Nếu đóng Facebook, Youtube,… thì sao?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong mấy ngày qua, trên báo đảng đã chính thức xuất hiện ý định cấm cửa Facebook, Youtube, Twitter, Viber,… hoạt động tại Việt Nam. Ai cũng biết đây chỉ là trò rập khuôn theo Bắc Kinh, nơi mà thế giới vẫn ghê tởm trong nhiều năm qua về trò buộc cài đặt The Great Firewall, tức Vạn Lý Trường Thành trên mạng để ngăn chận người dùng.

Và nay ai cũng biết, theo chân Trung Quốc, các phần mềm hữu ích và vô tư tại Việt Nam như Facebook, Youtube, Twitter, … sẽ bị thay thế bằng toàn đồ Tàu như Renren, Youku Tudou, Weibo, … tức các phần mềm cho phép nhà cầm quyền theo dõi toàn bộ người sử dụng.

Có người cho rằng đây chỉ lại là trò đánh lạc hướng dư luận trước một số sự kiện lớn trước mặt, từ các trò nhượng bộ thêm Bắc Kinh qua các trao đổi sứ giả Hoàng Bình Quân – Vương Nghị, đến Hội nghị APEC sắp tới, … mà thôi.

Rất có thể nhận xét trên đúng nhưng cứ thử giả định các hăm dọa cấm Facebook, Youtube, … là ý định thật của nhà cầm quyền Việt Nam thì hệ quả gì sẽ xẩy ra? Đây là một việc có ảnh hưởng lớn lên toàn xã hội nên đáng được chính thức đặt lên mặt bàn mổ xẻ.

Chúng ta có thể thấy ngay các hệ quả sau đây:

– Hệ quả đầu tiên, phần lớn những người dùng Internet để theo dõi tin tức thế giới khách quan (không qua lăng kính Ban Tuyên Giáo), để đi tìm sự thật lịch sử, để biết mức tiến bộ của nhân loại, đều sẽ rời bỏ mạng vì không còn lợi ích nữa.

– Kế đến, đại khối người dùng sẽ ngưng chứ không chuyển sang dùng hàng Tàu vì biết KHÔNG CÒN AN TOÀN nữa. Không chỉ dân thường mà cả đảng viên, cán bộ đều bị theo dõi. Và kẻ có tất cả bí mật của mọi người là bộ phận công an đang nắm mạng.

– Nhưng kẻ theo dõi trên hết là an ninh Bắc Kinh. Họ sẽ theo dõi và nắm tất cả mọi trao đổi liên lạc, kể cả của công an mạng Viẹt Nam. Do đó, nếu tiếp tục dùng Internet, dùng các phần mềm của Tàu, người Việt chúng ta vô tình tiếp tay ĐẨY ĐẤT NƯỚC VÀO VÒNG NÔ LỆ.

– Với trò siết mạng đó, Hà Nội chắc chắn sẽ bị ghê tởm ngang hàng Bắc Kinh trong mọi quan hệ quốc tế, từ chính giới đến dân sự. Đặc biệt, phần lớn du khách quốc tế sẽ lánh xa Việt Nam như đã, đang và sẽ lánh xa Trung Quốc.

– Nhưng quan trọng hơn cả, hãng xưởng quốc tế sẽ xa lánh Việt Nam nếu có chọn lựa khác tại các nước chung quanh. Họ biết mọi liên lạc với đối tác Việt Nam sẽ bị theo dõi và lợi dụng. Họ chỉ có thể bảo vệ các dụng cụ liên lạc từ phía họ chứ không thể làm gì ở phía các doanh nghiệp Việt Nam.

Vậy chúng ta nên làm gì khi sợi dây trói mạng bắt đầu được lôi ra dùng?

– Trước hết, chúng ta cần báo ngay cho thế giới biết, đặc biệt giới truyền thông quốc tế. Các thiệt hại kinh tế, đặc biệt trong tình cảnh hiện tại, sẽ buộc lãnh đạo Việt Nam phải xem lại mức độ dại dột của họ.

– Anh chị em trong giới hoạt động, cần tìm hiểu ngay những cách vượt rào cản, đặc biệt dùng các phần mềm VPN (Virtual Private Network). Nhiều hãng cung cấp dịch vụ này. Có nơi cho dùng miễn phí, có nơi tính tiền theo số lượng data sử dụng nhưng giá rất rẻ. Một vài dịch vụ nổi tiếng như Private Tunnel, ExpressVPN, …

– Nhưng với quảng đại bà con dùng mạng, chúng ta có thể bảo nhau ĐỒNG LOẠT cắt hợp đồng thuê bao đường dây Internet, không mua điện thoại thông minh nữa, chỉ cần điện thoại “cục gạch” là đủ. Đây là cách trừng phạt ngay các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp của gia đình các tư bản đỏ như Viettel, FPT, VNPT. Chính những thiệt hại kinh tế “rất gần gũi” này mới đủ tác động buộc lãnh đạo Việt Nam phải rụt lại.

Khối người sử dụng mạng chúng ta không nhất thiết và không nên chấp nhận số phận nạn nhân. Nếu biết phản ứng ĐỒNG LOẠT, chúng ta không chỉ có thể vượt rào mà còn có thể phản công lại bằng các trừng phạt kinh tế bằng số đông. Những ai từng thán phục anh em tài xế cùng nhau dùng tiền lẻ làm bung các trạm BOT, thì nay là CƠ HỘI CHO MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ra tay.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.