Nghệ sĩ Kim Chi đề nghị mặc niệm toàn quốc ngày 14/3/2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trước tình trạng nhà cầm quyền CSVN cố tình dìm vào quên lãng những chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc chống Trung Quốc xâm lược, nhiều tiếng nói lương tâm đang vang lên kêu gọi người dân hãy tự thực hiện những hình thức tưởng niệm tất cả những con dân Việt đã bỏ mình vì nước tại Hoàng Sa, Biên Giới Phía Bắc, và Trường Sa.

Kính mời quí bạn theo dõi lời kêu gọi thiết tha của Nghệ sĩ Kim Chi qua bài phỏng vấn với đài Radio Chân Trời Mới.

BBT-WebVT


RadioCTM: Vào ngày 19-2-2014 (cách đây 1 năm) ông Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rằng đảng và nhà nước không bao giờ quên các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ đất nước tại biên giới phía Bắc từ năm 1979 đến 1989. Nhưng chúng ta thấy trong suốt năm 2014 vừa qua, không còn thấy nhà cầm quyền tưởng niệm Ngày Hoàng Sa 19-1, ngày 17-2 vừa qua; và nếu tiếp tục như vậy thì Ngày Trường Sa 14-3 sắp tới có thể đi vào quên lãng. Theo bà, lý do tại sao lại có những sự việc như vậy?

Nghệ sĩ Kim Chi: Khi tôi nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói như thế, tôi mừng lắm. Và tôi nghĩ rằng chắc chắn đài, báo sẽ đưa tin và sẽ có những cuộc vận động, nhắc nhở mọi người rằng những ngày thiêng liêng đó phải được kỷ niệm. Nhưng rõ ràng tôi không thấy người ta đã làm những việc này. Trên thực tế, họ không những không làm, mà khi anh em xã hội dân sự và tất cả những anh em đang đòi dân chủ làm lễ tưởng niệm thì bị công an và côn đồ ngăn chận và đánh phá. Lý do theo tôi là vì các vị lãnh đạo cao cấp sợ phật lòng người anh em 16 chữ vàng 4 tốt. Bởi vì thực tế là những bia mộ tại biên giới còn bị đục bỏ nữa. Cho nên tôi nghĩ vong linh của các chiến sĩ và gia đình vô cùng đau đớn. Theo tôi thì việc này phải sửa chữa và không ai có quyền ngăn cấm nhân dân Việt Nam nhớ ơn người đã hy sinh để giữ gìn lãnh thổ Việt Nam.

RadioCTM: Chúng ta cũng được biết là có một số người dân đã đề nghị nhân ngày 14-3 sắp tới toàn dân tưởng nhớ chung tất cả các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ đất nước chống Trung Quốc xâm lược, tức là bao gồm cả Hoàng Sa, cuộc chiến biên giới, Trường Sa, bà thấy ý kiến này như thế nào, có khả thi hay không?

Ns. Kim Chi: Tôi thấy rất hay bởi vì việc tưởng niệm những người đã hy sinh cho đất nước là một việc làm của những người “uống nước nhớ nguồn”. Đó là văn hóa, tâm linh. Theo tôi, nếu hàng năm vào ngày 14-3 nếu tất cả công dân Việt Nam đến các đài tưởng niệm liệt sĩ dâng hoa và thắp hương để bày tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ, thì đó chính là cách giáo dục truyền thống yêu nước.

RadioCTM: Qua những gì bà vừa trình bày, người dân có thể làm gì để tưởng nhớ những người đã hy sinh ạ?

Ns. Kim Chi: Tôi nghĩ có rất nhiều cách để tưởng niệm. Nếu có nhiều nghĩa trang thì chúng ta có thể bắt đầu viếng ngay từ những ngày đầu tháng 3 và kéo dài cho đến ngày 14-3. Hành động này là đẹp nhất cho toàn dân Việt Nam bởi vì đây là một nghĩa cử đẹp, rất là nhân văn. Tôi thấy rất cần thiết làm.

RadioCTM: Bà có những đề nghị nào thêm về những hình thức nào khác không ạ?

Ns. Kim Chi: Tôi thấy ra bờ biển làm thì cũng rất đẹp và rất hay. Nhưng ý nguyện và ước mơ cao nhất của tôi là hàng năm vào ngày 14-3, vào đúng 12 giờ trưa thì toàn thể nhân dân, các cơ quan ban ngành đứng yên 2 phút mặc niệm các chiến sĩ đã vì nước quên thân. Vong linh người chết sẽ mát mẻ, và đây chính là cách giáo dục truyền thống giữ đất nước rất tuyệt vời để mọi người nhìn thấy rằng: không bao giờ quên ơn những người đã ngã xuống. Và những kẻ nào lăm le xâm chiếm nước ta sẽ thấy mọi người đều có nghĩa cử như thế thì sẽ hiểu thông điệp rất tuyệt vời, nhắc nhở mọi người phải giữ gìn đất nước. Nếu không thể đi đến đông đủ ở một nơi nào đó [để mặc niệm] thì ít nhất trong ngày 14-3, toàn dân từ già trẻ, bé lớn, bất cứ ở đâu, ngay trong nhà mình cũng có thể đứng yên 2 phút vào lúc 12 giờ trưa để tưởng nhớ những người đã nằm xuống bảo vệ các lãnh thổ của chúng ta ở phía Bắc và ở biển đảo.

Tôi nghĩ việc làm này không mất thời gian, mà cũng không phải đi đâu cả, nếu như không có cơ hội để làm theo một hình thức khác. Về phương diện đối với nhà nước và báo chí, theo tôi nghĩ rằng như ông Nguyễn Tấn Dũng đã nói trước đây thì đừng để cho công an sách nhiễu những người đi tưởng niệm nữa bởi việc làm đó rất tàn ác và vô ơn.

Tôi cho rằng cách hữu hiệu nhất là mặc niệm, và mặc niệm tại chỗ trong ngày 14-3. Việc này ai cũng có thể làm được. Với việc toàn cầu hoá internet hiện nay, tôi thấy việc này rất dễ dàng [quảng bá]. Chúng ta có thể truyền đi những tin tức và các báo đài có thể phỏng vấn khắp nơi để đánh động và nhắc nhở. Internet tuyệt vời ở chỗ chỉ vài phút sau sự việc xảy ra thì luồng tin có thể đi xa khắp nơi trên thế giới cho nên là khá thuận lợi cho chúng ta. Tôi cũng mong ước rằng tất cả các trang mạng đồng loạt đưa tin, nhắc nhở mọi người cùng hướng về những người đã nằm xuống năm xưa bảo vệ biển đảo, bảo vệ biên giới phía Bắc. Tôi nghĩ đây là việc làm cần thiết mà cũng rất thuận lợi, dễ dàng.

Tôi tin vào tâm linh. Tôi nghĩ những người đã nằm xuống sẽ cảm thấy vong linh của mình mát mẻ, và bản thân chúng ta cũng vậy, thấy chúng ta làm một nghĩa cử rất đẹp, và không có gì hơn là giáo dục lòng yêu nước của tất cả mọi người từ già, trẻ, bé lớn; và đặc biệt các trẻ em, ngày hôm đó chúng ta dạy các trẻ em rằng lòng biết ơn bao giờ cũng cần thiết. Sợ nhất là những kẻ vô ơn, đó là cái tệ hại nhất. Theo tôi quan niệm là như thế. Chúng ta cần phát động việc làm này bởi vì nó sẽ làm cho những kẻ manh tâm chiếm nước ta phải giật mình rằng, dân tộc này bất khuất và không bao giờ quên những điều độc ác mà chúng đã gây ra. Và tôi nghĩ phương tiện internet có thể làm như thế.

Nguồn: RadioCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.