Kiểm điểm lại chính sách Mỹ-Trung

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

5/4/2016
Elizabeth C. Economy
Giám Đốc Nghiên Cứu Á Châu, Council on Foreign Relations

Vào cuối tháng Ba, tôi điều trần trước Ủy Ban Duyệt Xét An Ninh và Kinh Tế Mỹ-Trung về các khía cạnh kinh tế của việc “tái cân bằng” trở lại Châu Á. Tôi đã từng điều trần nhiều lần trước ủy ban, quen biết một số thành viên trong ủy ban, và thường thấy lý thú với những lần đó. Lần này cũng vậy. Tuy thế, tôi gặp phải một số câu hỏi “kiểm điểm”, loại câu hỏi mà câu trả lời có vẻ rõ, hiển nhiên, nhưng nếu bị dí hỏi tiếp thì câu trả lời càng không rõ và cũng không hiển nhiên. Sau đây là một số câu hỏi “kiểm điểm” mà ủy ban đặt ra cho tôi khiến tôi phải xem xét lại:

Chúng ta có nên quan tâm đến nỗ lực thu mua hệ thống khách sạn Starwood của công ty bảo hiểm Trung Quốc Anbang, khi mà tiền bạc và mối quan hệ của họ với chính quyền Trung Quốc rất mờ ảo?

(Dĩ nhiên là chuyện này không thành vấn đề nữa khi Anbang rút lại ý định mua, tuy nhiên vấn đề đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Hoa Kỳ vẫn còn đó.)

Câu trả lời phản xạ là chúng ta không nên đối xử với các công ty Trung Quốc khác với các quốc gia khác. Giao dịch thương mãi nên tiến hành miễn sao các công ty này hành xử theo đúng luật lệ Hoa Kỳ – và nếu cần – thông qua duyệt xét của Ủy Ban Đầu Tư Nước Ngoài tại Hoa Kỳ.

Tuy thế, khi suy nghĩ xâu xa hơn, câu trả lời có thể là các công ty quốc doanh Trung Quốc – hay công ty tư nhân nhưng có dính đến chính quyền Trung Quốc – có thể cần phải có thêm một tầng duyệt xét. Khi công ty Trung Quốc mua lại các công ty công nghệ Hoa Kỳ chẳng hạn, Hoa Kỳ có nên suy nghĩ hai hay ba bước trước về các rủi ro an ninh tiềm ẩn – ngay cả khi việc mua có vẻ như không có vấn đề gì? Hoặc có những mối quan tâm chính trị nào cần phải xét đến? Cũng như một thành viên trong ủy ban lưu ý, khi công ty Dalian Wand mua lại hệ thống rạp chiếu phim AMC, thì rạp đó có còn chịu chiếu phim gì liên quan đến Tây Tạng không?

Hiệp ước TPP có phục vụ cho quyền lợi của Hoa Kỳ?

Câu trả lời phản xạ của tôi – và nhận định chung trong giới nghiên cứu về Trung Quốc/Châu Á – là không cần phải suy nghĩ gì cả về TPP. TPP đòi hỏi tiêu chuẩn cao về môi trường, về lao động, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giảm một số thuế quan, tất cả có vẻ có lợi cho các công ty Hoa Kỳ. Cạnh đó còn có vấn đề uy tín: TPP là trọng tâm của giao thương kinh tế của Hoa Kỳ trong vùng. Nếu TPP không được phê chuẩn thì chẳng khác nào cú đánh ngã gục với tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong vùng, và như lời cảnh cáo của Tổng thống Obama, sẽ để cho Trung Quốc áp đặt luật chơi. Dĩ nhiên là không phải tất cả các hãng Mỹ sẽ có lợi – hiệp ước giao thương phải có lợi cho đôi bên – nhưng nói chung Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi.

JPEG - 53.4 kb
Tác giả đặt dấu hỏi về mức độ thông tin về mặt lợi và hại cho các công ty Hoa Kỳ trong TPP. Hình: Tổng thống Obama trong cuộc họp với 12 lãnh đạo thành viên TPP năm 2014 (Nguồn: AFP).

Tuy nhiên trong thâm tâm, tôi tự hỏi là chúng ta có đầy đủ thông tin về các mối lợi và hại như thế nào các công ty Hoa Kỳ. Các nghiên cứu về TPP tôi tìm được khi chuẩn bị điều trần không toàn diện, có khi trái ngược nhau, và có cái lỗi thời. Và tuy uy tín Hoa Kỳ trong vùng là quan trọng, điều đó không nên vượt qua lợi ích của các công ty và nhân công Hoa Kỳ.

Điều rút tỉa nơi đây là Quốc Hội nên thực hiện một báo cáo độc lập về những đánh đổi của TPP để chính quyền và Quốc Hội nhiệm kỳ tới có thể đánh giá đúng đắn dựa vào thật nhiều dữ kiện và ít giả định.

Ý định của Trung Quốc là gì?

Câu trả lời là chúng ta không thể biết được ý định họ là gì; chúng ta cần phải xem xét dữ kiện thực tế.

Tuy thế cũng quan trọng để tìm cách xem ý định của họ. Xem các tuyên bố của Tập Cận Bình về bất cứ việc gì từ biển Đông đến vai trò của Trung Quốc trong việc định đoạt tiêu chuẩn kinh tế. Các tuyên bố đó chứa đầy ý định. Thật vậy, không có gì bí ẩn về mục tiêu cuối cùng của họ Tập.

Xem xét kết quả hay dữ kiện thực tế mà thôi thì mang tính khách quan mà giới phân tích thường thích vậy. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không tiến xa hơn nếu không chịu thử xem giới lãnh đạo Trung Quốc muốn đạt được điều gì một cách tổng thể. Chúng ta sẽ bị vướng trong vòng quay chiến thuật thay vì thấy tầm chiến lược. Thà chấp nhận rủi ro bị sai lầm về ý đồ của Trung Quốc hơn là tránh né vấn đề.

Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc rất hỗn độn và nhiều phần sẽ còn hỗn độn hơn. Ngay cả khi kinh tế có chậm lại, tầm vóc và tham vọng của Trung Quốc cũng khiến cho các quyết định và hành động của họ có tác động thay đổi lớn lao. Không ai muốn có một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc và một bộ khác cho các quốc gia khác. Và không ai muốn lo sợ Trung Quốc một cách vô lý. Tuy thế, đây không phải là những lý do chính đáng để ngăn chúng ta lùi lại và thừa nhận là hệ thống Hoa Kỳ không thích nghi với những thách đố hiện thời và quản trị những bất định mà Trung Quốc thể hiện có thể đòi hỏi phải soạn lại quy tắc ứng xử đối với tất cả. Khởi động tiến trình đó có thể là một nỗ lực đáng làm cho những tháng ngày còn lại của chính quyền Obama.

Hoàng Thuyên lược dịch

Theo Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.