Kỷ niệm 20 năm Đông Âu được tự do – Phỏng vấn phái đoàn Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội nghị quốc tế tại Hungary. Kỷ niệm 20 năm khối Đông Âu giành lại được tự do dân chủ. Phỏng vấn Chủ tịch đảng Việt Tân, ông Đỗ Hoàng Điềm

Thuỳ An: Kính thưa quý vị, trong phần phóng sự tuần này, Thùy An xin được giới thiệu một Hội Nghị Quốc Tế (HNQT) được tổ chức tại Budapest, Hung Gia Lợi (Hungary) để đánh dấu 20 năm sụp đổ của các quốc gia tại Đông Âu.

Kính thưa quý thính giả, vào ngày thứ Năm, 05/03/2009, một Hội Nghị Quốc Tế với chủ đề “1989 The Year of Change” do International Center for Democratic Transition, tức ICDT, tổ chức để kỷ niệm 20 năm một số quốc gia tại Đông Âu đã giành lại quyền Tự Do Dân Chủ trên đất nước của mình, với sự tham dự của nhiều chính giới đến từ nhiều Quốc Gia. Đặc biệt năm nay, Ban Tổ Chức (BTC) đã mời một chính đảng Việt Nam, đó là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, viết tắt là Việt Tân.

Sau đây, chúng tôi xin kính mời quý vị theo dõi buổi tiếp xúc của chúng tôi với ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng.

Chúng tôi xin kính chào ông Đỗ Hoàng Điềm, dạ xin ông có vài lời để chào quý thính giả đang theo dõi đài phát thanh Chân Trời Mới ngày hôm nay ạ.

JPEG - 23.7 kb

Đỗ Hoàng Điềm: Vâng, chúng tôi là Đỗ Hoàng Điềm xin trân trọng kính chào tất cả quý vị thính giả.

Thùy An: Xin ông có thể cho quý thính giả được biết sơ qua bối cảnh cũng như nội dung của HNQT, mà ông đang tham dự, diễn tiến như thế nào ạ?

Đỗ Hoàng Điềm: Dạ vâng, năm nay là năm đánh dấu đúng 20 năm, kể từ khi có những cuộc thay đổi lớn tại một số nước Đông Âu năm 1989, là một năm rất nhiều nước đã chịu ách cai trị của cộng sản tại Đông Âu, như là Hung Gia Lợi, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi và nhiều quốc gia khác trong vùng đã đồng loạt giành lại được Tự Do và Dân Chủ. Phải nói đây là một năm đầy biến cố lịch sử nhất, và năm nay là năm 2009, kỷ niệm đúng 20 năm của những biến cố đó. Với tầm mức quan trọng như vậy, đã có một buổi Hội Nghị ngày hôm nay tại thủ đô Budapest của nước Hung Gia Lợi, để nhìn lại 20 năm qua, những bài học nào đã rút tiả được từ những sự thay đổi này, cũng như những sự lượng định của những người đã trực tiếp tham dự vào trong cuộc thay đổi lớn đó, cách nay 20 năm. Đó là cái bối cảnh và nội dung của Hội Nghị mà chúng tôi có mặt tham dự tại Budapest ngày hôm nay.

Thùy An: Quý tổ chức là một chính đảng Việt Nam duy nhứt đã được BTC mời tham dự trong Hội Nghị Quốc Tế lần này. Vậy cá nhân ông có cơ hội để tiếp xúc và trao đổi về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, đang bị chà đạp, đến các vị này trong Hội Nghị không ạ?

JPEG - 45.8 kb
Hội Nghị Quốc Tế với chủ đề “1989 The Year of Change” do International Center for Democratic Transition, tổ chức.

Đỗ Hoàng Điềm: Vâng, như chúng tôi vừa thưa lúc nãy, Hội Nghị năm nay với một thành phần diễn giả tương đối là hùng hậu. Một số người diễn thuyết trong Hội Nghị ngày hôm nay là những người đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền vào thời đó. Chúng tôi đã có cơ hội tiếp xúc với những người đã từng giữ những trách vụ như là Cựu Đại Sứ của một số quốc gia tại Hung Gia Lợi vào năm 1989. Trong số đó, có người là Cựu Đại Sứ của nước Ba Lan, hay là những người đã từng làm việc tại các Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, tòa Đại Sứ Đức tại Hung Gia Lợi trong thời gian đã có sự thay đổi lớn đó. Ngoài những người đã từng giữ những chức vụ quan trọng vào thời đó, cũng có những người hiện giờ đang giữ những trọng trách trong một số chính quyền những quốc gia lân cận. Chúng tôi cũng có dịp được nghe ông Bộ Trưởng Quốc Phòng của Hung Gia Lợi, là người có bài diễn văn khai mạc sáng ngày hôm nay. Ngoài ra chúng tôi cũng đã có dịp trao đổi thêm với ông Alex Brooking là Đại Sứ của nước Úc tại Hung Gia Lợi và bà Siri Ellen Sletner là Đại Sứ của Na Uy tại Hung Gia Lợi, cũng như ông Markus Meckel là Dân Biểu của nước Đức cũng tham dự ngày hôm nay và cũng là một Diễn Giả. Tóm gọn lại, trong dịp này, chúng tôi đã có cơ hội trao đổi khá nhiều với một số chính giới đang giữ những trọng trách quan trọng ngày hôm nay, cũng như những người đã từng giữ những trọng trách trong thập niên 80 và có mặt trong thời điểm 1989.

Thùy An: Thưa ông, trong lần tham dự Hội Nghị Quốc Tế này, quý Tổ Chức có rút tiả được những kinh nghiệm gì để có thể áp dụng giúp cho Việt Nam trong tương lai không ạ?

Đỗ Hoàng Điềm: Dạ vâng, Có lẽ điểm nổi bật nhất đã khiến chúng tôi muốn tham dự Hội Nghị này ngay từ đầu và tìm hiểu, là bởi vì tất cả những sự thay đổi lớn đó đã diễn ra trong năm 1989 một cách ôn hòa; đây là một sự chuyển hóa trong hòa bình. Hầu như là không có một sự tổn thất nào lớn cả, không có một sự xáo trộn nào lớn cả, và đây có thể nói là điểm đặc biệt nhất của cái biến cố 1989. Trong buổi Hội Nghị này, chúng tôi đã được nghe sự chia sẻ kinh nghiệm của những người đã có mặt trong thời điểm đó. Họ đã chia sẻ với chúng tôi một số nhận định, tại sao đã đưa đến sự thay đổi này và lý do gì đã khiến cho những sự thay đổi này không có những sự xáo trộn lớn hay là những sự tổn thất lớn về sinh mạng, cũng như về vật chất. Tôi nghĩ rằng, cái điểm quan trọng nhất mà chúng tôi đã rút tỉa được ngày hôm nay, là khi đã hội đủ một số các điều kiện thuận lợi từ những sự thay đổi lớn về mặt Quốc Tế, cộng với nỗ lực tranh đấu của những lực lượng Dân Chủ của những quốc gia này, kèm theo với cái sự uất ức, bất mãn của người dân, và cái sự mong muốn thay đổi của chính người dân của những quốc gia này. Tất cả những yếu tố đó kết hợp lại với nhau và đã tạo ra được một cái làn sóng lớn, đưa đến cái sự thay đổi này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không loại trừ cái yếu tố là, trong một số những sự thay đổi cũng có sự góp phần của những người, lúc đó đang nằm trong những chức vụ quan trọng của đảng cộng sản Hung Gia Lợi hay đảng cộng sản Ba Lan, mặc dù họ đang ở trong cái vị trí cầm quyền vào lúc đó, nhưng họ cũng muốn có sự thay đổi tích cực cho đất nước, và họ cũng đã gián tiếp hoặc trực tiếp đóng góp cho cái sự chuyển đổi này nó được diễn ra một cách nhanh chóng hơn và ôn hòa hơn. Thì đấy có lẽ là điểm quan trọng nhất mà chúng tôi đã rút tiả được trong Hội Nghị ngày hôm nay.

Chúng tôi tin rằng những sự thay đổi này cũng có thể xảy ra tại Việt Nam. Chúng ta mong đợi có một sự thay đổi ôn hòa, không có một sự tổn thất nào về sinh mạng hay là về vật chất.

Thùy An: Dạ, sau cùng, ông có muốn chia sẻ điều gì với quý thính giả cũng như đồng bào qua đài Chân Trời Mới hay không ạ?

Đỗ Hoàng Điềm: Dạ thưa vâng. Như chúng tôi vừa mới trình bày lại bài học của những nước tại Đông Âu vào năm 1989, và như chúng tôi vừa mới chia sẻ lại tất cả những sự thay đổi mà chúng ta đã nhìn thấy xảy ra tại Đông Âu. Chúng tôi tin rằng những sự thay đổi này cũng có thể xảy ra tại Việt Nam. Chúng ta mong đợi có một sự thay đổi ôn hòa, không có một cái sự tổn thất nào về sinh mạng hay là về vật chất. Chúng ta muốn nhìn thấy đất nước Việt Nam chúng ta có sự thay đổi tích cực hơn, đời sống của người dân được ấm no hơn, không còn tình trạng tham nhũng, và luật lệ được tôn trọng, công bằng xã hội được duy trì. Nếu chúng ta muốn có những sự thay đổi như thế, nếu chúng ta muốn đời sống của người dân khá hơn, nếu chúng ta muốn tương lai của đất nước khá hơn, thì tất cả chúng ta, người dân Việt Nam chúng ta, phải làm sao chung sức với nhau để tạo ra sự thay đổi đó. Và nếu chúng ta muốn sự thay đổi này được diễn ra trong sự ôn hòa và trong hòa bình, chúng ta có khả năng làm điều đó. Chúng ta nhìn thấy hiện giờ đất nước Việt Nam đang có những biến chuyển lớn, đang có những cái cơ may đưa đến sự thay đổi tích cực hơn. Chúng ta cũng nhìn thấy rõ ràng trong những năm gần đây, với những sự bất công trong xã hội đang xảy ra, người dân Việt Nam chúng ta, đồng bào chúng ta đang cùng nhau lên tiếng tranh đấu cho quyền lợi của mình một cách ôn hòa, và những sự tranh đấu này đang càng ngày càng lan rộng ra. Và tôi nghĩ rằng nếu chúng ta tiếp tục duy trì những nỗ lực đó cộng thêm với những nỗ lực vận động sự hậu thuẫn của các quốc gia Tự Do trên thế giới. Với tất cả những nỗ lực đó cộng lại với nhau, kèm theo với sự can đảm tranh đấu của một số người Dân Chủ ở trong nước. Với ba cái yếu tố đó cộng hưởng lại, tôi nghĩ rằng là chúng ta có được tiềm năng đủ mạnh để tạo ra những sự xoay chuyển, những sự thay đổi thuận lợi trong tình hình đất nước Việt Nam chúng ta trong những năm trước mặt. Đấy là cái điều chúng tôi muốn chia sẻ với quý thính giả, và mong rằng trong 2, 3 năm tới, đây sẽ là cơ hội để mà chúng ta cùng xiết chặt tay nhau để đem lại những thay đổi tích cực hơn cho xã hội và đất nước Việt Nam. Xin cám ơn quý vị.

Thuỳ An: Kính thưa quý thính giả, trong hội nghị quốc tế này, chúng tôi có dịp tiếp xúc với anh Trần Sơn, một đảng viên Việt Tân cũng đang có mặt tại Budapest, Hung Gia Lợi. Xin kính mời quý vị theo dõi phần chia sẻ của anh Trần Sơn. Xin thân chào anh Trần Sơn, mời Trần Sơn lên tiếng cùng quý thính giả.

JPEG - 25.5 kb

Trần Sơn: Dạ, chào chị Thùy Anh và xin chào quý thính giả của đài CTM.

Thùy An: Là một người trẻ lớn lên tại hải ngoại, anh có cảm tưởng nhu thế nào khi nhìn thấy một số các quốc gia đã thoát khỏi sự khống chế của đảng cộng sản sau nhiều năm tranh đấu, và họ đã giành lại quyền tự do dân chủ cho chính quê hương của họ. Qua đó, anh Trần Sơn có những mơ ước gì cho đất nước Việt Nam của mình hay không ạ?

Trần Sơn: Dạ thưa chị, quả thật đây là một xúc động khi mình nghe được một số câu chuyện của những người đã từng trong guồng máy, vừa là cựu cộng sản và cũng vừa thuộc những guồng máy hành chánh của các nước Tây phương, ở Hung Gia Lợi đây. Sơn có nghe một số người kể chuyện rất là hấp dẫn, thí dụ như ông Thomas Schreiber là một ký giả Pháp góc Hung Gia Lợi. Ông ta đã tham dự hầu như tất cả những cuộc xuống đường biểu tình của Hung Gia Lợi kể từ năm 1956 cho đến năm 1989. Ông đã làm việc rất chặt chẽ dưới thời tổng thống Pháp là ông François Mitterrand. Hồi năm 1984 thì chính quyền Ba Lan đã có sự chấp nhận đuổi ông Lech Walesa là tổng thống công đoàn Solidarnosc ra khỏi Ba Lan với điều kiện là ông Walesa không được quyền trở lại Ba Lan nữa. Dĩ nhiên ông Walesa đã từ chối chuyến đi này. Điều hay nữa là năm sau ông đã thành công trong cuộc cách mạng ôn hòa để lấy lại tự do dân chủ cho dân Ba Lan. Sau khi nghe những chuyện như vậy tôi không thể nào không nghĩ đến những nhà dân chủ Việt Nam đang trong nước. Tôi nghĩ rằng nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho một cái cơ hội như vậy đối với nhà dân chủ Việt Nam, đi ra khỏi nước ngoài và không trở về Việt Nam sau này, thì tôi tin rằng những nhà dân chủ trong nước sẽ từ chối và họ sẵn sàng ngồi trong tù thêm để tiếp tục tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cũng hy vọng là chuyện này sẽ diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới. Và một lần mà tôi thấy cảm động là trong cử toạ, tôi thấy rất nhiều người trẻ Hung Gia Lợi và Pháp và du sinh học ở đây. Họ rất là muốn tìm hiểu về lịch sử diễn ra tại Hung Gia Lợi cách đây 20 năm. Điều này cho thấy là mặc dù các nước đông âu được tự do dân chủ rồi nhưng người trẻ của những nước này vẫn còn quan tâm với quá khứ và với lịch sử của họ để mà hiểu biết tại sao từ một thể chế cộng sản nhiều năm như vậy mà họ đã thành công vượt ra khỏi ách độc tài cộng sản đông âu mà không có sự đổ máu nào; đó là một điều rất hay và tôi cũng thấy lý thú cho nước mình.

Thùy An: Là một người có may mắn hưởng được đủ các quyền tự do căn bản của con người. Anh Trần Sơn có muốn chia sẻ điều gì với đồng bào và đặc biệt là các bạn thanh niên sinh viên trong nước qua đài của chúng tôi không ạ?

Trần Sơn: Dạ thưa chị và thưa các quý thính giả của đài CTM, đối với tôi cái quyền tự do con người, quyền tự do dân chủ là quyền đương nhiên của mọi người, mình không cần phải xin hay phải ai cho mình cái quyền đó hết. Nếu ai mà đoạt mình cái quyền đó thì mình có quyền và có bổn phận lấy lại quyền đó từ một chính phủ, từ một nhà độc tài nào đó, bất cứ nhà độc tài nào; có thể là người Việt Nam, người Trung Quốc hay người Đông Âu, đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi tự do: tự do làm báo, tự do hội họp, tự do tham gia một đảng phái, v.v… Đó là cái quyền tự nhiên của mọi người. Những người Đông Âu ở đây họ đã can đảm đứng lên đồng loạt đòi những quyền tự do đó và họ đã thành công trong việc này. Tôi hy vọng, tôi mong rằng các bạn trẻ Việt Nam cũng có một ngày đứng lên để đòi hỏi những quyền tự do mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tước đoạt của người công dân Việt Nam. Và cũng nên biết rằng những người Việt ở hải ngoại tuy là sinh sống lâu năm xa đất nước, nhưng chúng tôi cũng luôn luôn nhớ về đất nước, luôn luôn quan tâm về tương lai của Việt Nam và chúng tôi sẵn sàng sát cánh với các bạn trong cái cuộc tranh đầu này để dành lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Đó là vài lời tôi muốn chia sẻ với các bạn trong nước.

Xin bấm vào đây để nghe âm thanh cuộc phỏng vấn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.