Ngư dân Quỳnh Lưu tiếp tục cuộc hành trình khởi kiện Formosa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

NGHỆ AN (CTM Media) – Sáng ngày hôm nay, một phái đoàn hơn 1 ngàn ngư dân, giáo dân và đồng bào huyện Quỳnh Lưu do Linh Mục Antôn Đặng Hữu Nam dẫn đầu đã lên đường nhắm đến Toà Án Nhân Dân thị xã Kỳ Anh để tiếp tục việc khiếu kiện và đòi công ty Formosa bồi thường những thiệt hại khủng khiếp mà họ đã gây ra cho người dân và đất nước Việt Nam vì Toà Án đã trả lại 506 đơn khiếu kiện mà ngư dân đã nộp và Toà Án đã nhận cách đây 3 tuần lễ vào ngày 27/9/2016.

Trước khi khởi hành, Linh Mục Đặng Hữu Nam đã có những lời dặn dò rất nhân bản với phái đoàn. Cha Nam nói: “Dù bất cứ hoàn cảnh nào, dù họ đối xử với chúng ta như thế nào, thì cha vẫn kêu gọi mọi người chúng ta – kể cả anh chị em là người lương dân, anh chị em là người tôn giáo khác, anh chị em là người chưa cùng niềm tin tôn giáo với chúng tôi. Trong tư cách là mục tử, tôi xin tha thiết mời gọi quý ông bà anh chị em cùng với chúng tôi thể hiện tình yêu, thể hiện sự tha thứ. Chúng ta không căm thù họ, chúng ta không trả thù họ, chúng ta không ghét bỏ họ, mà chúng ta yêu thương họ nhiều hơn nữa…

Việc chúng ta lên đường khởi kiện Formosa là không sai với pháp luật. Việc khởi kiện này đáng ra phải là công việc của Chính phủ nhưng chúng ta vô phúc nên mới phải làm. Chính vì vậy mà chúng ta hôm nay mới tiếp tục lên đường vào Kỳ Anh để khởi kiện Formosa để đòi lại công lý cho chính chúng ta và mọi người….”

Khi tay sai của kẻ cướp hành hung dân

Chuyến đi của bà con Quỳnh Lưu bị trở ngại lớn vì nhà nước CSVN đã cho công an địa phương gây áp lực, hăm dọa các chủ xe đò cấm không cho chở người trong phái đoàn đi Kỳ Anh. LM Nam cho biết là có ít nhất một chủ xe đã bị công an đánh đập.

Sự thô bỉ của nhà nước càng được biểu lộ rõ rệt qua việc phái các côn đồ chạy xe và rải đinh trên đường lộ để làm xẹp bánh các xe chuyên chở.

JPEG - 24.2 kb
Cảnh sát giao thông chặn đoàn xe

JPEG - 23.4 kb
Côn đồ được nhà nước thuê chạy xe rải đinh trên đường đi

Hơn 30 chiếc taxi chở phái đoàn đã bị công an buộc phải quay đầu chạy ngược về nhà thờ Phú Yên. Các tài xế và chủ xe đã bị hăm dọa mất công việc làm nếu trái lệnh.

Đến khoảng 8.30’ sáng thì một số taxi chở bà con đã đến được xã Nghi Kim cách GS Phú Yên khoảng 50 cây số. Tại đây, côn đồ xuất hiện ngày một nhiều hơn trong khi cảnh sát giao thông đứng đầy dọc theo đường để ngăn chặn đoàn xe.

Cảm thấy hăm dọa, ngăn chặn, đánh đập phái đoàn dường như vẫn chưa đủ, nhà nước CSVN còn thuê khoảng 100 côn đồ mặc thường phục đón sẵn phái đoàn tại thị xã Hồng Lĩnh, cách Kỳ Anh 70 cây số để trà trộn vào phái đoàn để phá rối.

JPEG - 22.4 kb
Hàng trăm côn đồ mặc thường phục hờm sẵn để trà trộn vào phái đoàn hòng phá rối

Ngay tại Khu Công Nghiệp Vũng Áng Hà Tĩnh, thông tin và hình ảnh cho thấy là công an, cảnh sát cơ động, chó nghiệp vụ và thậm chí xe cứu hoả với vòi rồng đã được bố trí sẵn sàng để đàn áp người dân.

JPEG - 27.8 kb
Xe cứu hoả với vòi rồng để xịt nước vào dân

Trên đường đi, mỗi khi có cơ hội, cha Nam luôn lên tiếng nhắc nhở và căn dặn đồng bào về những điều phải làm như ôn hoà bất bạo động.

JPEG - 38.8 kb
Cha Nam liên tục nhắc nhở căn dặn đồng bào

Cha Nam đã cực lực phản đối hành vi bạo động và trấn áp của công an khi họ lôi một số đồng bào ra khỏi xe và đánh đập.

Cha Nam đã cương quyết từ chối yêu cầu của công an muốn Cha đi qua Hà Tĩnh để đòi giải quyết. Cha Nam cho biết và yêu cầu đồng bào ngồi yên trong xe để chờ Đức Cha Nguyễn Thái Hợp tới nơi để giải quyết với công an.

JPEG - 19 kb
Cùng lúc phải đương đầu với cảnh sát giao thông phạm luật.

Cảnh sát giao thông đã vô cớ thu giữ giấy tờ của cha Nam.

Thật nhục nhã, cả một guồng máy an ninh quốc gia cộng với côn đồ đã được nhà nước CSVN điều động chỉ với một mục đích bảo vệ cho một công ty của kẻ xâm lược là Formosa.

JPEG - 36.7 kb

Trên đây là tình hình cho đến 12 giờ trưa hôm nay, 18/10/2016.

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”