Nghị quyết Quốc hội Âu châu 26.11.09 về tình trạng nhân quyền của Lào và Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

[STRASBOURG-FRANCE] Trong phiên toàn thể ngày 26.11.2009 Quốc hội Âu châu đã đạt đa số tuyệt đối cho Nghị Quyết về tình trạng Nhân quyền chung cho hai quốc gia Việt Nam và Lào. Phần dành cho cho Việt Nam, Nghị Quyết đã có đến 10 điều Can cứu chính thức ghi theo thứ tự từ A đến J. Và 7 Quyết nghị ghi theo số thứ tự từ 1 đến 7.

Riêng vấn đề Tăng thân tu viện Bát Nhã đã có tới 2 điều Can cứu, và 2 điểm Quyết nghị:

- Các điều khoản về Can cứu đó là: 1) Đề cập tới sự làm ngơ của Chính quyền trước những kêu cứu của tu sinh bị đánh đập tấn công rất hung bạo, cướp đoạt tài sản và xua đuổi tu sinh ra khỏi tu viện của họ. Sau khi nhóm tu sinh tìm tới chùa Phước Huệ ẩn trú lại bị hăm dọa sẽ tiếp tục bị hành hung nếu không rời chỗ này. Chính quyền đã viện cớ rằng tu sinh không có giấy phép tạm trú, để đuổi họ ra khỏi tu viện. 2) Việc đàn áp này liên quan đến Đề nghị 10 điểm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến đi Việt Nam năm 2007, phần nói về cải tổ luật về Tôn giáo.

- Về phần Quyết nghị, điểm thứ 2/7: lên án sự đánh đuổi bạo động hơn 150 tu sinh ra khỏi tu viện của họ và cho rằng tình trạng ngày càng căng thẳng tiếp theo sự xua đuổi trước đó đối với một cộng đồng tu học rất bình an kia chứng tỏ nhà nước Việt Nam đã trắng trợn đi ngược lại những cam kết tôn trọng những tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo, nhất là đối với những người đang cố gắng thực thi quyền làm người của họ mà Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã hứa tôn trọng với tư cách thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và Chủ tịch tương lai Liên Minh Các Nước Đông Nam Á (ASEAN); Và điểm thứ 4/7: Yêu cầu chấm dứt những hành hung, và quấy nhiểu các tu sĩ và cho các tăng ni tu theo pháp môn của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được tu tập ở Bát Nhã và các nơi khác;

Quốc hội Âu châu:

– thông qua cuộc họp thượng đỉnh thứ 15 của ASEAN hôm 23 và 24 tháng 10 năm 2009.

- thông qua cuộc khai mạc ngày 23.10.2009 của Ủy Ban Liên Chánh Phủ về nhân quyền của ASEAN.

- thông qua báo cáo hằng năm của Cộng đồng Âu Châu về nhân quyền năm 2008.

- thông qua những thương thuyết hiện thời với sự đồng ý mới về đối tác và hợp tác, một bên là Việt Nam và một bên là cuộc đối thoại của Hội Đồng Âu Châu về nhân quyền mỗi sáu tháng một lần giữa Công Đồng Âu Châu và chính quyền Việt Nam.

A. Xét rằng Chính quyền Việt Nam đã chối từ đáp ứng những khuyến cáo ghi trong những cứu xét tổng quát thường kỳ của Hội Đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2009 hầu nâng cao báo cáo có tiến bộ hơn trong lãnh vực nhân quyền,

B. Xét rằng hằng trăm người đã bị giam cầm ở Việt Nam vì đức tin tôn giáo của họ hoặc vì những ý kiến chính trị, nhất là các người đạo Ky Tô miền núi, một linh mục, một mục sư Tin Lành Mennonite, những tín hữu Cao Đài và Phật tử Hoà Hảo,

C. Xét rằng ngày 27 tháng 9 năm 2009 hằng trăm tu sinh Phật giáo ở Tu Viện Bát Nhã bị đánh đập và tấn công rất hung bạo, tu viện của họ bị đập phá trong khi Chính quyền hoàn toàn không ngó ngàn những tiếng kêu cứu của họ; xét rằng sau khi các tu sinh này tìm nơi ẩn trú nơi Chùa Phước Huệ thì họ lại bị hăm dọa sẽ bị hành hung nếu không rời chỗ này; xét rằng các tu sinh Phật giáo đang bị Chính quyền đuổi ra vì chính quyền viện cớ họ đã lưu trú tại đây không có xin tạm trú hay không xin phép tạm trú trước đó.

D. Xét rằng sự tấn công tu viện này được nhiều người biềt rõ là vì nó dính líu đến 10 điểm mà Thiền Sư Nhất Hạnh đề nghị Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến đi VN năm 2007 về phần nên cải tổ về luật tôn giáo,

E. Xét rằng tất cả những nhóm người có tín ngưỡng ở Việt Nam đều phải được phép tu hành và bị cai quản bởi một cơ quan do Chính quyền chỉ định và chỉ được hoạt động trong sự điều hành của Ban Tôn Giáo Nhà Nước này và xét rằng một số lớn các nhóm tôn giáo nào muốn độc lập với Chính quyền đều phải bị giải tán hoặc liên tục bị gây khó khăn,

F. Xét rằng những giáo phẩm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hầu hết như bị cầm tù, bắt đầu bằng ngài Tăng Thống Thích Quảng Độ (81 tuổi), người chống đối nhà nước nổi tiếng nhất, người đã bị cầm tù hơn 27 năm hiện đang ở Thiền viện Thanh Minh ở TP Hồ Chí Minh,

G. Xét rằng Bà Trần Khải Thanh Thủy, nhà văn Việt Nam, gương mặt đàn đầu của phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mới vừa bị bắt lại sau 9 tháng bị cầm tù năm 2007, rằng bà bị bệnh tiểu đường trầm trọng mặc dù thế chính quyền cũng không chịu thả bà ra dù là với tiền bảo lãnh mà cũng không cho bà được trị bệnh,

H. Xét rằng rất nhiều tù nhân tư tưởng như Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Bình Thanh, tất cả đều bị tù vì tội « tuyên truyền chống chính quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam » bị từ chối không cho y sĩ được vào tù chăm sóc trong khi tình trạng sức khỏe của họ cần được cấp cứu,

I. Xét rằng trong khi vắng mặt những tổ chức độc lập phục vụ cho nhân quyền tại chỗ, những nhà lãnh đạo tôn giáo thường giữ vai trò chở che cho nhân quyền và tranh đấu cho có thêm bao dung và thêm kính trọng những nguyên tắc dân chủ,

J. Xét rằng nhân sự kiện Việt Nam sẽ nhận vai trò chủ tịch các nước Đông Nam Á Châu (ASEAN) năm 2010, Việt Nam cần làm gương cải thiện cách hành sử trên lĩnh vực tới nhân quyền, rằng chính quyền có thể bắt đầu bằng cách thả vài trăm người đã chống đối chính quyền một cách ôn hòa, tín hữu của một số giáo hội độc lập tranh đấu cho dân chủ đã bị nhà nước Việt Nam bất cần là đã vi phạm luật quốc tế, cứ bắt cầm tù họ dưới chiêu bài không căn cứ là vì an ninh quốc gia nhưng thật ra họ chỉ thốt lên những lời chống đối ôn hòa.

Việt Nam :

1. Cấp thiết đề nghị Chính quyền nên dừng lại tất cả những hình thức đàn áp những người đã thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do tín tưởng hay tín ngưỡng vào tôn giáo họ và tự do hội họp, theo đúng tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và Hiến Pháp Việt Nam; yêu cầu Chính Quyền Việt Nam tuân thủ theo những cam kết quốc tế có nghĩa là phải công nhận tất cả những cộng đồng tu học và sự tu tập tự do theo tôn giáo của họ và trả lại tài sản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, của Giáo Hội Công Giáo và những tài sản của những cộng đồng tu học khác mà Chính Quyền đã ngang nhiên chiếm hữu;

2. Chúng tôi lên án sự đánh đuổi bạo động hơn 150 tu sinh ra khỏi tu viện của họ và cho rằng tình trạng ngày càng căng thẳng tiếp theo sự xua đuổi trước đó đối với một cộng đồng tu học rất bình an kia chứng tỏ nhà nước Việt Nam đã trắng trợn đi ngược lại những cam kết tôn trọng những tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo, nhất là đối với những người đang cố gắng thực thi quyền làm người của họ mà Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã hứa tôn trọng với tư cách thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và Chủ tịch tương lai Liên Minh Các Nước Đông Nam Á (ASEAN);

3. Yêu cầu Hội Đồng các Chính quyền Âu Châu và Hội Đồng các Ban Ngành các nước Âu Châu trong quá trình thương thuyết để trong tương lai đối tác và hợp tác với Việt Nam phải ghi thêm những điều khoản cột chặt hơn, không được mơ hồ, về nhân quyền và dân chủ, ghi thêm làm thế nào mà việc thực hiện những dự án hợp tác phải đi chung với sự chấm dứt vi phạm dân chủ và nhân quyền;

4. Yêu cầu chấm dứt những hành hung, và quấy nhiểu các tu sĩ và cho các tăng ni tu theo pháp môn của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được tu tập ở Bát Nhã và các nơi khác;

5. Đòi hỏi Chính Quyền Việt Nam, trả tự do vô điều kiện cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ và cho tái lập quyền sinh hoạt hợp pháp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và các vị giáo phẩm của họ;

6. Yêu cầu chính quyền (Vietnam) thiết lập một Ủy Ban độc lập có mặt trên toàn quốc để lo về nhân quyền, để tiếp nhận và điều tra những tin tức về tra tấn hoặc những lạm dụng quyền hành của nhân viên nhà nước, kể cả nhân viên các sở công an, và khởi xướng những phương cách đưa tới bải bỏ án tử hình;

7. Yêu cầu Chính quyền Việt Nam, với tư cách là thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, chính thức mời thường xuyên những báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, nhất là những người lo về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, về tình trạng tra tấn và bảo vệ nhân quyền và bạo hành với phụ nữ, cũng như làm việc với Nhóm Liên Hiệp Quốc lo về những bắt bớ trái phép.

(Từ mục thứ 8 đến mục thứ 13 là dành cho Lào quốc xin không dịch ra đây).

Các phương diện chung

14. Khuyến khích chính quyền thả ngay tức thì và không điều kiện tất cà những người tranh đấu cho nhân quyền, những người tù chính trị, những người tù tư tưởng, bởi vì sự bắt bớ họ là một vi phạm nhân quyền; thỉnh cầu chính quyền bảo đảm sự bình an về thân và về tâm lý của họ trong mọi trường hợp và cung cấp cho những người cần được điều trị được quyền chăm sóc sức khoẻ của họ bởi những y sĩ độc lập;

15. Mời Hội Đồng Âu Châu và Ủy Hội Âu Châu tiến hành sự đánh giá chi tiết chính sách thực thi dân chủ và nhân quyền ở Lào và Việt Nam từ ngày ký tên đối tác và hợp tác với Âu Châu và làm một biên bản cho Quốc Hội;

16. Đặc nhiệm cho Chủ tịch Hội Đồng chuyển giao quyết nghị này cho Hôi Đồng, cho Ủy Hội, cho các Chính Phủ và cho các Quốc Hội những nước thành viên Âu Châu, cho hai Chính Phủ và hai Quốc Hôi Việt Nam và Lào, cho văn phòng ASEAN, cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền.

Nguồn : http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/PNBN_3/113_nghi-quyet.htm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”