Nghệ An đấu tố Linh mục: Cuộc khổ nạn mới tại Quỳnh Lưu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 7.5.2017 và các ngày gần đây, nhà cầm quyền Nghệ An đã tăng cường những động tác hết sức ngu dại trên tư cách những người cầm quyền.

Họ đã kích động sự hằn thù tôn giáo bằng nhiều cách, bằng báo, đài, công văn… và đỉnh điểm là huy động đám tay chân bao gồm Mặt Trận, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh… là những cánh tay nối dài của đảng CS – hô hét người dân, học sinh xuống đường phản đối linh mục Đặng Hữu Nam – người đã đồng hành cùng người dân trong cơn bị bức tử từ thảm họa biển miền Trung do Formosa gây ra và thủ phạm này được nhà cầm quyền bao che.

Những sai lầm của nhà cầm quyền

Với hành động này, nhà cầm quyền đã phạm những sai lầm hết sức nghiêm trọng trên vị thế cầm quyền. Có thể trong cơn quẫn trí và hoảng loạn khi sự thật được phơi bày trước thiên hạ, bản chất bị bóc trần và bộ mặt nham nhở không thể che giấu, nhà cầm quyền đã không lường trước được hậu quả của việc họ làm: “Giơ chân đạp mũi nhọn”.

Trước hết, “Biểu Tình” là việc mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hết sức sợ hãi. Bởi họ biết được sức mạnh của nó. Chính họ đã sử dụng biểu tình trong cuộc chiến cưỡng chiếm Nam Việt Nam bằng những cuộc biểu tình của sinh viên, thanh niên, học sinh… và thậm chí cả của những đoàn phụ nữ cởi truồng, bằng thân nhân người dân bị chết bởi bom rơi, đạn lạc… Tất cả được huy động, nhằm lật đổ một nhà nước được Liên hợp quốc công nhận và được chính CSVN công nhận tại Hiệp nghị Genever đã ký.

Vì vậy, họ đã sợ hãi khi sự phản ứng của người dân với chế độ độc tài ngày càng tăng cao và phong trào biểu tình đã được nhen nhóm, phát triển.

Vì thế, nhà cầm quyền Việt Nam đã hết sức lúng túng và dẫm chân vò đầu bứt tóc không ít lần khi người dân đòi quyền biểu tình – một quyền được Hiến pháp quy định.

Thế nhưng, chính họ đã lần khân và trốn tránh việc để người dân thực hiện quyền của mình bằng luật. Hết năm nay qua năm khác, đã hơn 70 năm, luật về biểu tình vẫn là món nợ khó đòi của người dân mà con nợ là một nhà cầm quyền độc tài lỳ lợm.

Điều đó thì đã rõ, nó nói lên sự sợ hãi của chính họ trước đám đông sức mạnh của người dân.

Thế nhưng, qua những cuộc tổ chức cho các Hội, học sinh và nông dân… nhà cầm quyền Nghệ An dù không muốn vẫn phải công nhận một điều: Biểu tình ở đây là hết sức bình thường, là quyền của mỗi người dân.

Thứ đến, trong việc cầm quyền, để dân cường, nước thịnh và xã hội bình an thì việc đoàn kết xã hội là hết sức cần thiết. Việc chia rẽ tôn giáo, xúc phạm tôn giáo và gây xung đột tôn giáo, niềm tin… là việc mà bất cứ nhà cầm quyền nào cũng nhận được hậu quả hết sức thảm khốc và khó có lối thoát.

Những ví dụ ở các nước như xung đột giữa Hồi giáo và Công giáo ở Philippines, Indonesia, giữa Hồi giáo và Phật giáo ở miền Nam Thái Lan, Myanmar… Các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Trung Quốc diễn ra rất căng thẳng, phức tạp và nguy hiểm, nhất là xung đột giữa Phật giáo Tây Tạng, xung đột giữa người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở Tân Cương với người Hán và chính quyền địa phương… là những ví dụ mà nhà cầm quyền nào có đầu óc cũng cần soi chiếu để rút kinh nghiệm.

Có lẽ năm trước, Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an mới mạnh miệng tuyên bố “Ở Việt Nam không xảy ra xung đột tôn giáo”, và nhà cầm quyền Nghệ An thấy thiếu món này nên tiên phong tạo ra?

Điều tiếp theo, là qua cách làm này của nhà cầm quyền – tái hiện lại những cuộc đấu tố thời Cải cách ruộng đất rừng rú – chỉ làm rõ hơn bản chất vô luân, vô pháp và vô lương tâm, đạo đức của họ.

Đây là cú vả vào mồm của những kẻ cầm quyền tại Việt Nam luôn hô hào rằng Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền XHCN”. Bởi nếu là nhà nước pháp quyền, thì ai có tội sẽ bị pháp luật trừng trị theo các điều luật. Việc đấu tố, thóa mạ, kết tội người khác là hành vi phạm tội và tổ chức phạm tội tập thể. Những điều này đã được pháp luật quy định rõ ràng.

Nếu những hành động bất chấp luật pháp được nhà cầm quyền ngang nhiên sử dụng, thì việc đưa xã hội vào khuôn khổ là việc chỉ có trong mơ. Và nhà cầm quyền Nghệ An vẫn cứ tư duy dựa vào súng đạn, bắn giết để tồn tại, thì họ đã tự bịt mắt, nút tai mình lại trước lòng dân và những tiếng kêu thét cũng như hành động của người dân thời gian qua.

Hãy nhìn những hình ảnh Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội để hiểu rằng không phải khi nào cứ có súng đạn cũng có quyền lực.

Một điều nữa là việc nhà cầm quyền Nghệ An phải dùng đến đám dân chúng mà họ cho rằng đó là những kẻ thiếu hiểu biết và “nhẹ dạ cả tin” rồi kích động họ đi hò hét đấu tố một linh mục còn chỉ ra một điều khác. Đó là sự bất lực của hệ thống cầm quyền hiện nay.

Trước một sự thật rõ mười mươi mà cả thế giới đều biết: Formosa đã được nhà nước cộng sản Việt Nam rước vào nhà, đã gây thảm họa biển Miền Trung gây chết chóc hiện tại và tiêu diệt giống nòi trong tương lai, đẩy người dân vào bước đường cùng. Trong khi nhà cầm quyền ăn tiền thuế của dân nuôi lại đi bao che, dung dưỡng nó và trở mặt đàn áp nhân dân.

Chính vì sự khuất tất và trái đạo lý, nhà cầm quyền đã không đủ chính nghĩa để “quang minh, chính đại” khi xử lý việc Linh mục Đặng Hữu Nam đã “cả gan” đứng về phía người dân đau khổ, tố cáo và khởi kiện kẻ thủ ác.

Những sai lầm đó không chỉ do sự ngu dốt mà bởi bản tính bạo lực mà ra.

Hiện tượng lạ

Cũng trong ngày 7/5/2017, khi nhà cầm quyền Quỳnh Lưu phát tiền cho đám dân chúng ngu dại để lên “cơn dại tập thể” đấu tố linh mục Đăng Hữu Nam – người đang đấu tranh cho chính những người dân này – một “hiện tượng lạ” được báo Tuổi trẻ đăng tin: Mặt trời bị một vầng sáng lạ bao quanh. Nhiều người nhìn thấy, nhưng rõ nhất là ở Quỳnh Lưu.

Hiện tượng này, theo cách giải thích của các nhà khoa học, thì do yếu tố nọ kia… Nói chung, nó cũng bình thường như “tảo nở hoa” hoặc “thủy triều đỏ” của Thứ trưởng Nguyễn Tuấn Nhân giải thích vụ đầu độc của Formosa.

Song với những người có niềm tin và sự hiểu biết, người ta liên tưởng đến một chi tiết trong Kinh Thánh.

Đó là cũng đã có một cuộc “Đấu tố” và hành hình một người công chính, một người cha tinh thần hơn 2000 năm trước trên đồi Golgotha, Chúa Giesu đã chịu đóng đinh vào Thập giá, để cứu chuộc nhân loại.

Ở đó, Kinh Thánh nêu rõ: “Từ giờ thứ sáu [trưa] đến giờ thứ chín [ba giờ chiều], khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt” (Matthew 27,45). Màn trong nhà thờ đã xé ra làm hai.

Một nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận xét, “Hoặc là Đấng Tối cao đau đớn vào thời điểm ấy, hoặc Ngài đồng cảm với ai đó đang gánh chịu nỗi thống khổ ấy”.

Như vậy, khi Chúa Giesu bị phỉ nhổ, chửi bới và lăng mạ và đem đi giết thì trời đất động địa, núi non đá vỡ ra tan tác… cả vũ trụ đau đớn và uất giận trước hành động của bọn vô luân giết người công chính.

Và giờ đây, ở Quỳnh Lưu, cũng có thể rằng khi bọn vô lại, vô luân, vô lương tâm và vô pháp đang hùa nhau đấu tố người công chính, thì hành động khốn nạn, đáng nguyền rủa ấy cũng đã làm trời đất nổi giận chăng?

Chẳng ai cấm được người dân suy diễn theo ý của mình.

Và cũng như hơn 2000 năm trước, khi bị đấu tố bằng sự cuồng loạn và lên đồng tập thể, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam đã vẫn yêu thương chính những người đang đấu tố ngài. Những bàn nước, bịch sữa nhằm đón tiếp những người do nhà nước phát tiền đi biểu tình chống ngài đã nói lên điều đó.

Những người dân Gx Phú Yên đã thực hiện “Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp” – Kinh Hòa bình, Thánh Phanxico Axidi.

Với những diễn biến này, người ta thấy thêm một cuộc khổ nạn của Đức Kito tại Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Và ở đó lại văng vẳng tiếng kêu: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì.” – Phúc âm Luca 23:34

Hà Nội, ngày 9/5/2017
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn: nguyenhuuvinh’s blog, RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.