Nghĩ về bản án tử hình ở Đắk Nông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tòa án tỉnh Đắk Nông hôm mùng 3 tháng Một đã tuyên án tử hình đối với nông dân Đặng Văn Hiến trong vụ nổ súng tranh chấp đất đai hồi năm ngoái. Ngoài ông Hiến bị tử hình, các nông dân khác tham gia trong vụ nổ súng cũng đều bị tuyên phạt từ 9 tháng đến 20 năm tù giam. Báo Dân Trí cho biết sau khi tuyên án, nhiều người dân đã gây hỗn loạn ngay trước cửa tòa án để phản đối phán quyết trên. Đồng thời, những người theo dõi phiên xử qua mạng xã hội cũng bày tỏ phẫn nộ khi tòa tuyên án nặng cho nhóm nông dân.

Vụ nổ súng “giữ đất” xảy ra tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức. Ngày 23 tháng 10, 2016, khi hơn 30 công nhân công ty Long Sơn vũ trang gậy gộc, khiên chắn, bao đá, xe ủi và máy cày… đến cưỡng chế đất, san ủi vườn điều, cà phê, vốn là toàn bộ tài sản của các nông dân nên họ đã dùng súng tự chế bắn chỉ thiên cảnh cáo. Tuy nhiên, công nhân Long Sơn không dừng lại mà còn ném đá, tấn công nông dân, dẫn đến hành động bắn trả của ông Hiến. Vụ nổ súng đã khiến cho 3 người chết tại chỗ và 13 người khác bị thương.

<i>Ông Đặng Văn Hiến bị tuyên án tử hình trong phiên tòa ngày 3/1/2018. Ảnh: zing.vn</i>
Ông Đặng Văn Hiến bị tuyên án tử hình trong phiên tòa ngày 3/1/2018. Ảnh: zing.vn

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của vụ án này là do xuất phát từ hành vi ăn cướp từ phía công ty Long Sơn. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tuyên án tử hình Đặng Văn Hiến là quá nặng, ngược lại cần phải xử lý hành vi coi thường pháp luật của công ty Long Sơn một cách toàn diện, nghiêm khắc hơn. Bởi chính công ty Long Sơn mới là đối tượng châm ngòi cho mọi tội lỗi. Nếu công ty Long Sơn không phá hủy miếng cơm, manh áo của mình thì bị cáo Hiến đã không phạm tội.

Đây không phải lần đầu tiên người dân nơi đây bị cướp bóc trắng trợn như vậy. Sau khi sự việc vỡ lở người ta mới phanh phui ra là trong suốt 10 năm qua, hàng chục hecta đất rẫy đã bị san bằng, tài sản bị hủy hoại, tính mạng bị đe dọa đồng thời nhiều người dân nơi đây lâm vào cảnh tù tội vì chống hành vi cướp đoạt đất từ phía công ty này.

Nhiều người đặt nghi vấn, vì sao Công ty Long Sơn lại lộng quyền như vậy và những kẻ cướp đất thì ung dung tự do còn người chống kẻ cướp lại vướng vòng lao lí. Rõ ràng nếu không có thế lực bảo kê thì công ty tư nhân nào dám tấn công người dân theo cách ấy?

Nghi vấn này hoàn toàn có cơ sở bởi vì đến bây giờ, chưa hề thấy bóng dáng của chính quyền địa phương trong lúc doanh nghiệp và người dân dùng “luật rừng” để xử nhau.

Thật vậy, hệ thống chính quyền kết hợp với các nhóm lợi ích đang là nguyên nhân dẫn đến những vụ “nổi dậy” tiếp diễn của nông dân tại Việt Nam. Luật pháp, các cơ quan công quyền, bao gồm tòa án, viện kiểm sát đã không bảo vệ được cho người dân mà chính họ lại trở thành công cụ đắc lực cho các nhóm lợi ích cướp đất của dân.

Sau vụ Đoàn Văn Vươn, có lẽ đây là vụ án nông dân “nổi dậy” gây nhiều chú ý nhất trong dư luận. Nhưng câu hỏi nêu ra là tại sao nông dân lương thiện Đặng Văn Hiến lại hành động như vậy?

Ông Hiến và một số nông dân khác đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt để cải tạo vùng đất hoang không ai nhòm ngó thành những vườn điều, cafe trù phú. Ông Hiến bị dồn vào đường cùng, không còn sự lựa chọn nào khác, bởi nương rẫy là nguồn sống duy nhất, là chén cơm manh áo của gia đình. Mất đất có nghĩa là mất tất cả. Cho nên, ông Hiến bắt buộc phải dùng biện pháp cuối cùng là nổ súng để bảo vệ mảnh đất sinh nhai như trường hợp ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng.

<i>Ngôi nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị lực lượng vũ trang đập phá trong vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng, Hải Phòng tháng 4/2012.</i>
Ngôi nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị lực lượng vũ trang đập phá trong vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng, Hải Phòng tháng 4/2012.

Những người nông dân như Đặng Văn Hiến, Đoàn Văn Vươn họ phải mang cả sự uất hận, nỗi sợ hãi và sự liều lĩnh để chiến đấu bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của mình. Vì thế vấn đề đất đai đã trở thành một bài ca buồn của người nông dân Việt Nam.

Những bất cập về sự thu hồi đất không đền bù tương xứng từng gây ra những vụ phản kháng với hậu quả nặng nề. Như vụ Văn Giang, Hưng Yên, nông dân Hà Tĩnh, Nông dân Cồn Dầu, nông dân Núi Pháo và hàng ngàn địa điểm khác đã bị nhà nước dùng cái bẫy “công trình phúc lợi xã hội” để gài người dân giao nộp cho nhà nước một cách không thỏa đáng dẫn đến tình trạng dân oan càng ngày càng nhiều.

Trong nhiều năm qua, thông qua công cụ Quốc hội, đảng CSVN đã 3 lần công bố tu chính Luật Đất Đai; nhưng chỉ sửa một số từ ngữ, câu cú trong khi bản chất của vấn đề là quyền tư hữu đất đai của người dân vẫn tiếp tục bị đánh tráo bằng cái gọi là “đất của toàn dân, do nhà nước quản lý”.

Chính chủ trương “đất đai do nhà nước quản lý”, đã trở thành bi kịch khi các quan chức địa phương toa rập nhau, cướp đất của người dân với chiêu bài công trình phúc lợi xã hội để đẩy người dân ra khỏi mảnh đất họ đã sống lâu đời bằng cái giá đền bù rẻ mạt, rồi giao lại cho các nhà đầu tư với giá rất cao để ăn chênh lệch giá. Điều này cho thấy là nhà nước không những thiếu sòng phẳng với người dân mà các chính sách của họ càng lộ rõ ý đồ gian lận về chủ quyền đất đai đối với nhân dân.

Chính điều này tạo ra khuất tất, oan uổng và gây thiệt hại rất nhiều cho người nông dân. Và như vậy, khi người ta bị bần cùng hoá thì ở phía cuối con đường đó chính là bạo lực hoá. Bản án tử hình trong vụ Đắk Nông mang tính chất răn đe nhưng sẽ khó ngăn được làn sóng nổi dậy của người nông dân trong tương lai.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)