa xâm lược Trung Quốc?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội thảo tại Adelaide – Nam Úc
CHÚNG TA LÀM GÌ ĐỂ HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO TRONG NƯỚC
TRƯỚC HỌA XÂM LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG?

Tình hình đấu tranh dân chủ nhân quyền tại các nước trên thế giới trong năm 2011 có nhiều biến chuyển lớn đồng thời mang lại nhiều ảnh hưởng tới phong trào đấu tranh ở Việt Nam.

Để quảng bá thêm thông tin đấu tranh khắp nơi, cũng như trao đổi chia sẻ nhiều hơn về sự kiện trong nước với đồng hương tại Adelaide, Nam Úc, cơ sở đảng Việt Tân tại đây đã tổ chức một buổi hội thảo đấu tranh với chủ đề “Chúng ta làm gì để hỗ trợ đồng bào trong nước trước họa xâm lược của Trung Cộng?”.

Buổi hội thảo diễn ra buổi trưa ngày Chủ Nhật 18 tháng 12 năm 2011, tại hội trường Enfield Community Hall. Đã có khoảng 80 đồng hương tham dự buổi hội thảo này, trong đó có nhiều vị là thân hữu cũng như các vị thân hào nhân sĩ trong cộng đồng từng quan tâm đến hiện tình đất nước.

Hội trường tổ chức được trang trí trang trọng với biểu ngữ và các bảng triển lãm hình ảnh đấu tranh tại quốc nội. Đặc biệt nổi bật từ các bảng triển lãm là hình ảnh 15 thanh niên Công giáo cũng như các nhà dân báo – Blogger hiện đang bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt giữ tù tội chỉ vì các hoạt động vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền, tự do ngôn luận một cách ôn hòa.

JPEG - 38.4 kb
Ông Đỗ Đăng Liêu thay mặt cơ sở Việt Tân Adelaide chào mừng thân hữu tham dự buổi hội thảo.

Buổi hội thảo được khai mạc đúng như chương trình ấn định. Sau phần nghi thức chào quốc kỳ và mặc niệm, ông Đỗ Đang Liêu, đại diện đảng Việt Tân tại địa phương đã ngỏ lời lời chào mừng quý quan khách dành thời gian tới tham dự và giới thiệu ông Trần Đình Thọ với đề tài thuyết trình.

Đề tài được thể hiện qua một slideshow ông Trần Đình Thọ đã kiểm điểm tình hình chung từ các cuộc cách mạng ở Trung Đông và Bắc Phi hồi đầu năm, làn gió dân chủ đang thổi tới những vùng khác trên địa cầu, đặc biệt là Châu Á mà Miến Điện, một quốc gia vốn chìm đắm trong ách độc tài quân phiệt nhiều năm qua bỗng mấy tháng gần đây đã có các biến chuyển lớn hướng tới dân chủ hóa. Những sự kiện bất ngờ tại Miến Điện như nhà cầm quyền thả bà Aung San Suu Kyi sau 15 giam giữ, thả 300 tù nhân chính trị, mở rộng hoạt động chính trị đa đảng, nới tay với những nhà đối kháng, và đặc biệt là có các động thái nhích xa đối với Trung Quốc và thân gần hơn với Ấn Độ, với Mỹ và các quốc gia dân chủ Tây phương. Hy vọng những biến chuyển nói trên là thực chất và ngày càng được thực hiện sâu rộng hơn để đất nước Miến Điện sớm được vận hành theo thể chế dân chủ, tiến tới phồn vinh.

JPEG - 30.8 kb
Diễn giả Trần Đình Thọ trình bày tình hình đấu tranh chung và 5 đề nghị cụ thể hỗ trợ đồng bào trong nước.

Nay quay về Việt Nam, nơi vốn đã và đang nằm trong vòng kiềm tỏa nặng nề của Trung Quốc mà không thấy dấu hiệu nào từ phía nhà cầm quyền, cho dù đã có nhiều tiếng nói của dân chúng đòi có các hành động kiên quyết và cụ thể để bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ trước sự lấn lướt của Bắc phương.

Thật đáng hổ thẹn, những tiếng nói như vậy lại bị Công an thẳng tay đàn áp bắt bớ. Đây chính là lý do càng làm cho nhân tâm trong nước bất bình, tiền đề cho phong trào đấu tranh yêu nước chống Bắc phương nói chung và đòi hỏi dân chủ nhân quyền nói riêng càng bùng nổ, cho dù phải đối diện với các đàn áp và khủng bố trắng trợn.

Sau khi trình bày chung về phong trào đấu tranh nói trên, qua các cuộc biểu tình của thanh niên, sinh viên, các nhà trí thức dưới nhiều hình thức sáng tạo, ông Trần Đình Thọ đã đưa ra các đúc kết 5 đề nghị mà đồng hương hải ngoại có thể làm để hỗ trợ cho phong trào yêu nước và dân chủ hóa tại Việt Nam:

1- Hãy quan tâm theo dõi tình hình Việt Nam trên các phương tiện truyền thông, báo, đài, Internet để riêng mình nắm bắt tin tức trên mọi lãnh vực để có cơ hội chia sẻ và cảm nhận. Đừng theo chủ nghĩa Mackeno (mặc kệ nó)!

2- Hãy chuyển tải những tin tức ngược về trong nước mà đồng bào ta đã bị chế độ bưng bít. Bắt đầu từ với thân nhân, bạn bè quen thuộc qua những phương tiện như điện thoại, thư từ, Email, Blog… kể cả những cơ hội gặp gỡ.

3- Hãy giải cứu, hỗ trợ tinh thần những nhà dân chủ, nhà văn, người biểu tình yêu nước, các Blogger… bị đàn áp, bị bắt giam, sách nhiễu bằng cách liên tục gọi điện thoại về các đồn, Sở, Bộ Công an, tòa án để phản đối hành động bạo ngược.

4- Hãy an ủi, yểm trợ cho thân nhân và gia đình của những người yêu nước bị bắt, bị hành hung đánh đập… được sống còn, được thêm vững lòng, thấy được hậu thuẫn đùm bọc, không có cảm giác bị bỏ rơi quên lãng.

5- Hãy sẵn lòng ký những thỉnh nguyện thư gửi các nguyên thủ quốc gia, những dân biểu nghị sĩ, các cơ quan truyền thông quốc tế để tố cáo và đề nghị họ lên tiếng can thiệp, gây áp lực với bạo quyền, giải cứu cho những người yêu nước bị giam cầm đánh đập, mỗi khi có những chiến dịch do cộng đồng hay hội đoàn tổ chức phát động.

Phần trình bày của ông Trần Đình Thọ đã được nhiều sự đồng tình tán thưởng của quý đồng hương thể hiện qua các chia sẻ sôi nổi, hữu ích và đầy thân tình.

JPEG - 33.1 kb
Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ tịch CĐNVTDUC/NU góp ý trong phần hội thảo.

Thân hữu Nguyễn Hữu Ba đưa thêm thông tin về luật hàng hải, hải phận liên quan tới việc tranh chấp lãnh hải trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam với Trung Quốc, qua đó tạo điều kiện cho vị đại diện đảng Việt Tân chia sẻ thêm về nội dung công hàm năm 1959 của Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng. Nhờ vậy đồng hương có cơ hội hiểu rõ hơn vì sao công hàm này bị những người yêu nước gọi là “công hàm bán nước”.

Nhân sĩ Vũ Đức Lâm có đóng góp ý kiến là ngoài các khuyến cáo giúp đỡ như trên, các tổ chức đấu tranh cũng nên có liên hệ trực tiếp với các nhân sự trong quốc nội để hỏi trực tiếp về những gì hải ngoại có thể hỗ trợ sao cho đúng nhu cầu và hiệu quả, và đặc biệt là nếu có thể thông tin quảng bá rộng những yêu cầu đó để ngõ hầu mỗi cá nhân đồng hương ở hải ngoại có thể trực tiếp thực hiện.

Thời gian thảo luận trao đổi diễn ra rất hào hứng với nhiều vị thân hữu khác như ông Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Nam Úc, Đoàn Công Chánh Phú Lộc, các ông Hồ Công Trực, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Văn Khâm, bà Nguyễn Thị Quỳnh Thanh, đặc biệt là cụ Ngô Châu tuy tuổi cao nhưng chưa bao giờ vắng mặt trong các buổi sinh hoạt đấu tranh tại Nam Úc.

Buổi hội thảo đã chấm dứt vào lúc 3 giờ chiều. Nhiều đồng hương còn nán lại hàn huyên tâm sự thêm với các anh chị em cơ sở Việt Tân, nhiều vị đánh giá là ban tổ chức đã rất thành công trong buổi hội thảo này.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012. Ảnh minh họa: Reuters/ Bộ Quốc phòng Úc

Mỹ củng cố căn cứ miền bắc Úc làm tiền đồn hướng ra Biển Đông

Quân đội Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc nước Úc nhằm giúp họ triển khai lực lượng ở Biển Đông nếu xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Thông tin được hãng tin Anh Reuters đăng ngày 26/07/2024 sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn một số quan chức quốc phòng Mỹ và Úc.

Dựa vào kết quả phân tích các văn bản đấu thầu, hãng tin Anh cho biết nhiều công trình được Mỹ âm thầm xây dựng tại hai căn cứ này để hỗ trợ máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay tiếp nhiên liệu.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.