Lãnh Đạo Nói Dối, Cán Bộ Ăn Cắp

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ thủa ấu thơ, bên cạnh những điều hay lẽ phải, điều đầu tiên trẻ em được giáo dục trong gia đình cũng như ở học đường là không nói dối và không ăn cắp. Trẻ em nói dối và ăn cắp trong gia đình đã là điều xấu; tuy nhiên, thường thì cũng được phụ huynh bỏ qua sau khi dạy dỗ; nhưng, nếu nói dối và ăn cắp ngoài xã hội thì có khi trở thành lớn chuyện, hay ít nhất cũng làm ô danh cho gia đình, dòng họ. Đối với dân thường đã thế, thì với quan chức lãnh đạo đất nước, mức độ sẽ trầm trọng hơn nhiều, đặc biệt là những thói xấu đó lại xẩy ra ở nước ngoài.

Chính quyền cộng sản Việt Nam, từ hồi còn là Việt Minh đã nổi tiếng xảo trá, gian dối, đến độ dân gian có câu “nói dối như vẹm” (chữ vẹm là âm đọc của hai chữ VM, viết tắt của Việt Minh mà ra), thì chuyện quan chức của chính quyền này lừa bịp, ăn cướp tài sản của nhân dân cũng như ăn cắp tài nguyên quốc gia chẳng còn gì là lạ nữa. Với một nhà cầm quyền như vậy thì đương nhiên đất nước và nhân dân là phiá bị thiệt thòi. Nhưng với quyền hành trong tay, họ vẫn có thể hùng hổ cả vú lấp miệng em, coi thường dư luận và ngồi trên pháp luật được. Thói quen nói dối và ăn cắp của thành phần ăn trên ngồi trốc này không dừng lại ở biên giới quốc gia. Nhưng ở nước ngoài thì họ không thể coi thường dư luận, hay bịt miệng được báo chí như vẫn làm ở trong nước. Do đó, đã bao lần người Việt nam bị nhục nhã lây vì những hành vi vô giáo dục của các quan chức cộng sản Việt Nam ở nước ngoài.

Chuyện ông đại sứ Lê Văn Bàng đào sò trái phép bị cảnh sát New York bắt, rồi nói dối là không biết tiếng Anh và khai man với cảnh sát, đã được báo chí Mỹ đăng đi đăng lại nhiều lần. Chuyện lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam nói dối không ngượng miệng với những nguyên thủ hay trước Quốc hội các quốc gia mời họ đến thăm, về những quyền tự do dân chủ chỉ có trong tưởng tượng ở Việt Nam; hay khi bị ký giả chất vấn về vấn đề tham nhũng, hối lộ trong những buổi họp báo, thì đều chối leo lẻo,… tất cả đều đã được giới truyền thông độc lập ở nước ngoài vạch trần. Tuy nhiên, báo chí của nhà nước Việt Nam chẳng hề thông tin cho dân chúng biết về những chuyện nhục nhã này. Nhưng, không vì thế mà nhà nước có thể bịt mắt được dân chúng. Sự tiến bộ của truyền thông, đặc biệt là của internet, đã khiến chân tướng của những quan chức nhà nước ra nước ngoài, dần dần bị phơi bày. Chỉ nội trong năm 2008, đã có một danh sách khá dài về những hành vi vô giáo dục của cán bộ cộng sản Việt Nam ở nước ngoài.

JPEG - 31.8 kb

Chuyện buôn lậu sừng tê giác ở Nam Phi, đi ăn cắp rượu ở Singapore, ăn cắp kính mát bị bắt ở tù ở Thái Lan; chuyện phi hành đoàn Vietnam Airlines bị bắt ở Sydney (Úc) về tội đem lậu 6 triệu rưỡi Úc Kim vào nước này; chuyện tiếp viên hàng không Việt Nam cất giấu hơn 300 ngàn đồng Euro cùng một khối lượng lớn mỹ kim bị quan thuế Hàn quốc câu lưu; rồi mới đây chuyện phi công Đặng Xuân Hợp bị bắt ở phi trường quốc tế Narita (Nhật) về tội chuyển hàng ăn cắp về Việt Nam, và tất cả các cơ sở của Vietnam Airlines đều bị khám xét, lòi ra nhiều thùng hàng ăn cắp, toàn đồ mỹ phẩm đắt giá, chưa kịp chuyển vận về Việt Nam.

Những người làm các chuyện xấu như vừa kể trên không phải vì nghèo mà đi ăn cắp. Họ toàn là cán bộ, quan chức cao cấp của đảng và nhà nước CSVN, hay ít ra cũng là con cháu, bà con với giới lãnh đạo. Thói quen xem thường luật pháp, coi thường dư luận, coi thường dân chúng của họ ở trong nước, khi ra nước ngoài cộng chung lại thành coi thường thể diện quốc gia.

Đương nhiên là bất cứ người Việt Nam nào còn chút liêm sỉ cũng đều phẫn nộ về hành vi của đám tay chân thân tín, được đảng và nhà nước cộng sản Việt nam cho đi nước ngoài vừa nêu. Nhân vụ PCI và VietNam Airlines, vụ buôn sừng tê giác,…. nhà nước cộng sản Việt Nam không thể che giấu được nữa, nhiều người nay mới có cơ hội nói lên sự nhục nhã của một đất nước, một dân tộc bị cai trị bởi một chính quyền đầy dẫy những người ăn cắp và nói dối . Đặc biệt là sự nhục nhã của những người cầm hộ chiếu nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra nước ngoài.

Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã bị hệ thống truyền thông nhà nước đấu tố kịch liệt khi ông nói lên nỗi nhục vừa kể, giờ đây các loa đài này im thin thít…. Người ngoại quốc có thể không phân biệt được ai là người của chính quyền, ai là dân thường, và họ coi khinh cả dân tộc Việt Nam. Nhưng người Việt Nam thì biết rõ và vô cùng khinh miệt cái chế độ mà lãnh đạo thì chuyên nói dối, còn quan chức, cán bộ khi ra nuớc ngoài thì buôn lậu, ăn cắp.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.