Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 69 tại Berlin

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Biểu tình tại Pariser Platz

Chuỗi sinh hoạt kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền (QTNQ) năm nay do Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức (LH) tổ chức rơi vào ngày 9.12, sớm hơn ngày chính thức non 24 giờ đồng hồ.

Nghi thức khai mạc lúc 13 giờ với chào cờ Đức – Việt và mặc niệm diễn ra khi trời vừa tạnh mưa hẳn, tuy gió lạnh buốt vẫn khiến rừng cờ vàng bay phất phới trông rất đẹp mắt. Bà chủ tịch Liên Hội, BS Hoàng Mỹ Lâm cám ơn các đại diện hội đoàn và đồng hương đến Bá Linh tham dự biểu tình và ngày sinh hoạt QTNQ. BS Mỹ Lâm đọc diễn văn ngắn, nêu bối cảnh thành lập Ngày QTNQ vào năm 1948 và nhắc nhở mọi người rằng sau 69 năm, dù có đặt bút ký kết mọi loại văn kiện cam kết tôn trọng luật pháp và công ước quốc tế, nhà cầm quyền CSVN vẫn ngang nhiên tước đoạt những quyền làm người căn bản của người dân Việt Nam.

JPEG - 33.2 kb
Từ trái sang phải: Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh thuộc Ban chấp hành LH; BS Hoàng Mỹ Lâm, Chủ tịch LH; Ông Nguyễn Văn Rị, Phó Chủ tịch LH.

Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh giải thích cho người Đức chung quanh hiểu lý do biểu tình của người Việt. Đối với dân Bá Linh, nhân quyền Việt Nam còn có ý nghĩa đặc biệt hơn nữa. Hồi giữa tháng 7 năm nay, trung tướng CSVN Đường Minh Hưng đã âm thầm đến Berlin để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở ngay Vườn Thú – cách nơi biểu tình chỉ vài trăm thước – giữa ban ngày để mang về Việt Nam „trị tội“.

Vụ bắt cóc này đã khiến người Đức vô cùng phẫn nộ và giúp họ hiểu rõ hơn về tình trạng nhân quyền vô cùng tồi tệ ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Rị đại diện LH điều khiển cuộc tuần hành quanh Quảng trường Paris trông khá đẹp mắt trong tiếng những bài nhạc đấu tranh như „Trả lại cho dân“, „Đáp lời sông núi“, „Việt Nam quê hương ngạo nghễ“ … Vừa đi, mọi người cùng hô vang những khấu hiệu như „Nhân quyền cho VN“, „Tự do dân chủ cho VN“, „Đả đảo CSVN“, „Đả đảng ĐCSVN buôn dân bán nước, hèn với giặc, ác với dân“.

Đập vào mắt người đi đường, du khách là những khẩu hiệu bằng 3 thứ tiếng Việt – Đức – Anh tố cáo tình trạng chà đạp nhân quyền và nhân phẩm của người Việt như: „Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm tại VN“, „Nhân quyền cho VN“, „CSVN phải trả lại nhân quyền cho dân“, … Đề tài Formosa cũng được nhắc tới trong nhiều băng rôn. Đặc biệt, có lẽ vì nơi biểu tình chỉ cách chỗ Trịnh Xuân Thanh bị Đường Minh Hưng bắt cóc vài trăm mét nên nội vụ được nhắc nhở nhiều lần, cả trên biểu ngữ như: „Hãy trục xuất các viên chức ngoại giao CSVN!“, „Việc bắt cóc TXT ngay tại Berlin cho thấy CSVN coi thường nhân quyền như thế nào“ … Giáo sư Phạm Minh Hoàng đến từ Paris được mời lên máy vi âm để phát biểu ngắn. Trước đó một ngày GS Hoàng và LH đã được bà Annette Knobloch trách nhiệm văn phòng Á Châu Sự Vụ của Bộ ngoại giao Đức tiếp kiến. GS Phạm Minh Hoàng đã trình bày về tình trạng bắt bớ hàng loạt những nhà bất đồng chính kiến, về sự giam cầm ông cũng như cám ơn nước Đức đã lên tiếng mạnh mẽ cho nhân quyền tại Việt Nam trong thời gian qua. Rất nhiều du khách, người đi đường dừng lại hỏi thăm, chụp hình và nhận tài liệu do Ban tổ chức trao tay. Phần một chấm dứt lúc 14g30. Mọi người vội vàng chụp hình lưu niệm với nhau rồi thu dọn dụng cụ để di chuyển đến nhà thờ St. Aloysius, tiếp tục phần hai của ngày sinh hoạt.

Cầu nguyện trong nhà thờ

Lúc 16 giờ, ông Nguyễn Văn Rị mời tất cả mọi người vào trong nhà thờ St. Aloysius để dự buổi cầu nguyện. Ông Rị đã cám ơn cha xứ Đỗ Ngọc Hà cho mượn nhà thờ và hội trường để tổ chức buổi sinh hoạt như những lần trước dù lần này Cha Hà đi vắng. Ông cũng cám ơn ca đoàn Thánh Gia, ông Lê Quốc Cường, thừa tác viên phụng vụ, điều khiển buổi lễ. Đặc biệt, một bàn thờ đã được dựng lên trước bàn lễ, đơn sơ nhưng trang trọng, để cử hành cầu nguyện theo nghi thức Phật Giáo do Cụ Nguyễn Đình Tâm chủ trì.

Xen lẫn những lời cầu nguyện, nhắc nhở về tình trạng nhân quyền tội tệ, những vấn nạn của đất nước là âm thanh tuyệt vời của những bài thánh ca được ca đoàn Thánh Gia Berlin trình bày rất điêu luyện. Sau các nghi lễ cầu nguyện là cuộc thắp nến ấm áp cho các tù nhân lương tâm và nạn nhân của chế độ CSVN. Trước khi rời nhà thờ sang hội trường bên cạnh, mọi người được mời chụp những tấm hình chung để lưu niệm.

Hội thảo và văn nghệ

Sau nghi thức chào cờ thường lệ, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm đã đọc một bài diễn văn khá dài bằng tiếng Đức sơ lược tình hình nhân quyền Việt Nam dưới chế độ độc tài cộng sản và liệt kê một số trường hợp tù nhân lương tâm bị sách nhiễu, đày đọa trong chốn lao tù, đặc biệt là đợt trấn áp dữ dội xảy ra từ khoảng một năm nay.

Ban tổ chứ đã giới thiệu ông Jens Gnisa, Chủ tịch Hiệp Hội Thẩm Phán CHLB Đức đến cử tọa của như sơ lược về Hiệp Hội này. Ông Gnisa là người trao Giải Nhân Quyền 2017 cho LS Nguyễn Văn Đài qua người đại diện là ông Vũ Quốc Dụng hôm 05.04.2017 tại Weimar, miền đông nước Đức.

JPEG - 26.1 kb
Thẩm phán Jens Gnisa, Chủ tịch Hiệp Hội Thẩm Phán CHLB Đức phát biểu tại buổi Hội thảo nhân quyền.

Luật sư Gnisa đã dành hơn 15 phút để chia sẻ bối cảnh ra đời không hề dễ dàng của Công ước về Ngày QTNQ vào ngày 10.12.1948. Lần đầu tiên các quyền căn bản của con người đã được chính thức ghi vào văn bản và có giá trị phổ quát toàn cầu.

Vợ chồng ông đã từng đến Việt Nam du lịch và rất yêu thích cảnh quan, con người và văn hóa Việt Nam. Nên ông cảm thấy liên đới khi sau đó biết rõ rằng Việt Nam là một quốc gia độc đảng, độc tài, nơi người dân hoàn toàn mất hết những quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do lập hội và bị nhà cầm quyền đối xử hết sức tùy tiện đến nổi không thể chấp nhận được.

Để trả lời câu hỏi tự ông đặt ra, Thẩm phán Gnisa đã nhấn mạnh đến yếu tố đối thoại và hợp tác với người Việt tại Đức để từng bước cải thiện các quyền căn bản, phối hợp với các áp lực từ phía Đức nhắm thúc đẩy tiến trình thực hiện pháp quyền và nhân quyền tại Việt Nam. Ông kêu gọi mọi người Việt yêu chuộng tự do và công bằng cùng nỗ lực thì sẽ có ngày đạt được mục tiêu tự do.

Vì phải về nhà rất xa và chỉ còn chuyến xe chót, ông Gnisa đã chỉ có chút thì giờ cho một câu hỏi từ cử tọa. Ban tổ chức tặng chút quà lưu niệm và chụp hình chung với ông trước khi tiễn ông ra về.

Trước khi chuyển qua phần trình bày của diễn giả thứ nhì là GS Phạm Minh Hoàng, Ban tổ chức cho chiếu cuốn phim tài liệu „QTNQ 2017, ở VN vẫn còn nhiều người đi tù vì yêu nước“ với nhiều hình ảnh và âm thanh thực hiện chuyên nghiệp đã được cử tọa tán thưởng khá nồng nhiệt.

JPEG - 25.3 kb
Giáo sư Phạm Minh Hoàng.

Giáo Sư Hoàng đã kể về ước mơ muốn cống hiến cho đất nước đã có từ bé. Ước mơ của ông đang sắp thành sự thật thì ngày 30.4.1975 đã ngắt ngang. Dù vậy, ông đã có một khoảng thời gian „hạnh phúc“ sau khi thành tài ở Pháp, nghĩa là được giảng dạy trong Đại Học Bách Khoa 10 năm trước khi bị CSVN bắt về tội „âm mưu lật đổ chính quyền“ và bị tuyên án khá nặng. Câu chuyện của ông tạm chấm dứt khi CSVN trục xuất ông ra khỏi Việt Nam bằng luật rừng. Ông có tài kể chuyện rất lôi cuốn khiến người nghe chú ý; hội trường im phăng phắc.

Trong buổi tiếp xúc ngắn với ông Thẩm phán Jens Gnisa tại nhà thờ St. Aloysius, GS Phạm Minh Hoàng đã trao cho ông Gnisa danh sách tù nhân bị tra tấn tại Việt Nam. Ông Gnisa nói rằng sẽ cùng nhân viên văn phòng luật sư của ông nghiên cứu và sẽ đưa ra những hành động cụ thể đối với những hành vi bất nhân này của nhà cầm quyền CSVN.

Phần văn nghệ với nội dung đấu tranh đã kết thúc ngày sinh hoạt đầy ý nghĩa với những giọng ca tuy không chuyên nghiệp nhưng không kém phần điêu luyện.

JPEG - 39.7 kb

Nguyễn Phan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một phụ nữ dùng điện thoại di động ở trung tâm thành phố Hanava, Cuba hôm 17/3/2024. Ảnh: Reuters/ Alexandre Meneghini

Biểu tình lớn tại miền Đông Cuba trong bối cảnh mất điện, thiếu lương thực

Hàng trăm người ở thành phố lớn thứ hai của Cuba, Santiago, đã tham gia vào một cuộc biểu tình công khai hiếm hoi vào Chủ nhật 17/3, theo các phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo chính thức, khiến Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel phải lên tiếng kêu gọi đối thoại trong một “bầu không khí của sự yên tĩnh và hòa bình.”

Ảnh minh họa: Philip Cheung/ the New York Times

Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?

Với tổng giá trị cổ phiếu lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia hiện là công ty có giá trị lớn thứ ba ở Mỹ, chỉ sau Microsoft và Apple. Doanh thu của công ty trong quý gần đây nhất là 22 tỷ USD, tăng từ mức 6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Nvidia, công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng, sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trong tương lai gần. Nhưng chính xác thì điều gì làm cho chip của họ thật đặc biệt?

Cử tri xếp hàng tại một điểm bỏ phiếu ở Moscow, Nga, vào Chủ nhật 17/03/2024. Ảnh: AP

Bầu cử tổng thống Nga: Cử tri được kêu gọi đi bỏ phiếu ồ ạt vào 12 giờ trưa nhưng không bầu Putin

Hôm nay 17/03/2024 là ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng trong kỳ bầu cử tổng thống Nga. Dưới sự trấn áp phe đối lập của điện Kremlin, dĩ nhiên Putin sẽ tái đắc cử tổng thống Nga. Dẫu vậy, để bày tỏ thái độ phản kháng chế độ, và để cho thấy phe đối lập vẫn tồn tại, các nhà đối lập kêu gọi cử tri ồ ạt đi bỏ phiếu lúc 12 giờ trưa nay, nhưng không bầu cho Putin.

Ảnh: FB tác giả (mượn báo Tiền Phong)

Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

Cứ tới ngày 14/3 hàng năm, người Việt tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988. Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh 64 liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số 64 người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!

Thời gian gần đây, nghe người ta nói nhiều tới chấn hưng văn hóa. Con số gần 15 tỉ đô-la Mỹ (350 ngàn tỉ đồng) được đưa ra như một yêu cầu của sự chấn hưng!

Để chấn hưng văn hóa chống xâm lăng như cụ Hoàng Nhỏ thể hiện cần bao nhiêu tiền?