Lễ Trao Giải Tự Do Ngôn Luận 2014 cho Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Buổi lễ trao giải Tự Do Ngôn Luận 2014 cho nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã diễn ra trang trọng vào ngày 22.3.2015 tại thủ đô Oslo, Na Uy, trước sự chứng kiến của hơn 200 thành viên của Hội Nhà Văn Na Uy.

Ông Øyvind Hånes, chủ tịch Ủy Ban Quốc Tế tuyển chọn khôi nguyên cho giải Tự Do Ngôn Luận hàng năm, đã trình bày lý do tại sao Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa của Việt Nam xứng đáng nhận giải Tự Do Ngôn Luận 2014. Trong bài phát biểu, ông mô tả tình trạng Nhà cầm quyền Việt Nam đã tự giao cho họ quyền kiểm soát mọi mặt trong đời sống và đương nhiên đại diện tất cả người dân và không cho những ý kiến bất đồng. Chính vì thế mà ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã bị bắt vào tháng 9 năm 2008, về tội, theo cáo trạng, đã ” xúc phạm đến đảng cộng sản Việt Nam cũng như nhân dân Việt Nam”.

Ông Øyvind Hånes cho biết: “Vì tội đó ông bị bản án 6 năm tù, trong đó có thời gian 2 lần bị biệt giam, mỗi lần kéo dài 3 tháng. Ông ra tù năm 2014, nhưng vẫn bị 3 năm quản chế mà ông hiện nay đang thi hành tại nhà. … Và vì đang bị quản chế nên ông không thể hiện diện nơi đây với chúng ta hôm nay. Nhưng thật là may mắn và vui mừng vì hôm nay chúng ta hân hạnh đón chào vợ của ông là bà Nguyễn Thị Nga đã đến đây để nhận giải thế ông”.

Cả hội trường đã đứng lại vỗ tay rất lâu khi bà Nga thay mặt chồng mình để nhận bằng ban khen và hoa từ vị chủ tịch ủy ban trao tặng.

Kế đó là phần phát biểu của Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trực tiếp từ Việt Nam qua hệ thống Skype. Trong bài phát biểu ngắn gọn nhưng xúc tích, ông trình bày về thực trạng của các văn nghệ sĩ dưới chế độ cai trị khắc nghiệt hiện nay. Nhưng ông cũng cho mọi người thấy những cố gắng vượt bực của giới văn nghệ sĩ đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và những đau khổ, trấn áp mà họ phải gánh chịu.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết: “Nhờ có Internet nhiều nhà văn chúng tôi đã xuất bản tác phẩm của mình trên blog, facebook bất chấp chính quyền lập tường lửa ngăn chặn và kết án người viết bằng các tội danh phi lý như “tuyên truyền chống nhà nước” hay “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, v.v. Từ năm 2013, một số nhà văn đã vượt qua được sự sợ hãi, tách ra khỏi sự kìm kẹp của chính quyền và cố gắng thành lập “Hội nhà văn độc lập”. Khi nghe đến nỗ lực này, cả hội trường đã vỗ tay vang dội.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng phát biểu: “Tôi coi đây là một vinh dự lớn, không chỉ dành cho những sáng tác của tôi trong thời gian qua, mà còn là một vinh dự lớn cho các nhà văn Việt Nam đã vượt qua được sự sợ hãi về tù đày, khủng bố, vu cáo… để dùng các trang viết phục vụ cho nỗ lực dân chủ hóa đất nước, cho văn học đích thực. Nó cũng là sự khích lệ quý báu của quý Hội dành cho giới cầm bút tại Việt Nam đang viết cho nhân dân Việt Nam yêu quý của chúng tôi, một dân tộc đang đấu tranh để có được một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái, tiến bộ và thịnh vượng”.

Cả hội trường cả đứng dậy vỗ tay thật lâu sau phần phát biểu của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Nhiều người đã rơi lệ vì cảm động trước sự dũng cảm của vị khôi nguyên giải Tự Do Ngôn Luận 2014.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.