Ngày Quốc Tế Bất Bạo Động 2 THÁNG 10

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

«Nguồn lực bất bạo động là sức mạnh lớn nhất trong tầm tay nhân loại. Nó còn mạnh hơn vũ khí có sức tàn phá lớn nhất mà con người có thể phát minh.» (Mahatma Gandhi)

Hình như con người vẫn chưa thấm được những bài học từ thượng cổ đến giờ về các hậu quả của bạo lực, của chiến tranh. Thế kỷ 20 với hai cuộc thế chiến cộng với hàng trăm, hàng ngàn những cuộc chiến tranh lớn nhỏ, đã giết hại hàng trăm triệu con người; tàn phá biết bao công trình xây dựng, hủy hoại biết bao thành phố làng mạc. Tưởng rằng bước sang thế kỷ 21, đi vào thiên kỷ thứ ba, sau khi các chủ nghĩa độc tài phá sản, con người sẽ được sống trong an bình, hạnh phúc. Nhưng khốn thay, bạo lực vẫn tồn tại. Nó vẫn xuất hiện dưới nhiều hình thức, đặc biệt tại những nước mà chính quyền còn áp dụng chính sách độc tài, đảng trị, khủng bố đàn áp nhân dân. Một số tổ chức tôn giáo quá khích đã sử dụng bạo lực bằng cách ôm bom giết hại người khác. Đòn khủng bố ghê tởm nhất diễn ra vào ngày 11/9/2001 khi bọn không tặc đã dùng phi cơ chở đầy hành khách lao vào tòa tháp đôi World Trade Center và Ngũ Giác Đài.

Tất cả các dân tộc trên thế giới đều đã chán ghét chiến tranh và bày tỏ nguyện vọng sống trong thế giới không bạo lực, không chiến tranh ; nơi mà cả nhân phẩm và nhân quyền đều được đề cao. Sáng kiến dùng một ngày trong năm làm ngày phi bạo lực khởi đầu từ một nhà ngoại giao người Ấn Độ làm việc tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Ông này đã giới thiệu dự án của mình với đại diện của 140 quốc gia thành viên Liên Hệp Quốc và đã vận động đệ trình Đại Hội Đồng. Dự án của ông được Đại Hội Đồng LHQ biểu quyết thông qua với Quyết Định A/RES/61/271, ngày 15/6/2007 nhằm mục đích gửi đi toàn thế giới thông điệp bất bạo động bằng những hành động giáo dục và vận động. Quyết định này cũng lấy ngày sinh 2 tháng 10 của ông Mahatma Gandhi, nhà lãnh tụ danh tiếng đã giành độc lập cho Ấn Độ bằng đường lối bất bạo động, làm Ngày Quốc Tế Bất Bạo Động hàng năm. Bản Quyết định của LHQ cũng khẳng định là nguyên tắc bất bạo động phù hợp với mọi tình huống trên thế giới và mong muốn cổ động cho «một nền văn hóa hòa bình, bao dung, thông cảm và phi bạo lực».

Trong quá khứ, nhất là trong cuộc chiến tranh Việt Nam diễn ra ở giữa thế kỷ trước, người ta thường hiểu sai lệch về ý nghĩa của «bất bạo động». Tư tưởng này thường được đồng hóa với thái độ «chủ hòa», «phản chiến» hay tệ hơn nữa là «đầu hàng» trước kẻ địch. Người ta thường kể tên ông Gandhi và cũng có người gắn liền tên ông với nhóm chữ «bất bạo động». Nhưng, thực chất, ít ai biết về người chính trị gia này đã có những tư tưởng triết lý lấy yếu thắng mạnh, lấy tĩnh chế động và áp dụng cho một chiến lược đấu tranh giải phóng đất nước Ấn Độ thoát ách đô hộ của Vương quốc Anh. Lấy nguyên tắc bất bạo động để lập nên chiến lược vô hiệu hóa binh hùng tướng mạnh của quân đội Anh. Đó là sự kỳ diệu của Mahatma Gandhi. Xin kể ra đây một vài câu nói bất hủ của ông: «Tôi không thể đánh anh mà tôi không bị thương»; «Nếu cứ mắt đền mắt, răng trả răng, thiên hạ sẽ mù hết»; «Sức mạnh không đến từ bắp thịt mà đến từ ý chí kiên cường»…

Vậy «bất bạo động» là gì? Theo giáo sư Gene Sharp, nguyên tắc tranh đấu bất bạo động hay còn gọi là «kháng cự bất bạo động» là dùng loại lực không liên quan đến vũ khí để chủ động tạo ra những thay đổi xã hội hay chính trị; hình thức đấu tranh này đã được áp dụng bởi nhiều dân tộc trên khắp thế giới trong khuôn khổ những chiến dịch đấu tranh cho công bằng xã hội. Ông viết: «Đấu tranh bất bạo động là một kỹ thuật nhờ đó mà những ai muốn rũ bỏ sự thụ động, sự thần phục, và coi đấu tranh là việc phải làm, thì đều có thể nhập cuộc mà không cần dùng đến bạo lực. Đấu tranh bất bạo động không chủ trương né tránh hay làm ngơ việc phải đối đầu».

Một trong những điểm then chốt của lý thuyết bất bạo động là quyền lực của bọn lãnh đạo độc tài được xây dựng trên sự chịu đựng, chấp nhận số phận của người dân. Vì vậy cuộc đấu tranh bất bạo động nhằm tháo gỡ chế độ độc tài phải làm sao để không cho giới cai trị sự chấp nhận, vâng phục và hợp tác của quần chúng nữa.

Đại loại, có ba loại phương thức đấu tranh bất bạo động:

– Những phương thức PHẢN ĐỐI và THUYẾT PHỤC
– Những phương thức BẤT HỢP TÁC VỀ XÃ HỘI, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ
– Những phương thức CAN DỰ BẤT BẠO ĐỘNGv

Tư tưởng và phương thức Đấu Tranh Bất Bạo Động đã trở thành giải pháp phổ quát của thời đại để những người dân không một tấc sắt trong tay có thể đòi lại thẩm quyền từ tay những kẻ cai trị độc tài, độc ác.

Biểu tượng của tranh đấu bất bạo động là một công trình điêu khắc của ông Karl Fredrik Reutersward. Đó là một khẩu súng ngắn giống như thật với nòng súng bị thắt nút được dựng vĩnh viễn trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York.

Trong Ngày Quốc Tế Bất Bạo Động năm nay, nhiều cộng đồng người Việt trên khắp thế giới sẽ tổ chức nhiều hình thức bất bạo động để đấu tranh cho những đồng bào đang bị giam giữ và tất cả các nạn nhân của chế độ độc tài độc đảng tại Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”