Khi một chế độ ưu tiên đánh phụ nữ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ls Lê Công Định đã chính xác tóm lược sự kiện:

“Sự việc tên côn đồ Phan Sơn Hùng cùng đồng bọn kéo đến nơi cư ngụ của chị Lê Mỹ Hạnh và người bạn của chị tại Sài Gòn vào chiều ngày 2/5/2017 là bước leo thang nghiêm trọng của tình trạng vô pháp đang diễn ra ở xã hội chúng ta.”

Cộng đồng mạng, sau phút kinh ngạc về các đoạn video do chính các thủ phạm tung lên FB, đã bùng lên phẫn nộ và gấp rút vào cuộc. Cùng lúc với việc cấp cứu 2 nạn nhân, cuộc truy tìm tông tích từng tên côn đồ đã đạt kết quả chỉ sau vài tiếng đồng hồ.

Tại điểm này, đã có thể khẳng định bàn tay có hệ thống phía sau của nhà cầm quyền, vì:

– Việc hành hung chị Lê Mỹ Hạnh chỉ là một sự kiện trong chuỗi dài bạo hành các nhà hoạt động nữ, như các chị Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Đoan Trang, Trần Thị Nga, Đỗ Thanh Vân, Nguyễn Thị Thái Lai, …

– Ngoài công an ra, khó có ai biết được việc chi Lê Mỹ Hạnh – một nhà hoạt động cho môi sinh đang tập trung vào thảm họa Formosa – đi từ Hà Nội vào Sài Gòn vào ngày giờ nào và đang ở đâu.

– Công an cố tình đứng ngoài cuộc dù cộng đồng mạng đã đưa các bằng chứng đến tận cửa đồn qua việc gọi các “đường dây nóng”, gởi các video, làm đơn khiếu nại, …

– Bất kể các lời chửi bới “đồ phản động” của những tên côn đồ trong video và trên các trang FB của chúng, báo chí (tức Ban Tuyên giáo) vẫn cố tình gọi đây là một vụ “đánh ghen”.

– Tin giờ chót, vào ngày 3/5, chính công an đã áp lực người bạn đồng hành của chị Lê Mỹ Hạnh ký tên bãi nại với lý do “thương tích không nặng”.

Đối diện với bước leo thang nghiêm trọng và có chủ ý đó, tập thể người hoạt động cần điều chỉnh những gì?

Hiển nhiên, phản ứng của xã hội mạng qua vụ việc chị Lê Mỹ Hạnh rất tuyệt vời, vượt xa những gì đã thấy trước đây. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để chúng ta nâng cấp một vài mặt:

Rõ ràng việc đánh vào nguồn thu nhập của kẻ xấu rất hiệu quả. Ngay sau khi cộng đồng mạng liệt kê các cửa hàng buôn bán của một kẻ trong nhóm, đương sự đã lên tiếng ly khai với nhóm và cung cấp dữ kiện cụ thể kẻ nào đã trực tiếp bạo hành. Các bước nâng cấp trong tương lai có thể là biểu tình trước các tiệm buôn bán của GIA ĐÌNH kẻ xấu; lập phái đoàn đem bằng chứng đến nói chuyện với giám đốc các công ty mà những kẻ này đang làm việc; v.v…

Đây cũng là cơ hội để chúng ta giải tỏa các hiểu lầm về Đấu tranh Bất bạo động (ĐT/BBĐ). Nỗ lực tranh đấu bằng các biện pháp ôn hòa KHÔNG CÓ NGHĨA là những người đấu tranh từ khước quyền tự vệ và ngăn ngừa trước những trò bạo hành đang nhắm vào họ.

Và quan trọng hơn cả, trong những ngày tới, khi càng muốn chuyển hướng dư luận ra khỏi những hành vi nhẫn tâm tàn phá môi sinh và dâng nhượng chủ quyền, lãnh đạo đảng sẽ càng dùng những trò bạo hành kiểu này nhiều hơn và nặng hơn. Đã đến lúc những người hoạt động cần phải nâng cấp, bỏ lại phía sau giai đoạn hoạt động riêng lẻ cá nhân. Nếu chưa kết hợp thành tổ chức được thì ít nhất tụ thành từng nhóm từ 10 người trở lên. Cả nhóm sẽ cùng hoạch định mọi dự tính, chuẩn bị các tình huống, và theo sát từng bước đi của nhau mỗi khi di chuyển.

Sau hết, bên cạnh những nâng cấp cần thiết nêu trên, chúng ta cũng cần xác định rõ một điều:

Chỉ dấu leo thang bạo hành và cùng lúc xuống cấp liêm sỉ của nhà cầm quyền cho thấy họ đang tiến vào giai đoạn cuối trong tiến trình đã diễn ra cho tất cả các thể chế độc tài, từ Serbia đến Bắc Phi đến Myanmar đến Venezuela — BÍ QUÁ ĐÀNH ƯU TIÊN ĐÁNH PHỤ NỮ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.