Internet: Quyền lực đối trọng với chế độ CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đầu thập niên 90, sau khi cộng sản Việt Nam buộc phải “mở cửa, đổi mới” để cứu vãn nguy cơ kiệt quệ kinh tế, có thể đưa đến sụp đổ chính trị, Internet đã tràn vào Việt Nam như nước chảy vào chỗ trũng, trước sự lo âu xen lẫn mong đợi đầy mâu thuẫn của nhà nước CSVN.

Nhờ vào Internet, CSVN đã tạo dựng các tương quan chính trị, kinh tế với thế giới. Nhưng cùng lúc, Internet đã nhanh chóng tạo ra một không gian mở rộng khắp, mọi người được cuốn hút vào và điều này cũng đã nhanh chóng trở thành mối lo thường trực của chế độ.

Năm 2016, có 50 triệu trong số 95 triệu người Việt Nam tham gia mạng xã hội. Năm nay có khoảng 37 triệu người muốn xử dụng Facebook, là trang truyền thông xã hội phổ biến nhất.

Mạng xã hội vốn là ảo, chỉ cần một vỏ bọc nào đó có thể che giấu nhân thân, người ta dễ dàng chia xẻ những riêng tư hay bộc lộ những bức xúc trong đời sống, những đối kháng chống lại bất công trong xã hội hay sẵn sàng tố cáo những hành vi nhũng lạm, vi phạm dân quyền, nhân quyền của chế độ.

Trong bối cảnh này, sự hướng dẫn và bảo vệ của các tổ chức nhân quyền trên thế giới, đã giúp hình thành các tổ chức độc lập trong không gian chính trị hạn hẹp của Việt Nam. Các tổ chức này tùy từng thời điểm, đã liên kết thành một cộng đồng mạng và có tiếng nói nhất định.

Trước sự kiện này, mối lo đã vượt ngưỡng, và CSVN ra sức ngăn cản. Họ theo dõi và thường xuyên chặn một số các trang web nhất định trong các giai đoạn hoạt động chính trị. Họ trấn áp và bắt tù các nhà hoạt động mạng bằng điều luật 258, 88, với các tội danh cáo buộc và những bản án phi lý.

Từ năm 2008, Đảng Việt Tân đã thường xuyên làm việc với những nhà hoạt động trong nước và cộng đồng mạng trên thế giới nhằm:

– Chống đối sự ngăn chặn tự do ngôn luận qua mạng.

– Trang bị cho cư dân mạng những kiến thức và những ứng dụng kỹ thuật để có thể hoạt động bí mật và an toàn.

– Hỗ trợ dân báo và những nhà hoạt động mạng bị bắt giữ, cầm tù

JPEG - 19.9 kb
Logo của Internet Freedom Festival (Hội Nghị Tự Do Internet)

Những nỗ lực này đã được đưa ra thảo luận lần đầu tiên tại Hội Nghị Tự Do Internet (Internet Freedom Festival) năm nay 2017 tại Valencia từ ngày Sáu tháng Ba đến ngày 10 tháng Ba.

Hội Nghị Tự Do Internet là sự phối hợp tổ chức của nhiều cộng đồng mạng, đa dạng trên thế giới, nhằm hỗ trợ tự do ngôn luận trên mạng, bảo vệ khỏi các mối đe dọa kỹ thuật số, và mở rộng quyền truy cập vào mạng.

Đây là Hội Nghị Tự Do Internet lần thứ ba. Đã có hơn một ngàn tham dự viên đến từ 140 quốc gia, và được sự bảo trợ của các tổ chức như Ủy Ban Nhân Quyền LHQ (UN), Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ), Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Article 19, Đảng Việt Tân, các tổ chức phi chính phủ (NGO) khắp nơi, những công ty kỹ thuật trên thế giới như Google, FB, IMS,Twitter.

Một ngày trước Hội Nghị, Đảng Việt Tân đã phối hợp với tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Article 19 đồng tổ chức buổi thảo luận về Tự Do Internet tại Việt Nam (Vietnam Cyber Dialogue).

JPEG - 105.2 kb
Từ trái sang phải: Cô Angelina Trang Huỳnh; Bà Libby Liu, Chủ Tịch Đài Á Châu Tư Do; cô Judy Taing từ tổ chức Article 19; cô Phạm Hồng Thuận; anh Benjamin Ismal từ Phóng Viên Không Biên Giới và anh Trần Đức Tuấn Sơn.

Được sắp xếp và điều hợp dưới hình thức thảo luận của nhiều nhóm nhỏ với nhiều đề tài khác nhau liên quan đến tự do Internet tại Việt Nam, buổi thảo luận đã diễn ra trong bầu không khí cảm thông, cởi mở và sáng tạo.

Các tham dự viên đến từ Việt Nam đã trình bày về những thủ đoạn ngăn chặn Internet, sách nhiễu cư dân mạng, và cầm tù những nhà hoạt động mạng của CSVN, đã giúp mọi người hiểu rõ thêm tình trạng Tự Do Ngôn Luận qua mạng tại Việt Nam hiện nay.

Các tổ chức phi chính phủ, những công ty kỹ thuật trên thế giới thường quan tâm và tranh đấu cho quyền tự do Internet tại Việt Nam, đã có cơ hội tìm hiểu, chia xẻ, thảo luận và cống hiến những sáng kiến thực tế và khả thi như:

– Giúp nâng cao trình độ xử dụng Internet, gia tăng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho những người hoạt động tại Việt Nam trong trường hợp tài khoản Facebook bị đánh cắp, trang Blog bị xâm nhập.

– Giúp những phương pháp bảo vệ an toàn kỹ thuật số, và giúp thành lập hệ thống chuyển tin nhanh từ Việt Nam đến quốc tế khi có biến sự, biểu tình hay người dân bị công an hành hung.

– Giúp đối phó với tệ nạn dư luận viên trên các trang web và Facebook.

Trong thời gian Hội Nghị, các chủ đề sau đây liên quan đến Việt Nam cũng đã được thảo luận:

1- “Tạo ứng dụng smartphone để bày tỏ chính kiến (Creating Apps for Political Expression)

2- “Những Thách thức và cơ hội cho Việt Nam: Trò chuyện với giới hoạt động Việt Nam” (Vietnam’s Challenges and Opportunities: An AMA with Vietnamese activists)

3- “Huấn luyện về podcasting và chuyện kể cho giới hoạt động” (Tell it to the World! Podcasting and Storytelling for Activists)

Với sự cộng tác của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân quyền trên thế giới và những bạn hữu yêu chuộng Dân chủ tại Hội Nghị Tự Do Internet 2017, thiết nghĩ tự do Internet tại Việt Nam chắc chắn sẽ được quan tâm nhiều hơn; những nhà hoạt động mạng tại Việt Nam sẽ được bảo vệ chặt chẽ hơn và CSVN sẽ bị buộc phải cải thiện sự tiếp cận thông tin, tôn trọng tự do Internet và tôn trọng tự do ngôn luận.

Xem thế, trong một chừng mực nào đó, Internet đã trở thành quyền lực đối trọng với chế độ độc tài cộng sản Việt Nam. Quyền lực này được thế giới hỗ trợ và bảo vệ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.