Liệu CSVN gia tăng đàn áp sau khi đi gần với Mỹ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Radio Chân Trời Mới (Lê Quyên): Sự kiện Tổng thống Obama và phó Tổng thống Joe Biden cùng đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN tại Tòa Bạch Ốc hôm mồng 7 tháng 7, được Hà Nội đánh giá rằng Hoa Kỳ đã chính thức công nhận thể chế chính trị tại Việt Nam. Ngoài ra, tại cuộc họp báo ở Hà Nội vào ngày 28 tháng 7 vừa qua, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius nói rằng, quan hệ giữa CSVN và Hoa Kỳ hiện đang tốt nhất từ trước đến nay. Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị mỗi quốc gia. Phát biểu của ông Ted Osius cũng chỉ để lập lại điều mà ông đã nói với Cộng đồng người Việt tại Nam và Bắc Cali khi có dịp tiếp xúc vào ngày 12 và 14/7 là Mỹ không có chính sách thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam.

Qua một số nội dung nói trên, khiến nhiều người lo ngại là khi quan hệ giữa CSVN và Hoa Kỳ trở nên gắn bó, Hoa Kỳ sẽ không còn đề cập hay đặt vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam nữa. Nhất là Hoa Kỳ sẽ không còn tích cực ủng hộ các nỗ lực dân chủ hóa tại Việt Nam. Như vậy sau khi đi gần hơn với Mỹ trong những ngày tới, liệu CSVN sẽ có gia tăng đàn áp các nhà dân chủ cũng như trấn áp các lực lượng chống đối ngày một mạnh mẽ hơn không. Để tìm hiểu vấn đề này, xin mời quý vị theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình hôm nay.

Lê Quyên: Trước hết xin ông cho biết quan điểm về việc Tổng thống Obama đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, tại Tòa Bạch Ốc; có phải là Hoa Kỳ đã chính thức công nhận thể chế chính trị độc tài tại Việt Nam do đảng CSVN lãnh đạo?

Lý Thái Hùng: Chính sách quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ, một cách tổng quát dựa trên ba nền tảng chính yếu nhằm phục vụ cho quyền lợi của nước Mỹ: 1/ Giao thương về kinh tế; 2/An ninh chiến lược; 3/ Cổ võ nhân quyền, dân chủ. Tùy theo mối quan hệ với từng quốc gia cũng như tùy theo tình hình của giai đoạn cùng chính sách của mỗi vị Tổng thống mà Hoa Kỳ sẽ chú trọng hay dồn sức nhiều hơn vào 3 nền tảng trên một cách khác nhau.

Từ tháng 7/1995, Hoa Kỳ nối lại bang giao với CSVN, dựa trên mối quan hệ của hai quốc gia chứ không dựa trên quan hệ giữa đảng Cộng sản Việt Nam với đảng Dân chủ Hoa Kỳ. Dù thể chế chính trị có khác nhau, nhưng Hoa Kỳ vẫn áp dụng 3 nền tảng của chính sách ngoại giao nói trên trong các quan hệ đối với CSVN trong suốt 20 năm qua.

Nói cách khác, Hoa Kỳ đặt quan hệ ngoại giao với CSVN là để phục vụ cho quyền lợi của nước Mỹ trong thế giới liên lập hiện nay nhằm thúc đẩy: mở rộng giao thương kinh tế; củng cố an ninh chiến lược và phát huy giá trị nhân quyền mà Hoa Kỳ theo đuổi. Điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ công nhận hay xiển dương thể chế chính trị ở Việt Nam.

Việc Tổng thống Obama đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN tại Tòa Bạch Ốc hôm mồng 7/7, hoàn toàn mang tính chất nghi lễ ngoại giao, chứ không phải là một cam kết chính trị, do đó không thể coi đó là sự kiện Hoa Kỳ chính thức công nhận thể chế chính trị tại Việt Nam, do một đảng độc tài kiểm soát.

Sự kiện Tổng thống Obama đã phá nguyên tắc thông thường để đón tiếp người đứng đầu một đảng chính trị với nghi thức cao nhất dành cho một nguyên thủ quốc gia, chỉ là nhu cầu đối ngoại trong việc lôi kéo CSVN đi gần hơn với Hoa Kỳ, phục vụ cho chính sách xoay trục về “Á Châu” của Tổng thống Obama.

Trước ông Obama, các Tổng thống Clinton, Bush đã từng đón tiếp Thủ tướng Phan Văn Khải; Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang tại Tòa Bạch Ốc nên vì thế mà Tổng thống Obama không thể làm khác hơn đối với ông Trọng, nhân vật số 1 của CSVN.

Nói tóm lại sự kiện CSVN cho rằng việc ông Trọng vào Tòa Bạch Ốc đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ công nhận thể chế chính trị tại Việt Nam là một suy diễn hoàn toàn mang tính tuyên truyền trong nội bộ đảng mà thôi.

Lê Quyên: Khi ông đại sứ Ted Osius tuyên bố rằng Mỹ không có chính sách thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam, có nghĩa là Hoa Kỳ chỉ làm ăn buôn bán với Hà Nội và làm những gì có lợi cho Hoa Kỳ mà sẽ bỏ qua những vi phạm nhân quyền của CSVN không thưa ông?

Lý Thái Hùng: Đương nhiên với tư cách là một đại sứ, có nhiệm vụ làm cầu nối giữa hai chính phủ, hai quốc gia nên ông Ted Osius đã phải tuyên bố như vậy. Đây là lời tuyên bố không chỉ làm an lòng CSVN mà còn nói lên chủ trương chung của Hoa Kỳ là không trực tiếp khuynh đảo bất cứ quốc gia nào.

Đối với Hoa Kỳ, CSVN hiện nay đáp ứng 3 yếu tố: giao thuơng kinh tế; an ninh chiến lược; ngăn chận Trung Quốc. Đây là những yếu tố rất chiến lược mà Hoa Kỳ quan tâm và thúc đẩy tại Việt Nam.

Tuy nhiên, như trên có đề cập là vấn đề nhân quyền dân chủ là một yếu tố khác mà Hoa Kỳ dùng để tạo áp lực lên những thể chế độc tài, trong đó có CSVN. Sự áp lực này mang tính chất thúc đẩy việc tôn trọng các giá trị nhân quyền mà Hoa Kỳ cổ xúy chứ không nhằm thay thế chế độ. Công việc thay thế này là do chính người dân Việt Nam và những nhà phản kháng thực hiện khi đến thời điểm chín mùi. Tuy nhiên, những áp lực nhân quyền lên chế độ Hà Nội qua đường lối ngoại giao hay những cơ chế có thực chất như TPP đều có thể giúp cho công cuộc đấu tranh của người dân được hiệu quả hơn khi khả năng đàn áp của chế độ không còn có thể tự tung tự tác.

Nhìn lại các cuộc cách mạng Màu tại Đông Âu (1989), Serbia, Ukraine, Georgia (2000 – 2005) và gần đây tại Bắc Phi (2011) cho thấy là chính người dân và lực lượng dân chủ đã lớn mạnh và tạo ra những bước thay đổi; trong khi sự can dự của Hoa Kỳ hay thế giới tự do chỉ là những hỗ trợ.

Nói tóm lại, Hoa Kỳ không có chính sách thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam; nhưng Hoa Kỳ – thông qua các tổ chức nhân quyền, dân chủ – ủng hộ các nỗ lực đấu tranh cởi bỏ gông xiềng độc tài Cộng sản.

Lê Quyên: Sau chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng, mối quan hệ giữa CSVN và Hoa Kỳ đã gần gũi hơn, điều này nảy sinh ra hai lối suy nghĩ đối với phong trào dân chủ tại VN. Có người thì cho rằng sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình dân chủ tại Việt Nam. Nhưng có người thì bi quan cho rằng có thể sẽ bị đàn áp nặng nề hơn. Ông nghĩ sao về điều này?

Lý Thái Hùng: Trong các chế độ tài cộng sản, bộ máy công an luôn luôn có nhiệm vụ trấn áp, theo dõi và triệt hạ mọi mầm mống chống chế độ. Vì thế dù CSVN có quan hệ gần hay xa với Hoa Kỳ, công an luôn luôn phải làm phận sự theo dõi, trù dập để không cho bất cứ lực lượng nào nổi lên chống lại chế độ.

Khi hiểu rõ nguyên tắc đấu tranh để tồn tại trong chế độ độc tài, chúng ta phải luôn luôn nhắc nhở nhau việc phát triển tiềm lực của lực lượng đấu tranh là chính.

Lực lượng đấu tranh mạnh thì tiếng nói của phong trào dân chủ sẽ mạnh lên và như vậy dễ tranh thủ được sự đồng tình và lên tiếng ủng hộ của các tổ chức nhân quyền và chính giới các quốc gia tự do. Ngược lại nếu lực lượng dân chủ quá yếu, không xây dựng được hạ tầng đấu tranh vững chắc thì dù có vận động được các chính giới quốc tế, công an cũng sẽ mạnh tay đàn áp và trù dập.

Hiện nay, hàng ngũ của lực lượng dân chủ tại Việt Nam gia tăng đáng kể từ khi mạng xã hội phát triển. Tiếng nói và các cuộc vận động của lực lượng dân chủ tại Việt Nam được sự ủng hộ rộng rãi trong dư luận Việt Nam và Quốc Tế.

Khi Hoa Kỳ và CSVN có những quan hệ gần gũi hơn, đặc biệt là với non 2 triệu người Việt định cư ở Hoa Kỳ, chúng ta sẽ là lực tác động giúp cho phong trào dân chủ tại Việt Nam phát triển nhanh hơn và mạnh hơn.

Nói cách khác là tình hình ngày hôm nay khác rất nhiều so với 20 năm trước đây, vì thế mà những đàn áp, khống chế của công an dù tinh vi đến đâu cũng không thể nào ngăn chận nổi khát vọng dân chủ hóa của người Việt Nam.

Lê Quyên: Hiện nay CSVN đang chờ đợi gia nhập TPP, một hiệp ước thương mại mang lại nhiều hứa hẹn phát triển kinh tế cho Việt Nam và là lối thoát để giảm bớt các ảnh hưởng của Bắc Kinh. Chính vì vậy mà Hà Nội đã có vẻ chùn tay đàn áp hơn trước đây dù vẫn có nhiều hình thức khủng bố, nhưng có phần nào bớt trắng trợn, lộ liễu, liệu sau khi gia nhập TPP, tức đã đạt được điều họ muốn thì CSVN sẽ gia tăng đàn áp không, thưa ông?

Lý Thái Hùng: Đàn áp, khống chế lực lượng dân chủ để không cho phong trào dân chủ lớn mạnh là chủ trương của bộ máy công an xảy ra trong mọi thời kỳ, mọi giai đoạn.

Ngày hôm nay, CSVN phải hòa nhập vào thế giới bên ngoài để giao thương buôn bán và chịu sự tác động qua lại giữa hai môi trường quốc nội và quốc tế.

Việc CSVN đã không tung ra những vụ đàn áp lớn trong thời gian qua là vì họ sợ những vụ bắt bớ sẽ gây khó khăn cho tiến trình đàm phán để gia nhập TPP.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sau khi đàm phán và gia nhập TPP xong thì CSVN sẽ cho công an bắt đầu trù dập mạnh tay trở lại.

Thứ nhất, trong TPP có một số điều luật quy định CSVN phải tôn trọng công đoàn độc lập và quyền con người. Nếu các lực lượng đấu tranh dựa vào những điều luật này để đấu tranh thì sẽ khiến cho bộ máy công an rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Thứ hai, khi TPP chính thức vận hành, các sinh hoạt của xã hội Việt Nam cũng bắt đầu thay đổi, giúp cho các hoạt động của lực lượng dân chủ đa dạng hơn khiến cho bộ máy công an khó kiểm soát, khó trù dập.

Nói tóm lại, thay vì lo ngại công an mạnh tay đàn áp sau khi gia nhập TPP, chúng ta cần tìm ra những sáng kiến để có những hoạt động mang tính toàn cầu, với sự liên kết trong và ngoài nước hầu đặt CSVN ở vào thế không thể đàn áp mạnh tay như quá khứ là điều nên làm.

Lê Quyên: Ai cũng nhận thấy rằng nếu bản thân phong trào dân chủ không mạnh, không tự phát triển để lan rộng nhiều nơi thì dù có hay không sức ép của Mỹ hay của quốc gia nào lên chế độ Hà Nội, công cuộc dân chủ hóa Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều trở ngại, theo ông thì để khai thác tình hình thuận lợi như đã phân tích vừa qua, các lực lượng đấu tranh cần dồn nỗ lực vào đâu để phá vỡ nguyên trạng chính trị Việt Nam?

Lý Thái Hùng: Tình hình Việt Nam trong vài tháng vừa qua đã có hai chuyển biến đáng chú ý:

Thứ nhất là CSVN đang xích gần lại hơn với Hoa Kỳ, tức là tìm cách làm giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc kéo dài từ năm 1990 đến nay. Chính sự chuyển dịch mối quan hệ tay ba giữa CSVN – Hoa Kỳ – Trung Quốc đang tạo ra những đợt sóng ngầm trong nội bộ CSVN mà điển hình là sự kiện Tướng Phùng Quang Thanh đang bị quản chế tại Bộ quốc phòng.

Thứ hai là CSVN đang trông chờ gia nhập vào TPP để gia tăng phát triển kinh tế và giảm bớt vào sự lệ thuộc kinh tế Trung Quốc. Điều này sẽ có những tác động làm thay đổi rất lớn lên bản thân của chế độ CSVN và xã hội Việt Nam. Nếu CSVN điều hướng không khéo thì sẽ trở thành mũi dao đâm ngược vào chế độ.

Để khai thác những diễn biến thuận lợi nói trên, lực lượng đấu tranh cần thực hiện ba nỗ lực sau đây:

Thứ nhất là tìm ra một số công việc để có thể phối hợp thực hiện chung hầu qua đó gia tăng hàng ngũ của phong trào dân chủ. Đây là lúc thuận tiện nhất để phát triển lực tổng hợp của các đoàn thể, tổ chức trong phong trào dân chủ.

Thứ hai là tăng cường truyền thông mạng để phổ biến rộng rãi những đấu đá, những chỉ trích trong nội bộ đảng CSVN hầu giúp cho mọi người thấy rõ là quyền lực của CSVN đang bị soi mòn và mất dần khả năng kiểm soát tình hình, đặc biệt trong lúc CSVN đang chuẩn bị đại hội đảng XII hiện nay.

Thứ ba là xây dựng một lực đầu tàu để có thể điều hướng các nỗ lực đấu tranh chung và nhất là tạo tiếng nói chung của lực lượng dân chủ, hầu có thể tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế và gây áp lực ngược lại chế độ Hà Nội.

Tóm lại, CSVN hiện đang tính chuyện xoay trục từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ. Cái nguy hiểm mà Hà Nội phải đối phó là Trung Quốc trên bề mặt im lặng, nhưng bên dưới, bí mật sai khiến hàng ngũ tay sai trong đảng và nhà nước CSVN giở những trò phá hoại trên mọi lãnh vực. Đây cũng là hệ quả mà CSVN đang phải gánh chịu từ những ký kết bán nước trong Hội Nghị Thành Đô năm 1990, và sẽ tạo ra cơ hội cho phong trào dân chủ khi những bùng vỡ nội bộ của CSVN càng ngày càng trầm trọng.

Lê Quyên: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.

Nguồn: Radio Chân Trời Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.