Mất cả niềm tin

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thuở xa xưa, xem phim “Matxcơva không tin vào nước mắt”, tôi thấy có một câu thật đáng giá: “Mất niềm tin là mất tất cả”.

Hôm nay, qua sự kiện làng Hoành, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, Nhà nước Việt Nam đang khởi đầu một tiến trình mất tất cả, khi mà niềm tin đã không còn gì. Niềm tin vốn đã mất từng phần, từ lâu, nay càng ngày càng mất, và đến đây là mất hết.

Khốn khổ thay, nhà nước, cũng như người đứng đầu nhà nước là Nguyễn Phú Trọng, không còn có gì hơn là bám víu vào các câu chữ. Nhưng các câu chữ có tính “thần chú” ấy không còn linh nữa, nó trở thành vô nghĩa, rất là vô nghĩa!

Với những lời giáo điều rao giảng rề rề, nhàm chán từ trên diễn đàn Ba Đình, đến sự kiện làng Hoành, Đồng Tâm là tự nó nói lên điều trái ngược, đắng cay, trắng trợn, đầy đủ. Những lẵng hoa, những chiếc cà-vạt xanh đỏ, những chiếc veston ủi láng bóng, mấy cái khăn choàng khoác hờ hửng đỏm dáng dư thừa cùa các bà… cùng với những hoa ngữ, tất cả trở thành nỗi oan khiên, mỉa mai, vì sự trơ trẽn của nội dung mà nó lãnh trách nhiệm che đậy, trang hoàng.

Những khẩu hiệu mang các từ: dân chủ, cách mạng, vô sản, pháp quyền, khởi tố, chống người thi hành công vụ, thế lực thù địch, chống tham nhũng, v.v. trở nên tối nghĩa. Các từ ngữ ấy không còn cái uy nghi bình thường vốn có. Người ta thấy đất nước như một đống xà bần bẩn thỉu. Cả đất nước như thân người mà nội tạng đang bị Tàu Cộng cắt, lóc, mổ, cướp, và tẩm các chất độc bằng các loại tư tưởng trá hình thông qua các văn kiện “hợp tác”, “chiến lược”, “toàn diện”.

Ông Trọng ơi, dân Đồng Tâm rất gần, cùng ở Hà Nội sao ông không mở miệng lên tiếng?

Hay ông chỉ thích lên tiếng nguội vì sợ mắc quai? Đây không phải là sự sai sót nhỏ nhoi của cấp dưới. Nó thể hiện cái nhất quán từ bên trên. Ở đâu đó của miền Nam, hàng loạt cán bộ cơ sở rủ nhau bỏ việc, hiền lành và êm ả. Nhóm Cảnh sát Cơ động buông xuôi và thư giãn trong vòng tay tử tế của người dân làng Hoành, thay vì đán áp họ. Riêng ông Trọng thì luôn thưởng thức cái lý luận “rất thú vị” của ông. Thôi thì, đấy là chuyện riêng của ông vậy.

Người dân còn nhớ rõ, lúc tàu 981 của Trung Quốc tiến vào hải phận Việt Nam, Trọng gọi đến 20 cú điện thoại đường dây nóng mà Bình không thèm bắt máy. Rồi 21 phát đại bác rất khét mùi lừa mị mà Bình tặng Trọng, và Trọng rất hả hê. Với mái tóc bạc trắng vô hồn Trọng lại mang về 15 văn kiện vừa ô nhục, vừa phi pháp. Formosa như cái đinh đóng vào tên phản chúa Juda. Cái hồn ở Ba Đình biến mất, thay vào đó là cái tên làng Hoành ở xã Đồng Tâm, làm cho cả nước đồng tâm hướng về với cả tấm lòng thân thương và kính mến. Đồng Tâm không phải là nơi kết thúc, dĩ nhiên rồi, mà là nơi khởi đầu ý chí với ý nghĩa đơn giản mà chân lý. Đó là quyền sống thiêng liêng của người dân. Nó căn bản và bất di bất dịch. Cả hệ thống có lao vào bôi nhọ, vu cáo cũng chẳng ai tin. Cho dù bầy voi dữ có lao vào chà nát ngôi làng, cắn xé người dân, máu có loang ra thì nó thấm đẫm vào lịch sử, không thể nào che giấu hay rửa sạch để biện minh cho những kẻ cầm đầu. Máu ấy sẽ thông dòng với mỗi người dân Việt. Lịch sử không dừng lại hôm nay, càng không thể dừng lại ở cái tên gọi là Nguyễn Phú Trọng, dù Tập Cận Bình càng thích thú thấy “Đảng ta” càng xa dân.

Nhưng Lịch sử vẫn đang chuyển dịch từng giây từng phút theo cách của nó.

Và người ta tự hỏi: Đảng cầm quyền hôm nay khát khao bạo lực, hay bạo lực là phương tiện duy nhất của Đảng?

Nguồn: Bauxite Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.