Little Saigon: Đảng Việt Tân tổ chức Ngày Tri Ân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Little Saigon, Westminster – Vào trưa ngày Thứ Bảy 18/9/2010, đảng bộ Nam Cali thuộc Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đã tổ chức Ngày Tri Ân để tưởng niệm Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh cùng các KCQ đã hy sinh trên đường xâm nhập về đất mẹ. Nhân dịp này, đại diện cơ sở Việt Tân đã ngỏ lời cảm tạ quý thân hữu, đồng hương từng hỗ trợ các nỗ lực của Việt Tân nhằm sớm đem lại tự do, dân chủ thực sự cho quê hương. Hiện diện tham dự sinh hoạt với địa phương trong Ngày Tri Ân, ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân, đã trình bày với đồng hương về biến cố mới đây liên quan đến việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ 4 thành viên của tổ chức này.

Buổi lễ được bắt đầu lúc 2:30 trưa tại phòng sinh hoạt Việt Báo trên đường Moran, thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ. Trong số quan khách hiện diện, chúng tôi ghi nhận có ông Nguyễn Tấn Lạc (cộng đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali), ô. Nguyễn V. Lực (CĐVN San Diego), ô. Phan Văn (CĐVN Riverside), ô. Nhan Hữu Mai, ô. Vũ Hoàng Hải (VN Quốc Dân đảng), ô. Mai Luông (Hội Đền Hùng San Diego), tiến sĩ Mai Thanh Truyết (Đại Việt Quốc Dân Đảng), ô. Phạm Ngọc Lân (Hội Khoa Học Kỹ Thuật VN), ô. John Nguyễn, cô Trần Kim Ánh (Hội Chuyên Gia), ô. Đoàn Thế Cường (UB Bảo Toàn Đất Tổ), ô. Nguyễn Duy Nghiêu (diễn đàn Tự Do Dân Chủ), bà Madalenna Lài (Nhà Văn Hóa VN), ô. Lý Kiến Trúc (câu lạc bộ Văn Hóa), cụ Nguyễn Tư Mô, nhạc sĩ Trường Hải… Về phía đại diện các cơ quan truyền thông có sự hiện diện của: SBTN, SET-TV, VHN, Little Saigon TV, Little Saigon Radio, Radio TNT, báo Văn Hóa, Người Việt, Viễn Đông, Việt Báo, Freevn.net và khoảng 100 đồng hương. Sau phần nghi thức chào cờ và phút mặc niệm, đại diện đảng bộ Việt Tân Nam Cali là ông Trần Trung Dũng đã ngỏ lời chào mừng quý quan khách và đồng hương.

Kế đó là phần nghi thức tưởng niệm Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và 11 KCQ đã hy sinh vào cuối tháng 8 năm 1987. Trong lúc quý vị quan khách và đồng hương thắp hương trước bàn thờ với di ảnh của 12 kháng chiến quân vị quốc vong thân, ban tổ chức đã tuyên đọc tiểu sử của các KCQ này.

Tiếp theo, Bác sĩ tâm lý Đông Xuyến, thay mặt cho đảng bộ Việt Tân tại địa phương, đã trân trọng gửi lời cảm tạ đến toàn thể quý thân hữu, đồng hương trong nhiều năm qua luôn bền bỉ hỗ trợ các hoạt động của đảng Việt Tân nhằm sớm chấm dứt chế độ độc tài Cộng Sản và đem lại tự do, dân chủ cho Việt Nam. Cuối phần phát biểu của Bác sĩ Đông Xuyến, ban tổ chức trao tặng đến mỗi vị khách tham dự một phần quà lưu niệm tuy đơn sơ nhưng thẩm mỹ và nhiều ý nghĩa.

Đại diện quan khách tham dự được mời phát biểu cảm tưởng là ký giả Bích Huyền và bà Nguyễn Nguyệt Rạng, một thân hữu lâu năm của Việt Tân.

Sau đó là phần trình bày của Chủ tịch đảng Việt Tân về các hoạt động của Đảng Việt Tân, cùng những sự việc về biến cố xảy ra gần đây khi CSVN bắt giữ 4 đảng viên Việt Tân tại Việt Nam. Ông Đỗ Hoàng Điềm đã trình bày bối cảnh hiện nay của Việt Nam và các nỗ lực của đảng Việt Tân nhằm thúc đẩy tiến trình đem lại tự do, dân chủ cho Việt Nam, đặc biệt là trong tình thế mà lãnh thổ đất nước đang bị đe dọa bởi Trung Quốc cùng thái độ ươn hèn của CSVN. Ông cũng cho biết thêm nhiều chi tiết liên quan đến 4 đảng viên Việt Tân mới bị CSVN bắt giữ và kêu gọi đồng hương cùng tiếp tay trong chiến dịch giải cứu 4 người này. Tiếp theo là phần trao đổi ý kiến cởi mở, xây dựng giữa Chủ tịch đảng Việt Tân và quý đồng hương tham dự do Bác sĩ Đông Xuyến phụ trách điều hợp.

Cũng trong buổi sinh hoạt Ngày Tri Ân, ban tổ chức đã trình chiếu hai đoạn video về những ngày đầu thành lập đảng Việt Tân và một số hình ảnh hoạt động của thành viên Việt Tân tại Việt Nam.

Buổi sinh hoạt đã kết thúc lúc 5 giờ chiều cùng ngày. Chúng tôi được Ban tổ chức cho biết toàn bộ chương trình cũng đã được trực tiếp truyền đi trên hệ thống PalTalk qua mạng Internet và hệ thống truyền thanh Radio Tiếng Nước Tôi.

Võ Tấn – tường trình từ Little Saigon

JPEG - 73.4 kb

JPEG - 61.9 kb
Niệm hương trước bàn thờ các KCQ

JPEG - 73.6 kb
Ông Đỗ Hoàng Điềm

JPEG - 74 kb
Nhà báo Lý Kiến Trúc

JPEG - 58.2 kb
Ký giả Bích Huyền

JPEG - 65.8 kb
Bà Nguyễn Nguyệt Rạng

JPEG - 60.3 kb
Triển lãm về các hoạt động của Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.