Lễ Tưởng Niệm 20 Năm Anh Hùng Đông Tiến Tại Houston, Hoa Kỳ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng hay gọi tắt là đảng Việt Tân – đảng bộ Houston, vừa long trọng tổ chức một buổi Lễ Tưởng Niệm 20 Năm Anh Hùng Đông Tiến. Chương trình tổ chức tại phòng hội đài Little Saigon, vùng Tây Nam Houston, vào 2 giờ trưa Chủ Nhật 9 tháng 9, 2007, qui tụ khoảng 120 người tham dự, đa số là đại diện Hội Đoàn, Tổ chức đấu tranh.

Đây là một lễ giỗ, nhằm tưởng nhớ Tướng Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu lãnh đạo tiên phong và các kháng chiến quân Mặt Trận QGTNGPVN, đã anh dũng hy sinh trong vùng rừng núi Lào Việt trong công tác xâm nhập quê mẹ, để giải thể chế độ CS Việt Nam năm 1987.

JPEG - 104 kb

Khai mạc lúc 2 giờ 20 phút với nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam và phút mặc niệm anh linh các chiến sĩ, dưới sự điều động của xướng ngôn viên tổng quát Phan Trọng Hân. Trưởng ban tổ chức là một thanh niên trẻ tên Nguyễn Việt. Sau lời chào mừng ngắn, gọn cám ơn sự hiện diện của quan khách, anh Nguyễn Việt nói rằng, tuổi trẻ các anh rất biết ơn về những hy sinh của các anh hùng Đông Tiến, là một bó đuốc soi đường cho thế hệ trong công tác đấu tranh. Đảng Việt Tân đặt quyền lợi của tổ quốc Việt Nam lên trên mọi đảng phái, chỉ một mục tiêu là đấu tranh cho quê hương Việt Nam có tự do, dân chủ, nhân quyền.

JPEG - 64.9 kb

2: 25phút: Quan khách lên làm lễ dâng hương (Ông Nguyễn Anh Dũng, ông Trương Túc và ông Đặng Quốc Việt- Bí thư đảng bộ Việt Tân Houston). Giữa khói hương trên bàn thờ tổ quốc, hình ảnh các chiến sĩ đã bỏ mình trên con đường Đông Tiến như đang dõi tia mắt buồn bã xuống một cử tọa hầu hết là những mái đầu đã bạc. Hai mươi năm đi qua (1987 – 2007), bao nhiêu nước chảy qua cầu … Hình như họ đang thầm thì trong không gian rất im lắng: “chúng tôi đã nằm xuống trên 20 năm rồi, thân xác đã thành phân bón cho cây rừng thêm xanh, là viên gạch lót đường cho công cuộc giải phóng quê hương, mà tại sao bây giờ dân oan vẫn kêu than, người dân vẫn còn ôm nỗi thống khổ?”

Giây phút lắng đọng này, xướng ngôn viên (ông Phạm Thường) cũng không quên nhắc nhở đến anh hùng Trần văn Bá, Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân (là những anh hùng của một Tổ Chức Phục Quốc do ông Lê Quốc Túy lãnh đạo), đã nhận lãnh bản án tử hình của CS Việt Nam trong khi thi hành nhiệm vụ.

Kết luận, ông Phạm Thường nhấn mạnh: Việt Tân là đảng phái chánh trị có tổ chức qui mô, tuy đã gặp nhiều khó khăn từ lúc ban đầu, nhưng đã soi sáng cho thế hệ đi sau trong vai trò đấu tranh, tìm giải pháp để giải phóng quê hương.

2 giờ 35: Cử tọa được mời lên bàn thờ tổ quốc, đốt nén hương cho những anh hùng Kháng Chiến Quân. Trong không gian đậm mùi nhang khói, các mái đầu cúi thấp, cùng nhau khấn nguyện, mong hồn linh chứng giám, bỗng có tiếng hát trầm trầm, buồn bã quyện trong tiếng nhạc Tây Ban Cầm bập bùng. Giọng hát nỉ non….

JPEG - 124.3 kb

Nửa khuya ghé thăm anh. Gió Đông về lành lạnh. Trời hiu quạnh, hờ hững nước trôi quanh. Anh nằm bên giòng suối. Chơ vơ một gốc chanh. Con chim nào đang khóc. Vì thương lá đoạn cành. Kìa anh, cây chanh nhỏ. Hôm dúi vội bên anh. Bây giờ, chanh đã lớn. Mộ anh cỏ cũng xanh. Anh giờ thôi áo trận. Thay vào áo sử xanh. Còn tôi, đêm ngày vẫn đấu tranh. Gửi anh cây chanh nhỏ. Nhờ anh bón cho xanh. Mai này khi chiến thắng. Có cây chanh làm dấu. Tìm cốt người hùng anh. Thôi! Chào nhau anh nhé. Chúc anh giấc mộng lành….

Đây là nhạc phẩm Thăm Bạn, thơ Nguyễn Đức Thắng, nhạc Nguyễn Hòa Nguyên, do chính anh Nguyên vừa đàn, vừa hát.

JPEG - 74.2 kb

2 giờ 45: Phát biểu của ông Đặng Quốc Việt, Bí thư Đảng Bộ Việt Tân Houston: Ông nói rằng, các KCQ đã hy sinh tình riêng để tranh đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ, chấp nhận sự hiểm nguy đến tánh mạng. Sự hy sinh bản thân mình cho chính nghĩa tự do này rất cao quí, là những viên gạch lót đường cho công cuộc đấu tranh.

2 giờ 47: Chiếu phim slide hình ảnh của Chủ tịch Đảng Việt Tân – ông Đỗ Hoàng Điềm đọc bài diễn văn trong buổi lễ Tưởng Niệm 20 Năm Đông Tiến tại miền Nam California. (Ông Đỗ Hoàng Điềm, là cháu ruột của tướng Hoàng Cơ Minh, có bằng MBA, đã đưa vai nhận trọng trách lèo lái đảng Việt Tân, thay thế cho ông Nguyễn Kim vào tháng 10, 2006).

Bài diễn văn của ông Đỗ Hoàng Điềm, có nội dung tóm lược lịch sử thành lập của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Gỉai Phóng Việt Nam (1976), đến năm 1980, phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều đoàn thể nhỏ gia nhập, lúc đó tướng Hoàng Cơ Minh 45 tuổi. Căn cứ của Mặt Trận QGTN Giải Phóng Việt Nam được lập trong vùng rừng núi dọc biên giới Thái – Lào. Sau đó, ông lập đảng Việt Tân (1982). Đến năm 1987, Tướng Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã đi về hướng Đông để tìm đường về nước. Sau 45 ngày di hành trong rừng sâu, dọc theo biên giới Lào Thái, thì bị quân CS Việt Nam chận đánh. Cuối cùng, ông Hoàng Cơ Minh tự sát sau khi bị thương và các anh em Kháng Chiến Quân tháp tùng, lớp thì bị bắt, lớp bị tử thương. Tất cả đoàn quân Đông Tiến đã nằm xuống khi còn cách đất mẹ vài chục cây số! Hoàng Cơ Minh là vị tướng lãnh duy nhất đã chết hào hùng trong chiến trường sau năm 1975. Tóm lại, từ năm 1987- 2007, đảng Việt Tân đã cống hiến hằng trăm Kháng Chiến Quân trong công cuộc tranh đấu. Hãy đặt họ vào vị trí xứng đáng trong lòng lịch sử dân tộc. Đảng Việt Tân với chủ trương san bằng mọi bất công trên quê hương Việt Nam, là đảng phái dùng phương tiện quân sự bằng những cơ sở nằm trong các khu rừng, dọc theo biên giới Lào – Việt, đã có một tướng lãnh anh hùng làm đảng trưởng.

Sau khi phổ biến hình ảnh đương kim chủ tich đảng Việt Tân, qua bài diễn văn khá hùng hồn, mạch lạc của Chủ Tịch Đỗ Hoàng Điềm, cuốn phim lần lượt trình chiếu với lời thuyết minh rõ ràng, hình ảnh sinh hoạt của Kháng Chiến Quân trong khu chiến với những mái lá đơn sơ, nằm heo hút trong rừng xanh mịt mùng. Kế tiếp là chân dung 15 vị chiến hữu tiền phong đã thành lập Đảng, đã vị quốc vong thân.

Mọi người không cầm được giọt lệ xúc động khi nhìn thấy những nét khôi ngô tuấn tú của những KCQ trẻ tuổi, hoặc sự khắc khổ của tướng Hoàng Cơ Minh, nét kiêu hùng của Ông Dương văn Tư (Đại Tá Bộ Binh) ông Lê Hồng (cựu quân nhân Nhảy Dù, từ Mỹ về), nhà văn Võ Hoàng (trước đây định cư tại San Jose, Bắc Cali …hiện lên trên màn ảnh (slide) cùng với ngày sinh, ngày tử trận, quê quán…Ngoài các KCQ tuyển mộ tại các trại tị nạn, các vị lãnh đạo của Mặt Trận QGTNGPViệt Nam đều về từ hải ngoại. Họ đã từ bỏ đời sống tiện nghi bơ, sữa của xứ người, xa cách gia đình, chọn cuộc sống thiếu thốn nơi rừng núi gian nguy hiểm trở, chiêu tập binh mã, chờ ngày khởi binh. Cuộc Đông Tiến bất thành nhưng anh hùng tử, khí hùng bất tử. Những xác thân kia đã là viên gạch, là bó đuốc, làm nền tảng, soi đường cho một thế hệ thanh niên đi dựng xây tự do, công bằng cho đất Việt.

Cuốn phim lần lượt nói đến các Tổ Chức đấu tranh của người Việt sau năm 1975 ở nội địa cũng như ở hải ngoại như Tổ Chức Người Việt Tự Do ở Nhật, rồi thì Lực Lượng Quân Dân Việt Nam ở Hoa Kỳ là những Tổ Chức đấu tranh chính trị đã thành lập sau khi làn sóng dân tị nạn Việt đặt chân đến xứ người.

3 giờ 30: Bí Thư đảng bộ Đặng Quốc Việt trao tặng Huy Hiệu Đông Tiến cho các cựu thành viên của Mặt Trận QGTHGPViệt Nam, vì nhiều lý do đã ra khỏi Tổ Chức. Tổng cộng 8 người, trong đó có quí ông Lưu Tô, Nguyễn văn Xung, Nguyễn văn Tấn v.v. Đại diện cho 8 vị này là ông Xung, đã phát biểu với nội dung cám ơn Đảng vẫn còn nhớ đến, tuy rằng không còn là thành viên nữa, nhưng vẫn là cảm tình viên, luôn sát cánh hỗ trợ trong cuộc đấu tranh giải thể chế độ CS tại Việt Nam.

3 giờ 35: (Ông Phạm Huy Cường): Gíơi thiệu Tác phẩm Trên Đường Đông Tiến, giá bán 30 đô la. Chúng tôi xin tóm tắt như sau:

Trên Đường Đông Tiến dày hơn 700 trang, bìa cứng, gồm 3 phần:

-Phần 1. đề cập đến chủ trương và hoạt động của Mặt Trận, diển biến lịch sử của Việt Nam, các hoạt động tiêu biểu của Mặt Trận từ khởi đầu cho đến tháng 6, 2007, giúp cho người đọc ôn lại những thăng trầm của đất nước torng 32 năm qua.

-Phần 2: Gồm 22 bài viết của nhiều tác giả, đề cập về tướng Hoàng Cơ Minh và chiến hữu của ông như Ngô Chí Dũng (từ Nhật về), Lê Hồng (từ Mỹ) Dương văn Tư, Võ Hoàng (từ Mỹ về), Phùng Tấn Hiệp, Trần Thiện Khải.

-Phần 3: đề cập về con đường Đông Tiến với máu, mồ hôi, nước mắt chan hòa trong những chuyến xâm nhập của hàng trăm KCQ trong giai đoạn 10 năm, từ 1981- 1991.

Ngoài ra còn có 300 bức ảnh ghi lại các sinh hoạt, học tập, di hành, giải lao của KCQ xen kẻ trong các bài viết.

Kết thúc chương trình là phát biểu của ông Nguyễn Anh Dũng (Phật giáo Hòa Hảo) và Ông Nguyễn Tấn Trí (Đại diện các đoàn thể đấu tranh). Cả hai đều ca tụng sự hy sinh, sự dấn thân của các kháng chiến quân, cảm thấy xúc động khi nhìn thấy hình ảnh của các KCQ …

4:00: BTC mời tiệc trà nhưng lại dọn ra với các thức ăn rất ngon và bổ dưỡng do quí phu nhân, thành viên của đảng Việt Tân phụ trách: Xôi, Gỏi, Chả Giò, Heo Quay, Vịt quay, Bánh Hỏi và các món Mì Xào chay. Có nước ngọt và trái cây. Mọi người có dịp gặp gỡ trò chuyện, bàn thảo về các sinh hoạt đang luân phiên tổ chức trong cộng đồng.

Chương trình tổ chức rất chu đáo, nhất là phần chiếu phim slide với các hình ảnh KCQ và sinh hoạt của họ trong khu chiến, đã gây sự xúc động.

JPEG - 136.4 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.