Một người Công Giáo gây nhiều xáo trộn.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vị luật sư này đang thách đố nhà cầm quyền cộng sản. Hướng đấu tranh của anh nhằm vào việc tận dụng khoảng không gian tự do giới hạn của mình. Với nhiều rủi ro và gian nan.

Lê Quốc Quân là người mang nhiều nhiệt huyết. Anh không phải là hạng người dễ bị đè bẹp bởi công an võ trang CSVN, khi họ xông vào đàn áp bà con công giáo biểu tình trong một ngày mưa phùn tháng giêng 2008. Ngày hôm đó, hàng trăm giáo dân, có lẽ đến 2.000 người, đang cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội, sát cạnh Nhà Thờ Chánh Tòa, để đòi hỏi tòa nhà nguy nga và đất đai ở đây phải được trả lại cho Giáo Hội. Chính quyền cộng sản đã tịch thu của họ hồi năm 1954 và từ đó đến nay vẫn từ chối công nhận giá trị của các văn tự chủ quyền của Tòa Tổng Giám mục.

Một bóng dáng mảnh khảnh ở giữa đám đông, đó là luật sư Lê Quốc Quân. Lúc đó anh chỉ đơn giản là một tham dự viên trong đoàn cầu nguyện, như bao người khác. “Tôi cầu nguyện” anh ôn lại ký ức. Bỗng nhiên, trước mắt anh, một phụ nữ đã leo qua cổng tòa Khâm Sứ để đặt một bó hoa dưới chân tượng Đức Mẹ. Bà đã bị các nhân viên công lực đánh đập vì họ coi hành động của bà như là một sự khiêu khích. Luật sư Quân không suy nghĩ gì nữa. Đương nhiên, anh phải đến cứu người phụ nữ và anh đã leo qua hàng rào. Ngay lập tức cả đám công an đã túm cổ anh, và đã đánh đập anh sau khi kéo anh ra xa. “Tôi không thể kêu lên vì chúng vừa xô đẩy tôi ra vừa bắt tôi phải im miệng”. Được chứng kiến tận mắt và được cấp báo, những người biểu tình đã phá cửa xông vào cứu anh, và đã giải thoát được anh. Và họ đã khiêng anh vô trong tòa Tổng Giám Mục bên cạnh đó để săn sóc.

100 ngày tù tội

JPEG - 38.1 kb

Luật sư Quân coi thời gian này như “một hành động nên làm, một chỉ dấu của sự dũng cảm của cộng đồng Công Giáo Việt Nam”. Đừng tưởng rằng anh ta thích những con người này nắm chính quyền! Đối với một người năng động trong xã hội 37 tuổi này, cuộc đối đầu hiện nay là biểu tượng mới nhất cho sự dấn thân của anh nhằm hình thành sự đối lập và xây dựng một xã hội tích cực và phê phán trong cái xứ độc tài này. Với niềm hãnh diện, anh cho rằng người Công Giáo đã không thất bại sau cuộc tranh chấp chủ quyền này. Đúng là họ đã không thu hồi được những đất đai tranh chấp. Nhưng sự huy động của họ đã ảnh hưởng mạnh lên những diễn tiến sự việc. Nhà cầm quyền đã phải quyết định biến tòa Khâm Sứ thành thư viện và đất đai xung quanh thành vườn hoa công cộng. Thay vì bị tư hữu hóa, tài sản này đã phục vụ lợi ích công cộng. Đối với luật sư Quân, điều này cũng không đến nỗi tệ.

Đây không phải là lần đầu tiên thử sức của ông luật sư này trong cuộc đối đầu với chính quyền. Tháng 3/2007, anh đã bị tù vì đã theo học tại một Học viện ủng hộ dân chủ tại Hoa Kỳ. Ngay hôm anh về tới Việt Nam, nhà cầm quyền đã bắt giam anh suốt 100 ngày, tước đoạt giấy phép hành nghề và đóng cửa văn phòng luật sư của anh. Từ đó, anh đã không còn đi tranh cãi ở tòa được nữa. Hai công an luôn rình rập anh tại văn phòng. Điện thoại của anh bị nghe lén. Thường xuyên, anh bị công an triệu tập để giám sát các hoạt động của anh.

Nếu chính quyền kiểm soát anh gắt gao như vậy là vì họ xem anh là một mối nguy tiềm ẩn cho họ. Lê Quốc Quân là một thành viên của đại gia đình Kitô hữu, một trong những tổ chức duy nhất đã sống còn sau 50 năm dưới chế độ cộng sản và đã quy tụ 10% dân số Việt Nam. Và anh có một sự quyết tâm rất cao cho cộng đoàn của anh. “Tôi muốn đem lại một sự đối xử bình đẳng giữa những người có đạo và người không có đạo. Người Công Giáo đã bị khinh thường ở Việt Nam”. Cha anh đã không được vào đại học chỉ vì đức tin của ông. Ông Bác của anh đã bị ngồi tù 17 năm cũng vì lý do đó. Anh phê phán : “Ngày hôm nay, chúng tôi đã có thể cầu nguyện và tụ họp. Đã khá hơn. Nhưng vẫn chưa thỏa đáng so với những tiêu chuẩn quốc tế về tự do”. Vì là những tổ chức khác biệt với đảng duy nhất, các Giáo Hội tại Việt Nam đã luôn luôn bị kiểm soát. Vì vậy, anh tìm cách luồn lách. Tìm cách lập các hội cầu nguyện. Thành lập các nhóm Công Giáo trẻ. Tổ chức những vụ đòi hỏi của các giáo xứ trong vùng quê anh, đang bị đương đầu với những vấn đề tịch thu đất đai. Nhờ am tường luật pháp, luật sư Lê Quốc Quân, song song, cũng giúp đỡ các công nhân thành lập nghiệp đoàn. Anh cố vấn và bảo vệ những người dân mất đất. Anh luôn đứng về phía những người bị áp bức. “Chính quyền không ưa chuyện này. Họ coi hoạt động của tôi như là bước đầu xây dựng một xã hội dân sự. Họ nghĩ rằng việc thành lập các tổ chức không thuộc đảng duy nhất của họ có thể dẫn đến nguy hiểm cho họ”.

Nhờ ông McCain

Với cuốn sổ địa chỉ dầy như cuốn tự điển, luật sư Quân chứng tỏ anh là một người có ảnh hưởng. Anh luật sư này biết rất nhiều linh mục ở Hà Nội. Anh qua lại với giới doanh thương. Anh giao du với những người làm chính trị, kể cả những cán bộ quan trọng của đảng CSVN, một cách không chính thức hay kín đáo. Tại hải ngoại, người ta biết đến anh. Tháng 6/2007, ngay trước cuộc viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của chủ tịch nước Việt Nam, chính nhờ một lá thư can thiệp của thượng nghị sĩ McCain mà anh đã được trả tự do. Và chắc cũng nhờ sự nổi tiếng của anh mà anh đã không bị gì sau những vụ xô xát tại Tòa Khâm Sứ hồi tháng giêng vừa qua. Anh cảm thấy như mình được cơ chế ngoại giao bảo vệ. Và anh nghĩ những ảnh hưởng quốc tế đó phần nào có thể giúp đồng bào anh thoát khỏi sự kìm kẹp của đảng cộng sản. Anh nhận thấy đã có những tiến triển rồi. “Có chuyện gì đó thực sự đang xẩy ra trên đất nước này : người ta sao chụp tài liệu, truyền tay nhau và thảo luận, các hội đoàn đã được thành lập”, anh vui mừng nói, “cái này đi song song với phát triển kinh tế. Bây giờ Người ta có nhiều thời giờ hơn để suy nghĩ đến cái gì khác hơn là chuyện cơm ăn áo mặc”. Và anh đã tin tưởng. Cách đây 3 tuần, anh đã đòi lại giấy phép hành nghề luật sư tại Bộ Tư Pháp. Anh biết là người ta sẽ không trả lại cho anh. Nhưng anh cảm thấy thú vị khi cọ sát với chính quyền. “Trước khi tôi bị bắt lần trước, tôi rất thận trọng. Bây giờ chính quyền đã biết tôi làm gì. Thành ra, tôi không sợ nữa”. Anh chàng nói dẻo thù dai đồng thời cũng rất quyến rũ này đang nuôi hy vọng trở nên người gây xáo trộn trên chính trường không chính thức. Trong khi chờ cơ hội, anh chuẩn bị cho tương lai. Cho một thời đại hậu cộng sản có thể tới ? “Vì không bị tù đày nhiều năm nên tôi không bị cô lập như một số người khác. Tôi là người sẽ thắng. Tôi vẫn còn tiếp tục”. Một khát vọng thật cao đẹp.

Max WERSHEIN

http://www.reformevirtuel.net/journal/indexbis.php?num=3297

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.