Lại một nữ công cụ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để lấn át công luận sôi nổi đặt vấn đề trong mấy ngày qua, báo chí lề đảng đang dốc toàn lực ca ngợi bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong vai trò mới tinh hôm nay – Chủ tịch Quốc hội. Có báo còn cao hứng tới độ so sánh bà với cố thủ tướng Anh Quốc, Margaret Thatcher, tức The Iron Lady (Nữ Lãnh Tụ Sắt Thép).

Có đảng viên khó tính đặt vấn đề ngay: tại sao Ban Tuyên giáo Trung ương lại suy thoái đạo đức, suy thoái tư tưởng (theo định nghĩa của Tổng Trọng) đến độ cho báo đài so sánh lãnh đạo đảng CSVN với “đầu sỏ đế quốc tư bản phản động” như thế?

Thôi thì so sánh bà Ngân với các nữ lãnh tụ CSVN vậy. Nếu “sắt thép” về mức độ chấp nhận hiểm nguy, thì hiển nhiên bà Ngân không thể so với bà Nguyễn Thị Định. Về vai vế đối với thế giới, bà Ngân còn thua quá xa bà Nguyễn Thị Bình. Về khả năng chuyên môn, bà Ngân không có gì so với Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa. Ngay cả về kiến thức tổng quát và so với người đương thời, bà Ngân vẫn thua xa bà Tôn Nữ Thị Ninh, …. Thế mà tất cả các bà nêu trên đến gần cuối đời đều bộc bạch với người thân cận hay ân hận công khai (như bác sĩ Dương Quỳnh Hoa) rằng cả đời mình chỉ được/bị dùng như công cụ cho tham vọng của vài lãnh tụ và để lại bao tai hoạ cho đất nước.

Vai trò “công cụ” của bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn lộ liễu hơn tất cả các trường hợp nêu trên vì ngay chính việc lên ngôi chủ tịch QH của bà cũng chỉ là một đòn sát phạt giữa các phe cánh trong nội bộ. Phe thắng cuộc tại Đại Hội Đảng XII dùng bà Ngân để gấp rút diệt tận gốc sinh mạng chính trị của đối phương vì quá sợ chủ tịch nước đương nhiệm và thủ tướng đương nhiệm sẽ ra tay phá hoại trong vài tháng còn lại.

Thế là bà Ngân bất chấp mọi tai tiếng, thắc mắc, và ngay cả chế diễu để sẵn sàng làm máy chém đối với 2 vị trí chủ tịch nước và thủ tướng dù cả 2 kẻ bị bãi nhiệm chưa bị kết án tội gì, hay bị chứng minh đang mưu đồ chuyện gì. Và cũng không phải vì lý do họ đã được giao chức vị mới như các tiền lệ trong quá khứ.

Với bản chất sẵn sàng làm công cụ ngay từ giây phút đầu để đổi lấy chức quyền như thế của bà Ngân, người ta có thể thấy khá hiển nhiên sợi giây của Bộ Chính trị trên cổ Quốc hội sẽ thắt chặt hơn nữa trong những năm trước mặt. Và với tình trạng Bắc Kinh đang nắm chắc trong tay các trụ cột Bộ Chính trị đảng CSVN, giới lãnh đạo Tàu chẳng cần làm gì thêm cũng đã vô hiệu hóa toàn bộ cơ chế Quốc Hội Việt Nam trong suốt tiến trình uy hiếp và xâm chiếm đất nước Việt Nam từ nay đến thời hạn dâng nạp 2020.

Riêng đối với giới tài trợ quốc tế, sự lên ngôi của bà Ngân một lần nữa tô rất đậm mức độ phung phí nguồn tài chính quốc gia. Rõ ràng Việt Nam chỉ có một cơ chế điều hành đất nước nhưng lập lại 3 lần. Mỗi quan chức nắm quyền ở thượng tầng chỉ làm MỘT VIỆC nhưng đóng BA VAI thuộc BA CƠ CHẾ xử dụng BA NGÂN SÁCH khác nhau, bao gồm cơ chế đảng, cơ chế chính phủ, và cơ chế quốc hội. Đó là chưa kể nhiều quan chức còn có thêm vai thứ 4 nữa trong cơ chế Mặt Trận Tổ Quốc.

Tóm lại sự xuất hiện của công cụ Nguyễn Thị “Kim Ngân” không đem lại “vàng bạc” gì cho đất nước mà chỉ thêm một biểu hiện nghiêm trọng cho tình trạng lãnh đạo đảng đã đến lằn mức “đói ăn vụng, túng làm liều”. Nay họ chấp nhận cho lộ luôn bàn tay côn đồ không cần che đậy nữa ở mọi mặt, mọi cấp, và ngay cả đối với nội bộ — từ cực nhỏ như công an phường ném mắm tôm vào dân rồi chạy, đến cực lớn như chủ tịch quốc hội tưới mắm tôm lên đầu chủ tịch nước và thủ tướng rồi nhoẻn miệng cười cho báo chí chụp hình.

Với dàn nhân sự mới từ Đại Hội XII, tình trạng giựt quyền gấp rút để nạo khoét gấp rút này chỉ có thể tăng tốc theo từng ngày từng tháng trước mặt.

Chính vì vậy mà ngày càng nhiều thành phần dân tộc đã phải đi đến cùng một kết luận với thế giới: Mọi chế độ cộng sản đều chỉ có thể thay thế chứ không thể sửa chữa được.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng của Vịnh Xanh 58 bị lật úp khi được phát hiện hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Thảm kịch Vịnh Hạ Long: Những câu hỏi nhức nhối về trách nhiệm và năng lực quản trị

Đây không đơn thuần là một tai nạn, mà là đỉnh điểm của một chuỗi những sai sót và yếu kém mang tính hệ thống.

Chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Chưa có ai từ chức. Đó là điều chúng ta có thể ghi nhận từ cách chính quyền trung ương và tỉnh Quảng Ninh phản ứng với vụ tai nạn chìm tàu du lịch Vịnh Xanh trên Vịnh Hạ Long hôm 19 tháng 7, 2025.

15 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong buổi công bố ý kiến về nghĩa vụ khí hậu của các nước. La Haye, Hà Lan, 23/07/2025. Ảnh: AP - Peter Dejong

Tòa án Công lý Quốc tế: Những nước vi phạm nghĩa vụ khí hậu sẽ phải bồi thường

Ngày 23/07/2025, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ), trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra một ý kiến tư vấn mang tính chất lịch sử về khí hậu: Những nước nào vi phạm nghĩa vụ về khí hậu sẽ bị coi là thực hiện một hành vi “phi pháp” và có thể sẽ phải bồi thường các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ý kiến tư vấn, được nhất trí thông qua, vượt quá mong đợi của các nhà hoạt động và được nhiều nước hoan nghênh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”