Năm rủi ro chính trị tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 7 tháng 10 năm 2009, hãng thông tấn Reuters đã phổ biến một tài liệu nghiên cứu về tình trạng rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam của Andrew Marshall và John Ruwitch. Trong tài liệu này hai ông đã đưa ra năm lý do dẫn đến những bất ổn tại Việt Nam gồm: Tham nhũng; Tính hiệu quả của chính quyền; Chính sách tỉ giá hối đoái; Bất ổn định xã hội và Môi trường.

Tham nhũng là một đặc tính ở Việt Nam và đang là rào cản rất lớn đối với các chủ đầu tư nước ngoài. Hà Nội tuyên bố một cách cứng rắn là sẽ tận diệt tham nhũng và khuyến khích báo chí đóng vai trò giám sát; nhưng trong thực tế, Hà Nội đã không những không dám ra tay triệt hạ những đường dây tham nhũng lớn ở các Bộ mà còn bắt giữ và kết án nhiều nhà báo đã có công trong việc phơi bày những vụ án tham nhũng trước công luận. Giống như Trung Quốc và nhiều quốc gia cựu Cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô, tham nhũng đã trở thành một quán tính tự nhiên trong sinh hoạt của các đảng Cộng sản. Nó chính là ngõ ngách để cán bộ thăng quan tiến chức với giá cả đã được định trước.

Tính hiệu quả của chính quyền là sự vận hành minh bạch và hợp lý hóa các thủ tục pháp lý trong bộ máy hành chánh. Trong thực tế, với nạn tham nhũng, thiếu trách nhiệm và thiếu minh bạch, đồng thời chú trọng quá nhiều vào nhu cầu bảo vệ an ninh cho chế độ, sự vận hành bộ máy hành chánh ở Việt Nam đã bị các nhà đầu tư đánh giá là tồi tệ và không hiệu quả.

Chính sách tỉ giá hối đoái của Việt Nam thường xuyên gây áp lực lên nền kinh tế. Các nhà đầu tư kỳ vọng Hà Nội nới rộng hành lang thương mại cho đồng Việt Nam, hoặc từ từ phá giá nó một lần nữa; nhưng việc này đã không được thực hiện khiến cho những rủi ro về khủng hoảng tài chánh ở Việt Nam có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Bất ổn định xã hội đang là nguy cơ lớn bùng vỡ tại Việt Nam khi số lượng đình công của công nhân ngày càng gia tăng, và những vụ xung công đất đai hoặc chiếm đoạt của dân bởi các quan chức tham nhũng địa phương ngày càng nhiều. Những vụ tranh chấp đất đai của nông dân đã không hề được Hà Nội giải quyết một cách nghiêm chỉnh, tạo ra những bất ổn lớn tại khu vực nông thôn. Trong khi đó, vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc cũng là một ngòi nổ đến từ sự bất mãn của quần chúng trước thái độ quá hèn yếu của Hà Nội đối với Bắc Kinh.

Môi trường cũng đang là nguồn gốc của bất ổn xã hội ngày càng tăng, giống như Trung Quốc. Với bờ biển dài, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi mực nước biển dâng lên, đặc biệt là vựa lúa đồng bằng sông Mê Kông.

Những phân tích rủi ro của hai ông Andrew Marshall và John Ruwitch dựa nhiều vào nhu cầu đầu tư nên sự đánh giá mang tính chất khuyến cáo cần quan tâm theo dõi, hơn là vạch ra những nguy cơ sinh tử mà Hà Nội đang phải đối diện. Nói cách khác, năm rủi ro chính trị nói trên là những hiện tượng xảy ra khá phổ thông tại những quốc gia độc tài mà một người không cần có chuyên môn cũng có thể nhìn thấy. Đây là những rủi ro do chính chế độ độc tài cộng sản sản sinh ra trong quá trình áp dụng những biện pháp cải cách nửa vời chứ không phải là những rủi ro hay khó khăn đến từ các sức ép chính trị của phong trào dân chủ. Đây là điều thiếu sót rất lớn trong phần lượng định của hai ông Andrew Marshall và John Ruwitch.

CSVN đã cho là họ đang đối diện những nguy cơ dựa trên 3 lãnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị

Chính vì nhìn trên nhãn quan đầu tư, bản lượng duyệt và phân tích về năm rủi ro chính trị tại Việt Nam của hai ông Marshall và Ruwitch không phản ảnh mối lo sinh tử của chế độ Hà Nội hiện nay.

Trong bản báo cáo đánh giá những yếu kém và nguy cơ đe dọa chế độ, phổ biến trong Hội nghị Trung ương đảng giữa nhiệm kỳ vào đầu tháng 1 năm 2009, Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã cho là họ đang đối diện những nguy cơ dựa trên 3 lãnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị như sau:

Về lãnh vực kinh tế: Đầu tư không có hiệu quả khiến cho chất lượng, năng xuất và khả năng cạnh tranh rất là yếu kém. Nông nghiệp giảm xuống còn 20% GDP nhưng lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm tới 60% cho thấy là vấn đề thay đổi cơ cấu kinh tế và chuyển dịch lao động bất cân xứng. Lý do dễ hiểu là Hà Nội không có khả năng cải tổ nền kinh tế sang hướng thị trường mà chỉ làm chấp vá. Tình hình này kéo dài thì những bất cân xứng của nền kinh tế sẽ bùng vỡ tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế như đã từng thấy ở Đông Âu (1985), Đông Nam Á (1997).

Về lãnh vực xã hội: Quá chậm chạp trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Quản lý tài nguyên, môi trường lỏng lẻo; tình trạng khai thác tài nguyên và cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến, một số trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Về lãnh vực chính trị: Nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia còn quá hạn chế. Vấn đề tập trung chỉ đạo, điều hành còn phân tán, thiếu dứt điểm và trong quá trình điều hành, cái yếu là kỷ cương phép nước không nghiêm. Hiện tượng “trên bảo dưới không nghe”, “trên nói một đàng dưới làm một nẻo” còn khá phổ biến, hạn chế hiệu quả trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, các quan điểm và đường lối.

Những diễn biến tiêu cực của ba lãnh vực kinh tế, xã hội, chính trị ở trên đã dẫn đến một vấn đề mà lãnh đạo Hà Nội cho là đã không lường hết được mức độ nguy hại lẫn rủi ro chính trị cho đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Đó là vấn đề “tự diễn biến nội bộ”. Tức là nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam đang bị các thế lực chống đối kích động nhằm tạo sự chuyển hóa từ bên trong để thúc đẩy quá trình tự đào thải ngay trong hàng ngũ đảng Cộng sản.

Kinh nghiệm từ những cuộc vận động dân chủ ở Đông Âu cách đây 20 năm, chúng ta thấy là khi nội bộ gồm những đảng viên, cán bộ cộng sản bắt đầu chuyển hóa từ bên trong, sẽ tạo ra một làn sóng bỏ đảng có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. Đây mới đích thực là nguy cơ chính trị mà đảng Cộng sản Việt Nam đang phải đối phó trong quá trình chuẩn bị đại hội đảng toàn quốc kỳ XI vào tháng 1 năm 2011.

Trung Điền
19/11/2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.