Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam tại Berlin

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm nay ở Berlin (Bá Linh), Đức Quốc được tổ chức tuần tự tại 3 địa điểm do Liên Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (LH) đứng ra đảm nhiệm với sự hỗ trợ của nhiều đoàn thể, đảng phái ở Đức. Đặc biệt năm nay cả nước Đức vừa làm lễ kỷ niệm 25 năm bức tường ô nhục Bá Linh sụp đổ.

Trước đại sứ quán CSVN

Khác với chỉ một ngày trước, hôm nay 13/12/2014 trời Berlin tuy còn nhiều mây xám nhưng nhiệt độ đã lên được tới +5°C. Bà Chủ tịch LH, Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, bắt đầu chương trình với lời chào các phái đoàn từ xa vượt nhiều trăm cây số về Berlin, từ Hamburg, Bremen, Köln, Kassel, Mannheim; đến München.

Xen kẽ trong chương trình là những bài hùng ca như “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”, “Trả lại tôi” cùng những khẩu hiệu “Nhân quyền cho Việt Nam”, “Dân chủ cho Việt Nam”, “Tự do cho Việt Nam”, “Đả đảo CSVN bán nước”, … được mọi người hát chung và hô vang dội. Trong số các biểu ngữ đủ cỡ mang nội dung đòi hỏi nhân quyền, có các bảng in hình của từng nhà dân chủ đang bị ngược đãi tàn tệ trong tù ngục, như các anh chị Đặng Xuân Diệu, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh.

Người tham dự cũng được nghe đọc lá thư Bộ ngoại giao Đức trả lời Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, với quan tâm sâu sắc đến tình trạng chà đạp nhân quyền nói chung và tự do tôn giáo nói riêng tại Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Đức cũng nhấn mạnh trường hợp của Luật sư Lê Quốc Quân, người đang được 232 nhà trí thức tại Đức trong nhiều lãnh vực chính trị, tôn giáo, văn hóa, xã hội lên tiếng tranh đấu cho ông. Nỗ lực này đã được một giáo sư Đức, ông Johannes Kals, miệt mài vận động trong hơn một năm qua.

Cuộc biểu tình trước sứ quán CSVN kéo dài đến 14g30 rồi chuyển đến địa điểm thứ hai.

Trước Cổng Brandenburg

Cổng Brandenburg là một địa điểm mang nhiều ý nghĩa lịch sử của cả nước Đức. Tại đây, Bác sĩ Mỹ Lâm và các vị đại diện phái đoàn liên tục đọc diễn văn bằng tiếng Đức để nhắm tới người bản xứ và các du khác đang thăm viếng khu vực này. Nội dung nhắm vào tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với nhiều trường hợp cụ thể, đặc biệt là các vụ bắt bớ và hành hung tàn tệ những tiếng nói can đảm đòi nhân quyền.

Nhiều truyền đơn bằng tiếng Đức cũng được phân phối rộng rãi.

Cuộc vận động tại Cổng Brandenburg kéo dài đến 16g30 rồi chuyển đến địa điểm thứ ba.

Đêm cầu nguyện, hội luận và văn nghệ

Tại hội trường nhà thờ St. Aloysius, do Linh mục Antôn Đỗ Ngọc Hà quản nhiệm, đoàn người từ ngoài trời rét lạnh được vợ chồng anh Nguyễn Ngôn Toàn và ông Phạm Công Hoàng mời một bữa ăn nhẹ ấm áp tình đồng bào trước khi bước sang nghi thức cầu nguyện.

Cụ Nguyễn Đình Tâm, 92 tuổi, cùng hai vị khác bắt đầu buổi cầu nguyện theo nghi thức Phật Giáo. Tiếp sau đó, Lm Đỗ Ngọc Hà hướng dẫn nghi thức Công Giáo với Kinh Hòa Bình và thắp nến quanh bản đồ Việt Nam. Không khí trầm lắng ăn sâu vào tâm hồn mỗi người khi tiếng hát của chị Thy Kim cất lên với bản Đêm nguyện cầu.

Sau phần cầu nguyện, vợ chồng bà Kathrin Behr và luật sư Florian Kresse của Hiệp Hội Nạn Nhân Bạo Quyền Cộng Sản (Union der Opferverbände Kommunistischer Gewaltherrschaft, UOKG) có trụ sở đặt tại Berlin, trình bày về dự án thực hiện một đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản trên bình diện Âu Châu.

Trong phần hội luận, Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng và Giáo sư Nguyễn Đức Cung, đại diện Đại Việt Cách Mạng Đảng, trình bày về tương lai dân chủ tại Việt Nam và thảo luận cùng cử tọa.

RadioCTM@S: — Thế Quyên và Ngọc Thu tổng hợp sáng ngày 14/12/2014

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.