Kỷ luật quan chức ‘dính Formosa’ có ma mị được dân?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đã hoàn tất từ trước?

Ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố bản kết luận về một số quan chức sai phạm nghiêm trọng về trách nhiệm liên quan đến vụ Formosa, ở Việt Nam đã xuất hiện dư luận cho rằng kết luận này thực ra “về cơ bản đã hoàn tất từ trước”, nhưng nay mới đưa ra là để xoa dịu các cuộc biểu tình liên tục của nạn nhân miền Trung.

Dường như bản kết luận trên cũng là một trong những phương án được đảng chuẩn bị sẵn để “cùng tắc biến” – nếu Hà Tĩnh và Nghệ An cứ nhất quyết “âm mưu bạo loạn” – thì sẽ bắt buộc phải “thí tốt”.

Luồng dư luận trên tỏ ra có cơ sở. Vào giữa năm 2016 khi nạn cá chết và cả người chết đã lan rộng khắp 4 tỉnh miền Trung, công luận đã bức bối yêu cầu đảng và chính phủ phải nghiêm trị những quan chức liên quan trực tiếp đến quá trình cấp phép cho Formosa và xả thải của Formosa. Trong đó đặc biệt là những cái tên như ông Võ Kim Cự trong thời gian giữ cương vị Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý Khu kinh tế (2008-2010); ông Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Thái Lai, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường…

Nhưng bất chấp bị công luận lên án dữ dội, Võ Kim Cự – nhân vật đã cố tình vượt quyền để cấp phép cho Formosa thuê đất đến 70 năm và dù bị cả báo chí nhà nước không ít lần nêu tên – đã chẳng hề hấn gì.

Tương tự một kiểu thỏa thuận bí mật không hề được công bố giữa Chính phủ Việt Nam với Formosa để đổi lấy “bồi thường 500 triệu USD”, giới quan chức chính phủ mà ai cũng hiểu đứng đằng sau là giới đảng đã quay lưng trước các yêu cầu xử lý bức bối đối với quan chức sai phạm.

Những bằng chứng quay lưng

Từ tháng Tư năm 2016 đến nay, có quá nhiều bằng chứng về thái độ giả dối của giới quan chức từ trung ương đến địa phương về việc “sẽ làm sạch biển và ổn định đời sống cho ngư dân.”

Một bằng chứng rất rõ ràng về thái độ sẵn sàng quay lưng đối với nạn nhân môi trường là vào tháng 9/2016, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành một quyết định đền bù với định mức trả treo chỉ bằng 1-2 ngày ra biển của ngư dân, và cũng chỉ đền bù sáu tháng. Ngay khi đó, những ngư dân đã phải nhận phần gạo “hỗ trợ” mốc xanh của địa phương lập tức gầm lên: Vậy sau sáu tháng ấy chúng tôi sẽ sống bằng gì?

Một khi những người dân dù gần cạn dự trữ trong gia đình nhưng đã thẳng thừng quay lưng với định mức chỉ có ý nghĩa bố thí của chính quyền, những gì được tuyên giáo gọi là “lòng tin” vào “chính phủ liêm chính – kiến tạo – hành động” của Thủ tướng Phúc chỉ còn là tưởng tượng và núi lửa lâu ngày trầm nén bắt đầu phun trào.

Khi phong trào biểu tình của ngư dân – giáo dân miền Trung nổ ra từ giữa năm 2016 và nhanh chóng vọt lên đến vài ba chục ngàn người, có lẽ chính quyền mới cuống cuồng lo sợ. Nói gì thì nói, đây chính là cái nôi của “Xô Viết Nghệ Tĩnh” năm nào. Trong sử Việt, tất cả những cuộc cách mạng khởi nguồn từ miền Trung đều mang một chỉ báo cực kỳ quan trọng đối với vận mệnh chế độ cầm quyền.

‘Thí’

Ở Việt Nam chẳng có gì là tự nhiên. Càng chẳng phải vô cớ mà cuối cùng đảng mới chịu đem những “con tốt” Võ Kim Cự và Nguyễn Thái Lai ra “thí”.

Nhưng “thí” mà chỉ “thi hành kỷ luật đảng” thì cũng như không. Sau hàng loạt cú bay thẳng sang trời Tây của Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng, kể cả đại tá công an – tổng biên tập báo Petrotimes là Nguyễn Như Phong bị đảng coi là “trở cờ”, gần như làn sóng “ly đảng” đã hình thành khá chắc chắn trong những đảng viên trung và cả cao cấp.

Võ Kim Cự và Nguyễn Thái Lai rất có thể cũng nằm trong khuynh hướng vừa nêu.

Số người này, trong khi đã tích góp đủ tài sản để “ăn ba đời không hết”, chỉ còn mang mục tiêu làm sao bảo vệ được khối tài sản khổng lồ của mình và bảo toàn sinh mạng, còn cái hậu bị khiển khách, cảnh cáo hoặc thậm chí bị khai trừ đảng chỉ là “chuyện nhỏ”.

Nhưng chuyện lớn hơn nhiều lại đã được khởi nguồn từ chuyến “kiểm tra công trình Formosa” ngay sau khi xảy ra vụ cá chết, một chuyến đi đầy ắp dấu hiệu che chắn của ông Nguyễn Phú Trọng.

Và sau đó tràn lan tin đồn về vụ xả thải Formosa còn liên quan đến trách nhiệm của ít nhất ba ủy viên Bộ Chính trị khác.

Lại có dư luận cho rằng Hà Tĩnh là tỉnh có đến 14 ủy viên Trung ương khóa 12, còn là quê cha đất tổ của cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nên mọi chuyện mới “êm”.

Nhưng lòng dân thì làm sao có thể êm được! Nhất là biển chết, người thất nghiệp và cái đói cứ cận kề mỗi bữa ăn…

Phép thử đối đầu và hiện thực khốn quẫn

Còn ai có thể tin vào hứa hẹn của Thủ tướng Phúc sẽ “đền bù hết 500 triệu USD cho ngư dân”?, khi cho tới nay số tiền bồi thường còm cõi ấy vẫn chưa được bất cứ cơ quan chính quyền nào minh bạch đã chi cho ai và chi bao nhiêu. Hay một phần, và thói thường là một phần lớn trong số đó, sẽ được các bộ ngành, chính quyền địa phương rút lại để từ đó sẽ phát sinh vô số nhũng nhiễu và nạn tham nhũng trên đầu hàng trăm ngàn người dân sắp không còn gì để ăn?

Không những không đối thoại với nạn nhân môi trường, đảng còn cố “thử đối đầu” với dân.

Cuộc đàn áp tàn bạo của công an Nghệ An đối với giáo dân Song Ngọc tuần hành khiếu kiện vào “ngày lễ máu” 14 tháng Hai năm 2017, đặc trưng bởi thủ đoạn “gắp lửa bỏ tay người”, còn hơn giọt nước tràn ly.

Trong khi rất nhiều giáo dân bị công an dùng lựu đạn cay và dùi cui tấn công thì như một hiệu lệnh ngầm, những trang dư luận viên giật tít “Linh mục Nguyễn Đình Thục chỉ đạo giáo dân ném đá trọng thương giám đốc công an tỉnh Nghệ An”, cùng tấm hình một người không rõ mặt với vết nứt toang hoác đọng máu đen trên trán. Những dư luận viên sắt máu này còn đòi “máu phải trả bằng máu”, “phải nghiêm trị bọn giáo dân” và “phải bắt giam ngay linh mục Nguyễn Đình Thục”…

Nhưng chỉ ít ngày sau “ngày lễ máu”, người dân đã phát hiện rằng tấm hình người bị vết thương toang hoác trên trán hoàn toàn không phải là Giám đốc công an Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu, mà chính là một trong những giáo dân bị công an đánh đến bất tỉnh. Cho đến tận bây giờ, Giám đốc công an Nguyễn Hữu Cầu vẫn không hề xuất hiện để công luận được chứng kiến ông bị “ném đá đến trọng thương” như thế nào.

Rõ ràng, cuộc đàn áp mang tính thăm dò của đảng đã thất bại về hiệu ứng dư luận và truyền thông. Càng đàn áp lại càng khiến phản ứng của giáo dân bùng nổ.

Hiện thực khốn quẫn, quá khốn quẫn. Giờ đây, cho dù đảng có mang Võ Kim Cự và Nguyễn Thái Lai ra xử lý hình sự cùng án tù cho số này, phần lớn hậu quả vụ “cá chết Formosa” vẫn còn sừng sững. Cá vẫn chết và biển vẫn đầy đe dọa tính mạng con người, quá nhiều thuyền tàu vẫn nằm bờ và ngư dân vẫn treo niêu, ngay cả tiền được xem là “hỗ trợ”, “bồi thường” cho ngư dân cũng mới chỉ nhỏ giọt và chưa hề được minh bạch…

Một lần bất tín vạn lần bất tín. Nguy cơ hàng đoàn ngư dân đói kém bỗng nổi dậy chống đối chính quyền là rất cận kề.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.