Không xác định được kẻ thù thì làm sao bảo vệ tổ quốc?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 2/6/2014, tôi nghe Đài truyền hình VTV Huế đưa tin Trung ương đã mở lớp bồi dưỡng cho đối tượng từ thiếu tá trở lên của Công an và Quân đội về Chiến lược quốc phòng của Đảng, về chống âm mưu diễn biến hòa bình, âm mưu của các thế lực thù địch, về phát triển kinh tế… Tôi nghe biên tập viên không nói gì về kẻ thù đang xâm lược biển Đông của Việt Nam là Trung Quốc cả. Báo quân đội nhân dân số ra ngày 14/7/2014, trong bài Quân đội ta mang đậm bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, cũng viết: “Ngày nay, đất nước ta hòa bình và thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đang mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế, xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Các thế lực thù địch lại lợi dụng đẩy mạnh chống phá nước ta trên nhiều lĩnh vực thông qua thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, cùng tác động của nền kinh tế thị trường, tình hình thế giới và khu vực. Vì vậy, chúng ta càng phải giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, nhằm tăng cường bản chất chính trị của giai cấp công nhân trong toàn quân.” Bài viết cũng không nói gì về kẻ thù xâm lược là anh bạn 4 tốt 16 chữ vàng Trung Quốc khốn nạn ấy cả. Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Ủy viên Bộ Chính trị Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 ở Singapore vừa qua cũng nêu rõ: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển. Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi….”

Nghĩa là theo quan điểm của lãnh đạo Đảng CSVN hiện nay, Trung Quốc không phải là kẻ thù. Còn “thế lực thù địch” theo cách gọi của Trung Quốc (mà Việt Nam học theo) là những người đối lập, khác chính kiến, những người không theo quan điểm của Đảng Cộng Sản. Mà những người như thế thì không thể tạo nên cuộc chiến tranh xâm lược nước ta được. Vậy là Đảng, nhà nước ta đến nay vẫn không xác định được ai là kẻ thù của đất nước để mà đề phòng và chống trả. Cách đây gần 10 năm, đọc mạng tôi thấy sự tiết lộ của một sĩ quan ở Tổng Cục 2 về đối tượng tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay vẫn là: “quân đội Mỹ”, quân đội Trung Quốc không phải là đối tượng tác chiến, mà là “anh em”. Hay thiệt!

Quan niệm như thế cực kỳ nguy hiểm cho vận mệnh Tổ Quốc. Lịch sử từ ngàn năm trước Trung Quốc đã là kẻ thù truyền klếp của nhân dân Việt Nam. Chúng đã bị Hai Bà Trung, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ … đánh cho tan tành. Nhưng chúng vẫn không chừa tham vọng bành trướng xâm chiếm nước ta. Vua Trần Nhân Tông đã căn dăn: “Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”

Đặc biệt, từ thời kỳ Đảng Công sản lãnh đạo đất nước đến nay, chúng lợi dụng sự ngây thơ, tin tưởng “bốn phương vô sản đều là anh em” của ta để lấn tới. Trung Quốc đã mở nhiều cuộc chiến tranh xâm chiên biên giới hải đảo nước ta: Chúng đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa năm 1974 làm 74 chiến sĩ ta hy sinh, Trung Quốc xua 60.000 quân tấn công toàn biên giới phía Bắc tháng 2-1979 làm hàng vạn chiến sĩ nhân dân ta hy sinh. Chúng gây chiến tranh xâm chiến biên giới Vị Xuyên Hà Giang năm 1984; chúng đánh chiếm đảo Gạc Ma năm 1988 làm 64 chiến sĩ ta hy sinh… Trên toàn tuyến biên giới Việt –Trụng, ở đâu chúng cũng lấn chiếm đất ta. Tổng diện tích chúng lấn chiến bằng diện tích bằng tỉnh Thái Bình. Nguy hiểm hơn, chúng hạ đặt giàn khoan HD 981 sâu vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam từ 2-5-2014 đến 16-7-2014. Một khi giàn khoan đó và hàng trăm tàu và máy bay đủ loại đi kèm theo vào biển VN là một hành động xâm lược trắng trợn. Chúng cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam; chúng xua đuổi, đâm chìm tàu thuyền của ngư dân Việt Nam đánh cá trên vùng biển Việt Nam. Chúng bắt bớ đánh đập ngư dân Việt Nam. Có thể nói, chưa nước nào bị TQ xâm phạm chủ quyền biển đảo nhiều như Việt Nam, nhưng chưa thấy phía Việt Nam dám thực hiện bất kỳ vụ bắt giữ ngư dân TQ nào xâm phạm vùng biển nước ta, mặc dù hàng ngày hàng trăm tàu của Trung Quốc vào đánh cá tại ngư trường Việt Nam ở miền Trung, đảo Cồn Cỏ cách bờ chỉ vài chục hải lý, mà chỉ thấy xảy ra trường hợp ngược lại: TQ liên tục bắt giữ, thậm chí đã bắn giết chết ngư dân VN trên vùng biển thuộc chủ quyền VN. Trong khi đó, các nước xung quanh đã không nương tay đối với TQ, khi những ngư dân TQ xâm phạm vùng biển các nước khác. Đã xảy ra nhiều vụ bắt giữ ngư dân và tàu đánh cá TQ khi họ xâm phạm chủ quyền các nước Philippines, Indonesia, Nhật, Nam Hàn…

Những hành động đó của trung Quốc không thể gọi là gì khác ngoài ba chữ: Giặc xâm lược! Đã gọi là giặc xâm lược tức là kẻ thù của nhân dân ta, kẻ thù của dân tộc ta, dù nó mang danh chủ nghĩa nào. Sống bên cạnh một nước lớn, chuyên môn dòm ngó nước ta, một mặt ta phải có chính sách ngoại giao khôn ngoan, mềm dẻo, nhưng tuyệt đối không quỳ gối trước chúng. Trước dã tâm xâm lược đất đai, biển đảo của bọn bành trướng Bắc Kinh, chúng ta phải chiến lược quốc phòng phù hợp để chống lại. Chúng ta sẽ dùng chiến trranh nhân dân để đánh trả như thế nào? Kế hoạch ra sao? Quân đội ta phải có kế hoạch tác chiến chống Trung Quốc khi chiến tranh xảy ra. Khi chúng đánh sang biên giới đất liền, bầu trời thì sẽ đối phó như thế nào? Khi chúng xâm chiến quần đảo Trường Sa, bộ đội ta sẽ tác chiến như thế nào, bằng thứ vũ khi gì để giữ đảo. Đến nay ở Trường Sa vẫn chưa bố trí tên lửa thì nguy quá. Rồi phải tính đến chuyện quan hệ với các nước trong khu vực, kể cả Mỹ để cùng chống giặc xâm lước. Luận điểm “Việt Nam không liên minh với nước khác để chống nước thư ba” là luận điểm sai trái, là nghe theo sự xúi dục của Trung Quốc. Chúng ta liên minh là để chống bọn xâm lược, chứ không phải chống nước thứ ba. Nếu cần phải lên kế hoạch tác chiến ngay trên đất kẻ thù như Lý Thường Kiệt đã làm. Chúng ta phải lên kế hoạch đánh chiếm lại quần đảo Hoàng Sa thân yêu.v.v.. Tất cả phải lên kế hoạch lâu dài, tỉ mỉ, đào tạo, trang bị cho quân đội thật thieenjc hiến, không được tư duy theo nhiệm kỳ, không một phút lơ là.

Không xác định được kẻ thù thì làm sao bảo vệ được Tổ Quốc! Đề nghị các tướng lĩnh, các nhà lãnh đạo đất nước chia sẻ cùng tôi chuyện vô cùng cấp bách này.

Nguồn: Blog Quà tặng xứ mưa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.