Cao Ủy Nhân Quyền LHQ kêu gọi nhà cầm quyền VN thả nhà hoạt động Trần Thị Nga

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Á Châu bảy tỏ quan ngại về việc nhà cầm quyền kết án chị Trần Thị Nga 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với cái gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự, và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN phóng thích chị Trần Thị Nga và các nhà tranh đấu nhân quyền đang bị giam cầm.

“Các nhà bảo vệ nhân quyền không thể bị đối xử như những kẻ tội phạm đe dọa an ninh quốc gia,” Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh trong Bản lên tiếng được phổ biến ngày 28-07-2017.

Sau đây là nguyên văn Bản lên tiếng.

BBT – Web Việt Tân

— –

UN Human Rights – Asia
Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc – Á Châu

Chúng tôi quan ngại về việc gia tăng đàn áp những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, những người chất vấn hay phê bình chính quyền và chính sách.

Hôm thứ ba, bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động được biết đến nhiều, đã bị kết án 9 năm tù và 5 năm quản chế vì cái gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” do đã đăng các lời bình trên mạng. Chúng tôi rất quan ngại về mức độ nặng nề của bản án và tiến trình tại buổi xử, trông không có vẻ gì đúng với tiêu chuẩn xét xử đúng đáng. Theo Điều khoản 88 của bộ Luật Hình Sự, bà Trần Thị Nga đã bị giữ không cho liên lạc với ai suốt 6 tháng, từ khi bị bắt vào tháng 1 đến vài ngày trước buổi xử án. Bà Trần Thị Nga không được cho phép đủ thời giờ để chuẩn bị cho việc bào chữa. Buổi xử diễn ra chỉ 1 ngày. Gia đình và bạn hữu của bà bị từ khước không cho vào tham dự phiên tòa.

Bản án đối với bà Trần Thị Nga chỉ chưa đầy một tháng theo sau một blogger nhiều uy tín khác là bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm. Bà bị 10 năm tù cũng vì Điều 88, sau một buổi xử cũng đầy thiếu sót tương tự.

Trong hơn 6 tháng qua, ít là 7 nhà bảo vệ nhân quyền khác đã bị bắt và bị truy tố. Vài chục người khác đang bị giam giữ, và hai người bị trục xuất hay buộc phải lưu vong. Nhiều người khác bị hăm dọa, xách nhiễu, và bạo hành. Các nhà bảo vệ nhân quyền không thể bị đối xử như những kẻ tội phạm đe dọa an ninh quốc gia.

Văn phòng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và cơ chế nhân quyền quốc tế đã nhiều lần chê trách Điều 88 bộ Luật Hình Sự, cùng với một số điều khác trong bộ luật này, vì chúng vi phạm luật nhân quyền quốc tế. Sự thất bại của chính phủ Việt Nam trong việc đáp ứng các quan ngại của cộng đồng quốc tế liên quan đến các trói buộc những quyền căn bản đã tạo nhiều nghi ngờ về thiện chí của họ trong việc bảo vệ và đề cao nhân quyền.

Chúng tôi thôi thúc nhà cầm quyền Việt Nam hãy thả ngay những người bị giam giữ chỉ vì họ hành xử các quyền tự do diễn đạt của họ, và hãy sửa đổi các luật lệ quá mơ hồ và quá bao trùm để nhân danh an ninh quốc gia đàn áp những người bất đồng chính kiến.

– (Ký tên) Phát ngôn nhân cho Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Họp báo, Văn phòng Liên Hiệp Quốc, Geneva.

***

We are concerned about the intensifying crackdown against human rights defenders in Vietnam who have questioned or criticised the Government and its policies.

On Tuesday, a well-known activist, Tran Thi Nga, was sentenced to nine years’ imprisonment and five years’ house arrest for so-called “anti-State propaganda” over comments posted online. We have serious concerns about the severity of the sentence and the conduct of the trial, which does not appear to have met due process standards. In accordance with provisions of article 88 of the Penal Code, Tran was kept in incommunicado detention for some six months, from her arrest in January until a few days before the trial. Tran was not allowed adequate time to prepare her defence, the trial lasted just one day and her family and friends were denied entry to the courtroom.

Tran Thi Nga’s sentence comes less than a month after another prominent blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh, a.k.a Mother Mushroom, was jailed for 10 years, also under article 88, following similarly flawed judicial proceedings.

Over the last six months, at least seven other human rights defenders have been arrested and face prosecution, several dozen are currently detained, and two have been deported or sent into exile abroad. Many others have been intimidated, harassed and brutally beaten. Human rights defenders should never be treated as criminals who are a threat to national security.

The UN Human Rights Office and international human rights mechanisms have repeatedly denounced article 88 of the Penal Code, along with several other provisions of the Code, as being in breach of international human rights law. The Vietnamese Government’s failure to address the concerns of the international community about restrictions on fundamental freedoms raises doubts about its commitment to protect and promote human rights.

We urge the Vietnamese authorities to immediately release all those detained in connection with their exercise of their rights to freedom of expression, and to amend the overly broad ill-defined laws that are used – under the pretext of national security – to crack down on dissent.

– Spokesperson for the UN High Commissioner for Human Rights, News Briefing, UN Office, Geneva

Nguồn: UN Human Rights – Asia

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.