Lệnh cấm đánh bắt cá: Món quà thứ hai cho Phùng đại tướng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 15.5.2015, sau cái bắt tay hữu nghị giữa hai Bộ trưởng quốc phòng Việt cộng Phùng Quang Thanh và Trung cộng Thường Vạn Toàn trên cầu Hồ Kiều tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (tỉnh Lào Cai), biên giới Việt-Trung, ông tướng Ta được ông tướng Tàu tặng một món quà, là một chiếc bình gốm đặc trưng phong cách Trung Hoa. Báo chí đăng tin, ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã nhận món quà với sự trọng thị, vui vẻ và cảm ơn chân thành.

Sau hôm nhận món quà nói trên, trong nỗi vui mừng được đón Thượng tướng Thường Vạn Toàn và Đoàn đại biểu Quân Giải phóng nhân dân Trung cộng sang dự Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt-Trung lần thứ hai còn tràn trề, ông Phùng Quang Thanh lại được Bắc Kinh tặng thêm một món quà thứ hai, đó là Lệnh cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên Biển Đông từ ngày 16/5 đến ngày 1/8 trong phạm vi vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc lên đến hết vùng biển tỉnh Quảng Đông, bao gồm khu vực đánh cá chung thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ theo hiệp định hợp tác nghề cá mà hai bên Việt-Trung đã ký kết năm 2000 và phê chuẩn năm 2004.

Bản tin ngày 17/5 của đài VOA cho biết (*): “Trong cuộc gặp gỡ báo chí, ông Phùng Quang Thanh nói đây là một cuộc gặp lịch sử và ông bày tỏ lạc quan rằng qua cuộc giao lưu này, quân đội hai nước đã gửi ’những tín hiệu hết sức đáng mừng’ tới nhân dân hai nước. Phát biểu ngay trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nói hai nước đã ‘giải quyết tốt vấn đề trên biển’, và rằng hai nước có “’đủ trí tuệ và khả năng để thành công trong việc xử lý các vấn đề hàng hải’”.

Thế nhưng, khi nhìn vào bản đồ vùng cấm đánh bắt cá mà Bắc Kinh ngang ngược đưa ra, thì vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo luật biển quốc tế không còn là của Ta nữa mà là của Tàu. Như vậy người ta phải hiểu như thế nào về lời tuyên bố nêu trên của tướng Thường Vạn Toàn (hai nước đã giải quyết tốt vấn đề trên biển) và tướng Phùng Quang Thanh xem đó là “tín hiệu hết sức đáng mừng? “Đã giải quyết tốt” và “đáng mừng” vì Việt Nam đã giao gần hết biển cho Tàu một cách êm thắm chăng?

Bắc Kinh còn tuyên bố rằng trong thời gian 2 tháng rưỡi áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá, sẽ tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm. Tuy nhiên tàu thuyền “có giấy phép” (của Trung Quốc) vẫn được tới đánh bắt ở khu vực này.

Đây không phải lần đầu tiênTrung cộng đưa ra lệnh cấm như vậy, mà đã bắt đầu từ năm 1999. Và cứ mỗi lần như thế thì nhà nước CSVN lại cho người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao lên tiếng phản đối.

Và cứ sau mỗi lần phản đối mang tính truyền thống như vậy thì nhà nước lại hô hào ngư dân ta cứ tiếp tục bám biển để rồi tàu cá thì bị tàu hải giám Trung cộng đâm hỏng, tài sản bị tịch thu, bị đánh đập, thậm chí có người còn mất cả mạng sống. Những lúc như thế này thì ngư dân rất cần sự bảo vệ nhưng chẳng thấy bóng dáng của lực lượng Hải quân Việt Nam đâu cả. Chỉ khi chiếc tàu cá rách bươm với đám ngư dân khốn khổ lết về gần tới bến thì mới gặp tàu Hải quân Việt Nam. Tất cả họ “bận“ vì đã được lệnh bám bờ để tránh “gây tình hình thêm phức tạp”.

Trung cộng không chỉ đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm mà còn bắt ngư dân Việt phải đóng lệ phí mới được phép đánh bắt. Đây là cách Bắc Kinh xác lập chủ quyền của họ trên vùng biển này, mà ngư dân Việt Nam không còn cách nào khác là phải đóng lệ phí để kiếm sống, coi như mặc nhiên thừa nhận chủ quyền vừa kể của Trung Quốc.

Đối với ngư dân ta, dẫu vẫn biết làm như vậy là vô lý, vì đó là ngư trường truyền thống bao đời của mình, cũng như biết rõ sự ngang ngược của bá quyền Trung cộng, nhưng vì không có ai bao vệ và vì muốn yên tâm, yên thân bám biển nên phải mua giấy ‘thông hành hải’ giá 40 triệu đồng cho thời hạn một năm do Trung cộng phát hành để việc đánh bắt cá mới được Trung cộng xem là hợp lệ.

Cứ mỗi lần Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông thì nhà nước CSVN lại cho chạy đi chạy lại cuộn băng rè đã xử dụng qua bao nhiêu nhiệm kỳ người phát ngôn từ Lê Dũng, Nguyễn Phương Nga, Phạm Thu Hằng, Lương Thanh Nghị và ngày nay là ông Lê Hải Bình.

“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, phù hợp với các quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”.

“Việc phía Trung Quốc ra thông báo phạm vi và thời gian nghỉ đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo đúng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.

Nhà nước CSVN luôn khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và luôn hành xử đúng luật quốc tế, còn Trung cộng làm bậy làm càn, sai luật quốc tế,….Nhưng tuyệt nhiên không dám chính thức kiện Trung cộng ra toà án quốc tế như Philippine đã làm. Điều này làm nổi lên câu hỏi, khi dựa trên luật quốc tế để làm cơ sở tranh biện với Trung cộng, nhưng không những không có kết quả nào, ngược lại cứ bị thua thiệt mãi trên thực địa, thì tại sao lại không đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền để giải quyết mà chỉ dám phản đối lấy lệ?

Những tuyên bố của lãnh đạo CSVN như “không đánh đổi chủ quyền để lấy tình hữu nghị viễn vong“ hoặc “Trung Quốc làm vậy, sao giữ được hòa hiếu?“, hoặc khuyến khích ngư dân bám biển, v.vchỉ cốt để cho người dân nghe mà ngỡ rằng, lãnh đạo đảng cũng “yêu nước” đấy! Chứ hoàn toàn không giải quyết được điều gì như thực tế đã cho thấy, và chắc chắn lãnh đạo đảng cũng biết như vậy. Thế nhưng tại sao đảng vẫn cự tuyệt đa phương hoá, quốc tế hoá vấn đề Biển Đông đúng như luật biển đã quy định đó là vùng biển quốc tế? Mà cứ bám vào chủ trương “giải quyết song phương” của Trung Cộng đưa ra? Dù ai cũng biết đó là cách Trung cộng dễ bắt nạt các nước nhỏ yếu hơn, để dần dần chiếm trọn vùng biển lưỡi bò. Điều này khiến người ta không khỏi nêu lên câu hỏi khác. Phải chăng có sự khuất tất của CSVN trong vấn đề này?

Bao lâu nay những điều thâm cung bí sử của đảng CSVN, những điều mà đảng CSVN cho là bí mật và luôn muốn giấu người dân, như chuyện đời tư của Hồ Chí Minh, chuyện Công hàm Phạm Văn Đồng 1958, cho đến Mật nghị Thành Đô… Thế nhưng kể từ khi Trung cộng lộ rõ bản chất bá quyền và có những hành động xâm lăng biển đảo của Việt Nam, vấp phải sự chống đối của người dân Việt, thì Bắc Kinh bắt đầu tiết lộ một số những điều bí mật mà hai bên đã từng giữ kín từ lâu nay, trong mục tiêu biện minh cho các hành động xâm lược của họ.

Phải chăng lãnh đạo CSVN không dám kiện Trung cộng ra toà án quốc tế vì lo sợ Bắc Kinh sẽ tiết lộ thêm những bí mật khác khiến cho đảng khó ăn khó nói, khó chống đỡ? Như họ đã từng làm khi đưa ra Công hàm Phạm Văn Đồng, sách giáo khoa, bản đồ (của CSVN) v.v.. như là những “bằng chứng không thể chối cãi” rằng, CSVN đã chính thức thừa nhận vùng Biển Đông là thuộc về Trung Quốc?

Hiện tượng quân đội không bảo vệ chủ quyền đất nước mà lại giao lưu với giặc, như được đề cập ở trên, chỉ là một trong rất nhiều điều đã từng diễn ra, củng cố cho nghi vấn về những sự khuất tất của đảng CSVN.

Việt Nam mất nước là vì vậy.

(*) http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-phan-doi-lenh-cam-danh-ca-cua-trung-quoc/2775816.html

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.