Người Dân 8 Tỉnh Thành Miền Tây Kéo Về Sài Gòn Tiếp Ứng Cùng Tiền Giang

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thứ Tư 4/7/2007: Người dân từ 8 tỉnh thành miền Tây kéo về Sài Gòn tiếp ứng cùng bà con tỉnh Tiền Giang.

Radio Chân Trời Mới, Nguyễn Hoàng Thanh Tâm thực hiện
Ngày 4 tháng 7, 2007

Chúng tôi là Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm xin kính chào quý vị đến với tiết mục phóng sự đặc biệt.

Kính thưa quý vị, ngày hôm nay Thứ Tư 4/7/2007 tình hình biểu tình đòi đất đai của bà con tỉnh Tiền Giang tại trụ sở văn phòng Quốc Hội 2 ở Sài Gòn vẫn còn tiếp diễn. Tuy trời nắng gắt nhưng theo chị Thảo, người bạn trẻ Sài Gòn tường thuật những tin tức nóng bỏng đến chúng ta cho hay thì con số bà con tụ tập ngày hôm nay đã đông gấp đôi ngày hôm qua, lên đến hơn 800 người. Và đặt biệt không phải chỉ gồm bà con từ tỉnh Tiền Giang, mà hôm nay, các đoàn người từ 7-8 tỉnh thành lân cận cũng đã kéo về tới Sài Gòn để tiếp ứng cùng bà con tỉnh Tiền Giang.

Xin mời quý vị theo dõi cuộc tiếp xúc của chúng tôi với chị Thảo, người đang có mặt ngay tại hiện trường văn phòng Quốc Hội 2, ở Sài Gòn. Cuộc hội luận này được thực hiện vào trưa hôm nay, Thứ Tư 4/7/2007.

NHTT: Một lần nữa chúng tôi xin kính chào chị Thảo. Trước hết xin chị Thảo cho biết tình hình cập nhật hôm nay thứ tư mùng 4 tháng 7. Tình hình tại khu vực đang xãy ra như thế nào ạ?

Chị Thảo: Chào anh, hôm nay rất là sôi nổi và đông hơn mọi ngày, hơn hôm qua và các ngày trước. Hôm nay tổng cộng là 8 tỉnh đã về đây.

NHTT: Chị có thể lược sơ cho biết 8 tỉnh gồm 8 tỉnh nào về không thưa chị?

Chị Thảo: Đầu tiên là Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Bình Dương, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp.

NHTT: Với 800 bà con như vậy thì khí thế cuộc biểu tình như thế nào thưa chị?

Chị Thảo: Khí hậu thì rất nóng, nhưng tinh thần của bà con rất sôi nổi, mặc dù chính quyền không tiếp đón ai cả, để bào con phơi nắng đến chịu không nổi. Bây giờ là trưa quá, bà con đang nằm nghỉ, ai còn kêu được thì vẫn còn kêu.

NHTT: Trong ngày hôm qua khi chúng ta nói chuyện, chúng ta nghe rất nhiều những tiếng hô cũng như tiếng đả đảo của bà con, nhưng ngày hôm nay thì không có. Phải chăng trong lúc này bà con không có trực diện để biểu tình hay sao thưa chị?

Chị Thảo: Dạ thưa không, bữa nay cũng sôi nổi chứ. Thưa anh, hôm nay rất sôi nổi, nhưng tại vì microphone bị rớt xuống đất thành ra có bị trục trặc, chứ bà con hôm nay rất sôi nổi và rất là đông. Và bà con trải dài về phía khách sạn đệ nhất.

NHTT: Chị là người theo sát cuộc biểu tình của bà con các tỉnh trong nhiều ngày qua, thì có mẩu chuyện nào đặc biệt chị có thể chia sẻ với đồng bào trong và ngoài nước đang lắng nghe cuộc nói chuyện của chúng ta.

Chị Thảo: Có chứ anh, có rất nhiều chuyện vui. Ví dụ như có một anh đang điện thoại, có công an chìm không cho điện thoại và giựt điện thoại, thế là ba con xúm nhau lại đánh. Nó sợ quá. Hôm nay họ bắt 2 cô gái. Thưa anh, anh trò chuyện với Bác này một tí nhé, Bác này là từ Tiền Giang.

NHTT: Dạ vâng, xin chào Bác, trước hết xin Bác cho cháu biết tên Bác là gì ạ?

Bác Sáu: Tôi tên là Nguyễn Thị Sáu

NHTT: Dạ thưa Bác Sáu, Bác đã lên tham dự cuộc biểu tình này từ hôm nào ạ?

Bác Sáu: Riêng tôi hôm nay lên được một tuần rồi. Mưa quá trời rồi.

NHTT: Xin Bác có thể cho biết hoàn cảnh của Bác như thế nào, lý do tại sao Bác đi tham dự cuộc biểu tình này.

Bác Sáu: Bác đi vì hoàn cảnh của Bác uất ức . Hồi năm 1976 họ mượn 2 miếng đất để làm nghĩa trang. Tới năm 1989 họ lấy nghĩa trang lên, rồi Bác đi thưa đòi lại. Xong nó bắt Bác 4 tháng 2 ngày. Đến lúc vô xử, nó hỏi Bác “ bà biết tội gì không?” Tội của Bác là tội hình sự. Tôi không chịu, tôi cãi lại và họ lại nói tôi tội giao thông. Rồi thôi tôi đi về.

NHTT: Có nghĩa là công an đã bắt Bác giữ Bác 4 tháng 2 ngày. Vào thời điểm nào thưa Bác?

Bác Sáu: Đó là năm 1989. Nó thấy tôi nghèo, xong nó mướn tôi làm việc. Bây giờ nó lấy phần đất tôi làm chợ. Nó mượn tôi. Ủy Ban Xả, Huyện cấp cho 4 căn nhà, nhưng rồi nó không cho tôi căn nào cả, nó lấy hết luôn. Hiện giờ nhà ở chỉ có mấy mét vuông à, mẹ chồng con dâu đều ở đó hết. Và bây giờ nó đuổi nhà tôi, nói là tôi ở nhà trái phép.

NHTT: Trong vòng một tuần qua Bác lên Sài Gòn, có người từ văn phòng Quốc Hội II ra đón tiếp Bác không? Hoặc là có trả lời như thế nào về trường hợp của Bác không?

Bác Sáu: Dạ không ai trả lời và hỏi hết.

NHTT: Vấn đề ăn uống của Bác hiện nay tại Sài Gòn, tại khu vực đó như thế nào thưa Bác?

Bác Sáu: Bác không có tiền, Bác lên đây có 90.000đ à. Từ hôm đó đến nay, nhịn có, người ta cho ăn cũng có. Và nhiều khi Bác nhịn đói, Bác đâu có tiền đâu. Đi xe hết 36.000đ, giờ vẫn còn, nhưng không dám ăn đâu, để tiền về xe. Khổ lắm con ơi. Bây giờ chồng đang bệnh hoạn nằm ở dưới, bị mổ, giờ đâu có đi đâu được. Lên đây rồi ngồi đây nè con ơi.

NHTT: Bác dự định ở lại địa điểm đó cho đến khi nào thưa Bác?

Bác Sáu: Bây giờ Bác ở đây chứ Bác đâu có đi đâu. Bây giờ ở đây coi họ có giải quyết hay là không.

NHTT: Dạ vâng, nếu họ không giải quyết thì Bác dự định sẽ làm gì ạ?

Bác Sáu: Bây giờ Bác cũng không biết phải làm sao nữa, chỉ chờ Quốc Hội giải quyết thôi. Chứ bây giờ Bác nghèo quá, Bác đâu có đi đâu được.

NHTT: Dạ vâng, cháu xin cám ơn Bác, Bác cho con nói chuyện lại với chị Thảo ạ. Cám ơn chị Thảo đã cho nói chuyện với Bác Sáu.

Chị Thảo: Có anh này muốn nói chuyện với anh, anh chờ tí nhé.

NHTT: Chào anh, xin anh cho biết tên.

Anh Hơi: Dạ tôi là Nguyễn Văn Hơi, ấp Hòa Phú, xã Long Bình

NHTT: Xin anh cho biết hoàn cảnh của anh và lý do tại sao anh đi khiếu kiện ngày hôm nay thưa anh.

Anh Hơi: Lý do là ông bí thư xã Nguyễn Văn Tồn, ỷ quyền uy thế lực đánh chết dân, đang ngủ trong nhà, kéo đầu ra sân bắn. Rồi lấy đất của nông dân, là đất của chúng tôi đó, một mẫu năm xào cho vợ bé và gia đình của ổng. Ông bí thư 4 vợ.

NHTT: Ở xã nào, huyện nào thưa anh?

Anh Hơi: Xã Long Bình, tỉnh Tiền Giang

NHTT: Anh lên Sài Gòn từ hôm nào thưa anh?

Anh Hơi: Tôi lên nay đã là 10 ngày rồi, trước văn phòng Quốc Hội.

NHTT: Chỗ ăn chỗ ngủ của anh như thế nào trong 10 ngày nay, xin anh cho biết.

Anh Hơi: Tụi tôi mua khoai mì ăn không à, với bánh mì lạt đó chứ đâu có tiền ăn.

NHTT: Còn chỗ ngủ thì sao thưa anh?

Anh Hơi: Chỗ ngủ thì nằm ngoài sân, ngoài hành lang. Họ không cho vô Quốc Hội.

NHTT: Công an có tiếp xúc với anh không?

Anh Hơi: Dạ không, nó có đánh 2 người. Nó mang về Quận 6, và bây giờ thả rồi.

NHTT: Anh muốn chia sẻ điều gì với bà con, trong và ngoài nước đang lắng nghe cuộc nói chuyện hôm nay.

Anh Hơi: Tôi yêu cầu đất của tôi trả lại cho tôi.

NHTT: Và anh cần sự hỗ trợ gì từ bà con trong và ngoài nước, thưa anh?

Anh Hơi: Tôi xin ngoài nước giúp đỡ cho nông dân được toại nguyện.

NHTT: Xin cám ơn chị Thảo đã cho nói chuyện với 2 người nông dân vừa rồi. Xin chị cho biết tình hình công an bao vây khu vực đó hôm nay như thế nào.

Chị Thảo: Công an hôm nay giống như mọi ngày, cũng đứng trước các “băng rôn” mà những người đang treo. Rồi họ không cho các xe nào chạy ngang chạy chậm lại, không cho ngó vì không phải phận sự của họ. Có những người dân họ chửi ngược lại mấy người công an đó. Những người đi đường họ cũng tỏ được thái độ đối với công an đó.

NHTT: Ngày hôm qua sau cuộc nói chuyện của chúng ta đã được phát đi trên nhiều đài phát thanh, thì có một số người chia sẻ với chúng tôi là họ cũng rất là quan tâm đến sự an nguy của chị, thì chị chia sẻ như thế nào về điều đó?

Chị Thảo: Đối với bản thân tôi, tôi không sợ gì cả, vì tôi làm đúng, khi tôi thấy những người dân bình thường mà một ngày 2 bữa cơm kiếm không ra mà họ dám đứng lên đấu tranh cho bản thân của họ và gia đình họ. Cái đó làm cho tôi rất là nóng ruột và đó là xúc cảm của tôi đã đánh tan đi hết nỗi sợ hãi của tôi, dù bất cứ chuyện gì xảy ra với tôi.

NHTT: Mọi người khi đươc nghe giọng nói của chị và nghe những lời tường trình của chị thì họ rất là cảm kích, và họ có đặt một câu hỏi đối với chúng tôi rằng, liệu tại Việt Nam, tại Sài Gòn và ngay tại khu vực biểu tình có nhiều người như chị hay không?

Chị Thảo: Có, hôm qua tôi có gặp 2-3 người họ lại chụp hình, thế thì công an lại khều. Tôi mới nói, “anh khều cái gì?” Thì những đồng bào đứng chung quanh đó, chỉ vào người đó nói “ mày biết đất nước bây giờ có dân chủ chưa, mà mày dám khều người ta”. Nó thấy đông quá bu lại thì nó sợ. Nó rút tay lại và không dám ngăn cản nữa. Vừa lúc đó có một thằng công an chìm, mặc đồ civil thường lại khuyên thằng đó ra chỗ khác. Và sau đó có những thằng công an chìm xuất hiện. Đó là trường hợp mình đã thấy chiều hôm qua.

NHTT: Cám ơn chị. Trong 2 cuộc nói chuyện vừa rồi với lại 2 người nông dân là bà Sáu và ông Hơi mà chúng tôi đã được nói chuyện, họ có chia sẻ về những nỗi khó khăn trong vấn đề ăn uống, cũng như đi lại, nhất là về mặt tiền bạc thiếu thốn. Chị nghĩ rằng đồng bào Hải Ngoại có thể hỗ trợ được gì cho vấn đề nhu cầu ăn ở, chổ ngủ của bà con, mà như chị nói lúc đâu, đã lên đến 700-800 người. Ở Hải Ngoại có thể làm được gì một cách cụ thể để hỗ trợ cho đoàn người biểu tình này?

Chị Thảo: Chúng ta có thể hỗ trợ họ về phần cơm hộp, hoặc về phần chiếu để họ lót nằm hoặc là áo mưa. Cái đó có thể là những hỗ trợ ban đầu.

NHTT: Nếu như chúng tôi cùng một số anh em khác có thể quyên góp được một tí tài chánh có thể gửi qua nhờ chị mua hoặc là xắp xếp những phần cơm hộp, mua chiếu, áo mưa cho bà con được không ạ?

Chị Thảo: Bản thân tôi sẽ làm được, và nếu có gặp khó khăn gì thì có những anh em ở đây có thể giúp đỡ.

NHTT: Xin cám ơn chị Thảo rất nhiều. Một lần nữa xin thay mặt của tất cả các quý vị thính giả đang lắng nghe chương trình. Cám ơn chị đã gửi đến cho mọi người một số tin tức về diễn tiến của cuộc biểu tình tại văn phòng Quốc Hội II.

Chị Thảo: Cám ơn anh và cám ơn đồng bảo ở Hải Ngoại đã lắng nghe tiếng vọng của quê hương Việt Nam của chúng ta.

NHTT: Quý vị vừa theo dõi cuộc phỏng vấn ngắn của chúng tôi với chị Thảo, một bạn trẻ sống tại Sài Gòn đang có mặt ngay tại hiện trường, tức văn phòng Quốc Hội 2 của nhà cầm quyền CSVN để chia sẽ cùng đồng bào và thông tin nhanh chóng cùng chúng ta.

Như tin tức chị Thảo và các bà con tại đó cho biết, thì vấn đề cơm ăn và các vật dụng tối thiểu như chiếu nằm, áo che mưa là những nhu cầu hết sức cần thiết nhưng lại vô cùng thiếu thốn cho bà con hiện nay. Đó là chưa kể đến tiền xe di chuyển để bà con từ các tỉnh miền Tây, miền Nam, cùng kéo về Sài Gòn tiếp ứng.

Chúng tôi tha thiết kêu gọi đồng hương khắp nơi hãy cùng đóng góp, chia sẽ một tí tài chánh để tiếp sức cho hơn 800 người đang biểu tình tại Sài Gòn, mà có thể con số còn sẽ lên cao hơn trong những ngày tới.

Xin quý vị hãy liên lạc trực tiếp đến những tổ chức, các phong trào yểm trợ quốc nội, đã được hình thành trong suốt thời gian qua tại nhiều nơi trên thế giới. Chắc chắn họ sẽ có phương cách để chuyển những đóng góp này về cho đồng bào đang biểu tình, khiếu kiện.

Hoặc trực tiếp hơn là nếu quý vị nào có thân nhân sống ngay tại Sài Gòn, có thể nhờ thân nhân tự mình đến thăm hỏi, giúp đỡ đồng bào dân oan khiếu kiện. Chắc chắn bên cạnh các vật chất như những hộp cơm, những manh chiếu hay áo che mưa, đồng bào khiếu kiện sẽ còn được đón nhận tấm lòng can đảm và chia sẽ yêu thương từ những người dân Sài Gòn. Đó là điều mà chị Thảo, một người trẻ đang sống tại đây đã làm cho đồng bào khiếu kiện trong nhiều ngày qua.

Chúng tôi xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong tiết mục phóng sự đặc biệt kỳ sau.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.