Ngoại trưởng John Kerry không thành công ở Bắc Kinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong hai ngày 16 và 17 tháng 5 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry, đã có những buổi làm việc với lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh. Đặc biệt là trong chuyến đi này, Ngoại trưởng John Kerry đã có cuộc hội đàm với ông Tập Cận Bình hôm 18/05 nhằm trao đổi về chiến lược và hợp tác kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, dọn đường cho cuộc gặp gỡ giữa ông Tập với Tổng thống Obama vào tháng 9 tới tại Washington DC.

Trước khi lên đường, Ngoại trưởng Kerry đã được Tòa Bạch Ốc yêu cầu bày tỏ lập trường của Hoa Kỳ là yêu cầu Bắc Kinh ngưng ngay việc bồi cát xây dựng các đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa. Nhưng các yêu cầu của Tòa Bạch Ốc đã bị lãnh đạo Bắc Kinh bỏ ngoài tai. Có thể nói là chuyến đi Bắc Kinh lần này của Ngoại trưởng John Kerry không thành công.

Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố, từ cuối tháng 12/2014 Trung Quốc đã bồi một bãi cát có diện tích 2 cây số vuông; đến đầu tháng 5/2015 thì diện tích bãi cát bồi đó đã lên đến 8 cây số vuông, tăng gấp 4 lần. Phi trường mà Trung Quốc đang xây ở đảo san hô Fiery Cross Reef (Bãi Đá Chữ Thập) thuộc quần đảo Trường Sa sẽ hoàn thành vào năm 2017 hay 2018.

Sau khi xây dựng xong các căn cứ quân sự, Bắc Kinh sẽ đưa tàu ngầm nguyên tử mang họa tiễn có gắn đầu đạn hạt nhân tiến vào biển Đông, còn phi trường là nơi để cho phi cơ trên tàu sân bay (Liêu Ninh) đáp lúc cần phải lánh nạn. Từ các đảo nhân tạo đó Trung Quốc sẽ tuyên bố thêm về lãnh hải và không vực của mình. Cũng theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thì chính quyền Tổng thống Obama cho rằng dù cho bồi thêm bao nhiêu cát trên đảo san hô cũng không thể gọi đó là thuộc quyền sở hữu của mình.

Theo các quan chức tháp tùng Ngoại trưởng John Kerry cho biết, ông Tập Cận Bình chỉ đề cập về việc xây dựng hợp tác mạnh mẽ giữa hai nước Trung – Mỹ trên bình diện chiến lược chung, tránh né trả lời những vấn đề liên quan đến biển Đông mà ông John Kerry nêu ra. Do đó mà trong cuộc gặp gỡ báo chí sau cuộc hội đàm với ông Tập Cận Bình, Ngoại trưởng John Kerry cho biết là Hoa Thịnh Đốn rất quan ngại về chuyện Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự ở biển Đông và chắc chắn Hoa Kỳ sẽ phải có đối sách.

Trước đó một ngày, Ngoại trưởng John Kerry đã gặp Tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc. Tướng Long nói rằng Hoa Kỳ đã từng tuyên bố giữ lập trường trung lập đối với các tranh chấp ở biển Đông giữa Trung Quốc và các nước trong vùng, nên ông mong muốn Hoa Kỳ hành động theo những gì đã nói, tức là đứng ra ngoài các tranh chấp biển Đông, để giữ quan hệ tốt đẹp giữa hai nước và sự ổn định ở biển Đông.

Trong cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, ông Nghị đã lên giọng khẳng định với Ngoại trưởng John Kerry rằng không một quốc gia nào làm cho Bắc Kinh lay chuyển quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Tại sao Bắc Kinh tỏ thái độ cứng rắn như vậy vào lúc này?

Theo các nhà ngoại giao phương Tây tại Bắc Kinh thì Trung Quốc rất bất bình về việc Hoa Kỳ đã ủng hộ sửa đổi một số điều khoản quan trọng trong Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật hôm cuối tháng 4 vừa qua. Những điều khoản sửa đổi này đã không chỉ nâng cao vai trò quân sự của Nhật Bản mà còn mở ra cơ hội cho Tokyo sát cánh với Washington trong việc phòng chống lại Bắc Kinh. Sự kiện này đã làm cho Bắc Kinh lo ngại và vì thế Trung Quốc bày tỏ thái độ cứng rắn của mình với Hoa Kỳ liên quan các vấn đề ở biển Đông.

Ngoài ra, Bắc Kinh đánh giá rằng 2 năm cuối của Tổng thống Obama sẽ không có những chính sách lớn, đa số tập trung vào vấn đề đối nội hơn là đối ngoại. Đây là cơ hội tốt nhất cho Bắc Kinh gia tăng các hoạt động ở biển Đông.

Chắc chắn là nếu Hoa Kỳ có lên tiếng cảnh báo, can thiệp thì cũng chỉ ở mức độ mà Trung Quốc có thể đối phó được. Bằng chứng là ông Obama tuyên bố xoay trục về Á Châu – Thái Bình Dương từ năm 2012; nhưng cho đến nay vẫn chưa có một chính sách hay hành động mạnh mẽ nào đối với việc Trung Quốc bành trướng sức mạnh quân sự ở biển Đông.

Nếu không có Nhật Bản thúc dục và sẵn sàng hiệp tác với Hoa Kỳ chống chính sách bành trướng của Trung Quốc thì chính sách xoay trục của Tổng thống Obama chẳng là gì đối với Bắc Kinh. Điều mà lãnh đạo Trung Quốc lo ngại là kỳ bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ sắp đến, nếu bà Hillary Clinton đắc cử – vì bà Clinton cũng là tác nhân về chiến lược xoay trục sang Châu Á – Thái Bình Dương – sẽ đẩy nhanh tiến độ can dự của Hoa Kỳ ở Á Châu, gây nhiều trở ngại hơn cho Trung Quốc.

Nói tóm lại, Bắc Kinh đang nhìn thấy Hoa Kỳ dưới chính quyền Obama ở vào thời kỳ chuyển tiếp. Hơn nữa, Tổng thống Obama vốn là con người không dám lấy những quyết định mang tính chất đối đầu ở bên ngoài lãnh thổ, trừ khi đụng đến nhân mạng của người Mỹ một cách quá đáng nên Bắc Kinh đã lợi dụng “khoảng trống” quyền lực ở Á Châu hiện nay để gia tăng sự bành trướng và vì thế mà các khuyến cáo của Ngoại trưởng John Kerry lần này không mấy hiệu quả đối với Bắc Kinh.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.