Làm từ thiện cho dân oan không hề đơn giản

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2015-03-21

Các hoạt động làm từ thiện của các tổ chức cá nhân đối với những người dân oan có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ bị chính quyền cản trở dưới nhiều hình thức, mà còn bị tấn công bằng bạo lực dẫn đến gây thương tích. Nhưng người làm thiện nguyện cứu giúp dân oan nói gì về những khó khăn của họ?

Một công việc nhạy cảm

Ở Việt Nam, do những chính sách bất cập trong sở hữu và quản lý đất đai, cộng với sự câu kết của các đại gia với các quan chức nhà nước lợi dụng danh nghĩa đầu tư, phát triển đã đẩy một bộ phận không nhỏ người nông dân trở thành những người dân oan.

JPEG - 107.5 kb
Một buổi phát quà từ thiện do nhóm Cứu Lấy Dân Oan thực hiện. Photo courtesy of DLB

Trong hoàn cảnh bị thu hồi đất, mất nhà và toàn bộ tư liệu sản xuất với một số tiền đền bù ít ỏi từ nhà nước, đã khiến cho các gia đình dân oan lâm vào cảnh dở sống, dở chết.

Tuy vây, với tình thương và sự đùm bọc của những cá nhân hay các tổ chức thiện nguyện đã tạo chỗ dựa cho họ về vật chất cũng như tinh thần.

Ông Đoàn Thanh Giang, một dân oan Đồng nai nói với chúng tôi:

“Vợ chồng tôi và các con đang ở số 1 Ngô Thì Nhậm – Hà Nội, bây giờ cuộc sống rất khó khăn. Cả gia đình bây giờ không có sự sống nữa, nhà cửa đất đai mất hết cả rồi. Ra ở Hà Nội bây giờ sống nhờ lòng thương nhân ái của mọi người, của bà con ở Hà Nội, họ thấy khó khăn cái gì thì họ giúp cho cái đó. Và bên Nhóm cứu lấy dân oan đã giúp đỡ cho gia đình tôi rất nhiều mặt, từ gạo thóc đến thuốc men, thậm chí cả việc ốm đau cũng có bàn tay của họ để che chở cho vợ chồng chúng tôi.”

Nói về lý do vì sao chọn việc làm thiện nguyện cho dân oan chứ không phải là các đối tượng nghèo khó khác trong xã hội, từ Hà Nội Họa sĩ Mai Dũng, thành viên Nhóm Cứu lấy Dân oan chia sẻ:

“Giúp dân oan là việc cần phải là ưu tiên, là mục tiêu số 1, vì họ là những người khổ cực nhất trong xã hội mà cần phải được chia sẻ cơm áo, chia sẻ tình thương để đem lại cho họ niềm tin vào cuộc sống. Đã có một số người trong số họ đã tự thiêu, như chị Tân ở Quảng Ngãi và còn có nhiều người khác sẵn sàng mua xăng để tự thiêu, bởi vì họ đã bị đẩy tới bước đường cùng rồi. Bây giờ lựa chọn thế nào khi đi làm thiện nguyện, giữa những người ở trên vùng núi xa xôi, họ không bị mất cái gì đâu mà chỉ bị nghèo khổ thôi. Còn những người dân oan thì hết sức cay đắng và cơ cực, khi họ một sống hai chết và luôn luôn ở tư thế muốn tự thiêu.”

Trả lời câu hỏi có bị sự can thiệp cũng như việc gây khó khăn của chính quyền đối với công việc thiện nguyện cứu giúp dân oan hay không?

JPEG - 63.9 kb
Anh Lại Tiến Sơn, thành viên Nhóm Cứu Lấy Dân Oan sau khi bị côn đồ hành hung khi đi làm từ thiện hôm 18/03/2015. Courtesy VRNs.

Bà Đỗ Thị Bích Ngà, một thành viên của Nhóm Cứu lấy Dân oan ở Sài gòn cho biết, đây là một công việc nhạy cảm, thậm chí có ý kiến cực đoan cho rằng đó là sự tiếp tay cho dân oan nhằm chống đối chính quyền. Bà cho chúng tôi biết:

“Họ cũng gây khó dễ, mỗi lần chúng tôi tới thăm bà con, đem gạo, đem thức ăn, đem quần áo tới cho bà con thì họ cho an ninh mặc thường phục và cả sắc phục theo dõi, quay phim chụp ảnh để khủng bố tinh thần. Rồi còn cá nhân tôi thì công an cũng đánh tiếng cho mẹ tôi, để mẹ tôi khuyên can tôi không nên làm những việc như thế này.”

Đồng quan điểm với bà Đỗ Thị Bích Ngà, bằng một thái độ lo ngại, ông Mai Dũng khẳng định:

“Khó khăn thì nhiều, nhưng chúng tôi thấy khó khăn nhất mà rất gai góc và mà rất nhiều nguy hiểm, là chúng tôi luôn bị theo dõi và rình rập. Ví dụ như hom qua, hai anh trong nhóm chúng tôi đi tụt lại phía sau một chút thì lập tức bị côn đồ chúng nó đánh anh một cách tàn tệ và bị trọng thương. Ở Việt Nam đã có quá nhiều các trường hợp như thế, tôi có thể kể tên cả chục người đã từng bị an ninh bảo kê cho côn đồ đánh đập. Những chuyện anh em chúng tôi bị đánh như thế cũng dễ hiểu là ai thực hiện, không có gì là khó hiểu cả. Đấy, cái khó khăn thực sự của anh em chúng tôi là như vậy!”

Đe dọa, sách nhiễu

Trên trang Dân luận, trong bài viết có tựa đề “Làm thiện nguyện ở Việt Nam không dễ dàng” tác giả bài viết đã khẳng định: “Trong khi có biết bao những con người thiện tâm luôn hướng về đồng bào của mình với nỗi lòng xót xa cho dân oan thì ngay ở trong nước, ngay thủ đô Hà Nội lại có những kẻ cướp đất của bà con nông dân được chính quyền bảo kê lại vô cùng hằn học căm tức. Không những họ đe doạ bà con, thậm chí họ còn thường xuyên dỗ dành, đe doạ cả chúng tôi là những người làm thiện nguyện. Ở đất nước này làm Thiện nguyện với Dân oan là không hề dễ dàng.”

Ngoài ra, sự vô cảm, việc thiếu ý thức trong việc chia sẻ và thông cảm với nỗi khổ, sự oan khuất của người khác của người Việt cũng là những trở ngại rất lớn trong công việc này. Ông Mai Dũng nhận định:

“Sự vô cảm của người Việt minh không phải là do nghèo, nhưng khi để họ bỏ một đồng vào cho dân oan là gần như là khó lắm. Tôi thấy đó là sự vô cảm của họ đối với nỗi đau đồng loại, đó là một cái cản trở lớn nhất trong việc cứu dân oan. Chúng tôi cũng mong rằng, cộng đồng trong và ngoài nước thấy rằng cái giúp đỡ vật chất là đáng quý. Nhưng là sao để cộng đồng trong và ngoài nước chia sẻ các thông tin về dân oan, để đưa đến mọi người các thông tin về dân oan để đem lại sự cảm thông và chia sẻ, để đánh tan sự băng giá của sự vô cảm. Tôi nghĩ rằng cái điều này sẽ rất nhanh chóng làm cho xã hội tiến triển tốt lên và cái xã hội đó sẽ đến gần hơn một xã hội Dân chủ thực sự.”

Cần giải thích cho mọi người hiểu để thông cảm với những người dân oan, họ đang đấu tranh cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng họ. Bà Đỗ Thị Bích Ngà khẳng định:

“Người dân họ cũng chưa hiểu hết vấn đề về dân oan, họ vẫn nghĩ những người dân oan là những người lười nhác, không làm việc mà chỉ ngồi chờ để nhận tiền hỗ trợ này kia, nhưng thực sự nó không phải như thế. Hiến pháp Việt Nam quy định là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, do vậy tất cả người dân Việt Nam có nguy cơ trở thành dân oan bất cứ lúc nào. Cho nên những người dân oan hiện nay đi khiếu kiện là họ đang đấu tranh cho tất cả các người dân trên cả nước, tôi nghĩ như thế.”

Trong một xã hội văn minh, hoạt động thiện nguyện là những hành động trợ giúp về vật chất cũng như tinh thần của những cá nhân trong cộng đồng, nhằm an ủi và giúp cho con người có thể san sẻ trong việc giúp đỡ những người yếu kém trong xã hội. Thiện nguyện tuy không thể thay đổi được xã hội, nhưng đó là bước đệm để xã hội có một cái nhìn, một sự quan tâm hơn đến những vấn đề đó. Việc cứu giúp những người dân oan ở Việt Nam hiện nay cũng là một trong những công việc cần thiết đó.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.