Khi quân đội bị đẩy ra làm đội quân ba xu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong khi cặp đôi Trọng-Vượng đang điên đầu đối phó với anh thượng tá cửa nhôm vừa biến mất thì một lực lượng “tác chiến trên mạng” tương đương một sư đoàn 10.000 người xuất hiện như một tràng pháo chuột giữa bầu trời u ám của đảng cuối năm 2017.

Đó là “Lực lượng 47” lấy tên theo Chỉ thị 47 do Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tung ra tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 tổ chức tại TP.HCM.

Lập tức người ta thấy ngay cái gọi là “công tác tuyên giáo” của đảng trong những năm vừa qua chỉ là một chuỗi thất bại không kèn không trống. Đến nỗi đảng phải biến những người mặc áo lính trong quân đội thành một đạo quân rẻ tiền trong hàng ngũ dư luận viên kiểu Tàu để góp sức trấn áp dư luận chân chính.

Theo tướng Nghĩa, đây là những “hạt nhân” đấu tranh trên không gian mạng, một lãnh vực mà lâu nay hơn 80 ngàn dư luận viên của đảng tỏ ra lép vế.

JPEG - 69.9 kb
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tính chất “vừa hồng vừa chuyên”, kiên định lập trường, có trình độ của đội quân này được ông Nghĩa huênh hoang đề cao cho phép họ thực hiện thành công nhiệm vụ mà đảng giao phó. Đạo quân mới toanh này cũng khiến người ta nhớ tới sự xuất hiện đầy sắt máu của Hội cờ đỏ ở Nghệ An do chính quyền và công an chống lưng tổ chức, hoạt động như một loại giặc cỏ địa phương.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên quân đội rời bỏ nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân để bước vào cuộc chiến trên không gian mạng vốn là lãnh vực độc quyền của Bộ Công an.

Quân đội từ lâu không còn là chỗ dựa cho nhân dân mà chỉ còn theo lệnh đảng chăm lo những cuộc “Giao lưu quốc phòng biên giới Việt-Trung” hàng năm, trao đổi huấn luyện cán bộ, cũng như đưa tàu tuần tra chung “rất thành công” với hải quân Trung Cộng. Sự lệ thuộc ngoại bang của một đội quân mang danh nghĩa nhân dân nay không còn nghi ngờ gì nữa trước tình trạng Trung Cộng coi Biển Đông như lãnh thổ kéo dài của chúng.

Giờ đây đảng CSVN lại cho lập ra một đơn vị mới trong bộ máy quân đội và nói một cách hào hùng là để chiến đấu, nhưng không phải chiến đấu chống một kẻ thù nào mà chính là để chống lại nhân dân.

Vào tháng 9 năm ngoái, lần đầu tiên CSVN đã theo chân cộng sản Tàu, coi chiến tranh không gian mạng là một chiến trường. Chiến trường ấy không chỉ đơn giản nhằm phản luận những luận điệu xuyên tạc chế độ của các “thế lực thù địch” theo cách gán ghép của các nhà tuyên giáo đảng, mà nó còn là nơi để bảo vệ “tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, duy trì thế thượng phong của đảng đang lung lay hàng ngày trước sức tấn công của các công dân mạng. Mặc dù đảng lúc nào cũng nắm chặt hơn 800 tờ báo và đài phát thanh trong tay, nhưng nay chúng cũng không còn là thành trì vững chắc bảo vệ đảng trên mặt trận tư tưởng nữa.

Bằng chứng là lo lắng trước sức công phá mãnh liệt của tự do internet, thời gian gần đây Hà Nội phải ra mặt yêu cầu Facebook và Google xóa hàng trăm tài khoản, hàng ngàn video mà Bộ 4T cho là có nội dung “xấu độc”. Cũng chính Bộ này hôm 26 tháng 12 cũng thừa nhận qua lời Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo nói rằng báo chí quốc doanh đang đứng trước nguy cơ bị truyền thông xã hội “vượt mặt” và “lấn áp” trong việc cung cấp thông tin đến người dân.

Rõ ràng đảng CSVN đã nhìn thấy trước sự sụp đổ của mình, không do một cuộc chiến tranh quy ước bằng vũ khí thông thường xảy ra, mà sự sụp đổ ấy đến từ cuộc diễn biến nội bộ do tác động của những thông tin mà đảng không còn có thể che giấu được nữa.

Từ những màn đấu đá tranh quyền trong thời gian Đại hội 12 và còn tiếp diễn khốc liệt sau đó đã khiến đại đa số đảng viên bình thường thấy được sự thật đàng sau bức tranh của những chân dung quyền lực. Diễn biến nội bộ hay tự diễn biến là điều tất yếu khi người đảng viên cảm nhận được lâu nay mình chỉ là kẻ bị lợi dụng trong canh bạc bán nước của đảng, núp dưới cái gọi là “16 vàng, 4 tốt”.

JPEG - 61.1 kb
Ảnh minh họa. Nguồn: Tùng Lâm – Zing.vn

Lực lượng 47 trong quân đội mới thành lập chính là binh đoàn có nhiệm vụ quan trọng đặc biệt cho sự sống còn của đảng. Nó cùng với 80 ngàn dư luận viên có sẵn của Ban tuyên giáo ngày đêm theo dõi phản bác chống lại các quan điểm, luận điệu mà đảng đánh giá là sai trái và xuyên tạc.

Nói một cách khác là lực lượng này có nhiệm vụ tung ra những hỏa mù, những tin tức giả tạo nhằm hóa giải những thông tin rỏ rỉ trong nội bộ để đánh lạc hướng dư luận. Nguy hiểm hơn nữa, lực lượng này cũng sẽ tung những virus độc hại để làm nhiễu loạn thông tin kể cả việc hack vào máy của người dân để chiếm đoạt tài khoản lấy thông tin.

Ngược lại chính các trang mạng xã hội lề trái đã chủ động lan truyền trên không gian mạng những tin tức mà đảng coi là bí mật quốc gia, một vùng cấm đối với người dân.

Thế nhưng dù có 10.000 hay 100.000 người, tất cả việc làm nói trên sẽ dẫn đến thất bại. Chính binh đoàn này sẽ tự tan rã vì họ phục vụ cho những mục tiêu hư ảo “xây dựng xã hội chủ nghĩa” như chế độ độc tài đã đi theo nhưng không bao giờ đạt kết quả.

Tìm cách chống lại ước vọng thay đổi dân chủ trong ôn hòa của hàng chục triệu tài khoản mạng xã hội, đảng CSVN không khác người mù đang chiến đấu với chính mình. Bởi vì trong thời đại hiện nay, hai vấn đề minh bạch và cởi mở là quan trọng nhất của xã hội và không ai có thể đi ngược lại để xây đắp sự hoang tưởng kéo dài.

Khi đảng CSVN còn tiếp tục che giấu sai lầm và bưng bít thông tin để tiếp tục ngu dân thì nhiệm vụ của binh đoàn 47 thất bại là tất yếu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.