Người Và Cờ Trung Quốc Trên Đường Phố Sài Gòn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
2008-05-02

Ngọn đuốc thiêng Olympic 2008 đã rời Việt Nam. Hôm nay đuốc đã đến Macao và chỉ trong vòng ít giờ đồng nữa sẽ trở lại Hoa Lục, khởi đầu một cuộc hành trình mới trước khi tiến vào vận động trường Bắc Kinh trong buổi lễ khai mạc tổ chức ngày mùng 8 tháng Tám, 2008.

Để ngăn chận các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, an ninh được tăng cường tối đa cho lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 29-4-2008.

Chuyến du hành qua nhiều quốc gia khác nhau của ngọn đuốc đã khiến cho mọi người phải chú ý. Chú ý không phải vì lộ trình, cũng chẳng phải vì ý nghĩa thể thao, mà bởi những cuộc biểu tình rầm trộ xảy ra ở nhiều nơi với mục đích phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh đàn áp người dân Tây Tạng, không thực hiện đúng lời cam kết cải tiến nhân quyền mà họ đã tự hứa với cộng đồng thế giới cách đây 7 năm, khi được trao vinh dự tổ chức cuộc tranh tài thể thao lớn nhất thế giới.

Chỉ có 2 địa điểm ngọn đuốc đi qua và không gặp trở ngại. Địa điểm đầu tiên là thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn. Qua chỉ thị của nhà nước, từ sáng sớm đã có hàng trăm ngàn người dân xếp hàng dọc hai bên đường phất cờ chào đón ngọn đuốc thiêng. Địa điểm thứ hai là thành phố Sài Gòn, nơi tất cả những ý định biểu tình phản đối việc Trung Quốc chiếm 2 vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều bị nhà nước Việt Nam ngăn chận. Có nhiều người bị bắt giữ, cũng có người đã được thả, và cũng vẫn có người chính thân nhân không biết đang bị giam cầm nơi nào.

Đuốc Olympic Bắc Kinh đã đến và đã rời khỏi Sài Gòn, để lại một vệt đỏ thật đậm trên lãnh thổ Việt Nam. Vệt đỏ đó là rừng cờ Trung Quốc, là hàng ngàn người Hoa diễu hành ngay trên đường phố trước sự ngỡ ngàng của người dân Việt. Sự kiện đáng chú ý này chính là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn để gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần. Tạp chí tuần này được thực hiện với sự cộng tác của Nam Nguyên ở Bangkok, Nguyễn Khanh và Trà My ở Washington. Bài do Thiện Giao đọc.

Chỉ toàn người Trung Quốc

Ngọn đuốc Olympics Bắc Kinh 2008 vào Sài Gòn, được rước qua nhiều đường phố trong vài tiếng đồng hồ để rồi sau đó lên đường sang Hồng Kông. Ở Sài Gòn không lâu, nhưng có lẽ, ngọn đuốc ấy đã để lại nhiều suy nghĩ, nhiều bất bình trong lòng người dân Sài Gòn.

Một khu vực, nằm ngay trung tâm thành phố, trong một buổi chiều ngày 29 tháng Tư, chỉ toàn người Trung Quốc, cờ Trung Quốc, tiếng nói Trung Quốc. Tất cả là Trung Quốc, trong sự im lặng của một số rất ít người Việt Nam bàng quang đứng ngó.

Rất đông người. Đa số là Trung Quốc, treo cờ, hò vui. Không thấy Việt Nam. Tôi thấy toàn cờ Trung Quốc, tôi biết đó là người Trung Quốc, nhưng tôi không biết đó là Hoa Kiều hay là từ Trung Quốc sang.

Một phụ nữ Việt Nam nhìn tận mắt buổi lễ rước đuốc Olympics chiều 29 tháng Tư đã kể như vậy với phóng viên Trà Mi của đài Á Châu Tự Do. Ngay trong một thư e-mail viết vội cũng gửi từ Sài Gòn, một nhà báo kể lại:

Các bạn ạ, tôi thấy người Việt nhìn ngọn đuốc như một vật lạ, trong khi cả ngàn người Trung Quốc reo hò. Hình như có cả nhân viên an ninh Trung Quốc nữa. Tôi biết được chuyện này vì đứa bạn cầm máy ảnh chạy theo định chụp tấm hình, bị thằng an ninh canh đuốc cản. Bạn tôi phản đối nó bằng tiếng Việt, nó mắng lại bằng tiếng Trung.

Ngày hôm sau, chúng tôi gọi điện thoại về Việt Nam tìm hiểu trong giới văn nghệ sĩ phản kháng. Phản ứng đầu tiên, là tất cả yêu cầu không thâu âm và phát giọng nói. Giới nghệ sĩ cho biết, họ bị theo dõi rất sát, và thậm chí được yêu cầu không rời nhà để đến nơi tổ chức lễ rước đuốc ở trung tâm thành phố.

Thông tin từ trong nước cho biết, đêm 28 tháng Tư, tức là một đêm trước ngày rước đuốc, những nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Viện, Thận Nhiên, Trịnh Cung, Nguyễn Quốc Chánh bị công an đến nhà xét hộ khẩu. Sang ngày hôm sau, một số người trong số này bị gọi lên và giữ lại công an phường cho đến sau khi cuộc rước đuốc kết thúc.

Một phụ nữ Việt kiều Pháp, có tên là Trần Dung Nghi, đã có mặt tại Sài Gòn trong những ngày trước, trong và sau khi rước đuốc. Chị Dung Nghi, một đảng viên của Đảng Việt Tân, kể về những cảm giác của chị khi nhìn thấy người Trung Quốc quá đông ngay khu trung tâm Sài Gòn.

Thú thật, tôi rất xốn xang, bực mình. Tôi nghĩ là tôi đang ở trên quê hương tôi, trên đất nước Việt Nam. Tôi thấy như một cuộc xâm lăng của Trung Cộng. Tôi thấy cờ của họ, tôi nghe họ xí xa xí xồ. Tôi thấy họ tự hào.

Điều đặc biệt, trong một vài thời khắc tại Sài Gòn, chị Dung Nghi đã mặc trên người chiếc áo chị từng mặc trong các cuộc biểu tình chống đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh khi ngọn đuốc đi qua Paris. Trên chiếc áo ấy là hình năm chiếc còng tay.

Chị nói tiếp: Tôi về Việt Nam với tâm trạng phấn khởi. Tôi muốn sát cánh với sinh viên để biểu dương tự hào của người Việt Nam chống lại việc xâm lăng Hoàng Sa, Trường Sa. Khi tôi thấy những đoàn người và cờ Trung Cộng, tôi cảm thấy rất bực mình. Tôi có cảm giác, một lần nữa, đất nước của ta lại bị xâm chiếm.

Người dân uất giận

Trở lại với những người còn ở Việt Nam, chúng tôi tìm cách liên lạc, và bất ngờ được biết nhạc sĩ Mặc Thiên, người nhạc sĩ bí mật sáng tác nhạc phẩm Khóc Mẹ Dân Oan được phát hành cách đây ít lâu, cũng có mặt tại khu vực nhà hát thành phố. Anh cho biết, sau một thời gian đi lánh ở tỉnh xa, Mặc Thiên quyết định về Sài Gòn vào ngày rước đuốc để biết tình hình. Sau đó, anh rời Sài Gòn vào ngày 30 tháng Tư. Mặc Thiên kể về tâm trạng của anh khi nhìn thấy quang cảnh buổi rước đuốc. Chúng tôi trình bày sau đây qua một giọng đọc khác, theo yêu cầu của chính Mặc Thiên.

Nói chung, người Việt Nam mà nhìn thấy cảnh đó thì không cầm lòng được. Người nào cũng mang cảm giác uất lắm. Người dân thường không tiếp cận khu vực đó được. Toàn bộ khu vực đó dành cho Trung Quốc và đoàn viên thanh niên đi chung với họ. Chỉ toàn Trung Quốc, không có Việt Nam. Như mình, một người Việt Nam, mình cảm thấy bực mà không làm gì được. Có người bật khóc. Chính bản thân tôi cũng không chịu được. Tôi cảm thấy bất lực trước cảnh đó. Tất cả khu vực đó là của người Trung Quốc chứ không có người Việt, cho dù là Việt gốc Hoa.

Mặc Thiên kể rằng, anh lái xe gắn máy chạy vòng vòng xung quanh để xem. Anh không đứng một chỗ, mà cũng không thể nào đứng yên một chỗ. Anh nói, đi đến đâu cũng thấy Trung Quốc, toàn cờ Trung Quốc. Cờ Trung Quốc lấn cả cờ Việt Nam.

Tôi cảm thấy nghẹn lời. Đi mà không cầm lòng được. Tôi nghĩ ai cũng vậy, cũng cảm thấy uất như tôi. Tôi nói chuyện với một số người Việt Nam, họ nói như thế này: “Thua rồi.” Tôi không biết dùng từ gì cho đúng. Tôi cảm thấy nhục nhã là Việt Nam phải tung hô cho Trung Quốc.

Anh kể tiếp: Người Trung Quốc tỏ ra nghênh ngang. Họ nghêng ngang trước những người Việt cúi đầu. Mà dân Việt thì không cúi đầu đâu. Tôi biết ai cũng bực. Tôi không coi đến hết buổi. Tôi không chịu được cảnh đó, tôi sợ mình sẽ làm điều gì không tốt xảy ra. Tôi đã bỏ đi. Tôi cảm thấy nhục.

Những lời kể của Mặc Thiên phù hợp với lời mô tả của một phụ nữ kể cho đài Á Châu Tự Do hôm 29 tháng Tư.

Việt Nam của mình thì tò mò, ham vui, xem quang cảnh chứ không ủng hộ. Còn người Trung Quốc thì đó là niềm vui của họ, họ phấn khởi, reo hò rất lớn. Không thấy cờ Việt Nam. Tôi đi từ chiều đến giờ chỉ thấy toàn cờ Trung Quốc, không thấy cờ Việt Nam. Cờ Việt Nam chỉ treo trên cột đèn thôi.

Cuộc rước đuốc Thế Vận Hội vào Sài Gòn hôm 29 tháng Tư bắt đầu từ Nhà hát Thành Phố Sài Gòn, chạy qua các đường chính như Nguyễn Huệ, Paster, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Văn Trổi, Trường Sơn và kết thúc tại Nhà thi đấu Quân khu 7.

Dân chúng thất vọng

Trong khi các báo trong nước loan tin là cuộc rước đuốc diễn ra êm thắm, đượm tình hữu nghị Việt -Trung, thì một số cơ quan thông hải ngoại qua thu nhập tin tức từ trong nước lại có những thông tin khác.

Bản tin “Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ” mô tả rằng, “Một rừng cờ đỏ Trung Quốc tràn ngập dọc theo lộ trình rước đuốc. Từng nhóm hàng chục Hoa kiều, một số sống hoặc làm việc tại Việt Nam, số đông còn lại đã đến Việt Nam để đón ngọn đuốc, cầm các lá cờ Trung Quốc lớn quá khổ và mặc các áo T-shirt màu trắng mang các hàng chữ “we love China,” tức là “Tôi Yêu Trung Quốc” và “we are proud to be from China,” tức là “Chúng Tôi Hãnh Diện Đến Từ Trung Quốc,” tưng bừng la hét dọc theo lộ trình.

Bản tin viết tiếp, những người Trung Quốc la lớn những khẩu hiệu “Go China: và “Come on China” giữa những tiếng động ồn ào của xe gắn máy và tiếng còi xe inh ỏi.

Một người Việt Nam, thường để tâm quan sát các sự kiện chính trị, vừa sang Hoa Kỳ, đưa ra nhận định của anh về buổi lễ rước đuốc tại Sài Gòn hôm 29 tháng Tư.

Những sự việc đã xảy ra, làm cho dân chúng, thanh niên, sinh viên, trí thức thất vọng. Nhưng tôi tin còn một điều nguy hiểm hơn. Đó là, lần này, không phải vì những thế lực thù địch như chính quyền Cộng Sản hay nói, mà chính sự bạc nhược của chính quyền quá rõ ràng. Mà sự bạc nhược ấy rõ ràng đến độ, an ninh, công an, cảnh sát và cả bộ đội, cũng nhận ra.

Người thanh niên này nhận xét thêm, rằng, chính quyền Việt Nam đã tính toán rất kỹ phương cách dẫn hướng không khí cuộc rước đuốc vừa qua. Tuy nhiên, những gì đã xảy ra cho thấy, tính toán ấy sai lầm về mặt chiến thuật. Anh cho rằng, chính quyền có nhu cầu duy trì quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, đồng thời phải ngăn chặn cho được biểu tình. Mà mục đích ngăn biểu tình không chỉ là để làm vừa lòng Trung Quốc, mà còn vì e ngại biểu tình đưa đến những bất ổn xã hội.

Chẳng hạn họ từng cấm diễn những vở kịch chống xâm lược phương Bắc, đổi sách giáo khoa, bỏ những bài có nội dung tương tự, hay những nội dung vốn đã là lịch sử như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Thái Hậu Dương Vân Nga. Rồi những thắc mắc về tình hình vừa qua liên quan đến hiệp định biên giới Việt Trung trên đất liền, trên biển. Những động thái im lặng khi ngư dân Thanh Hoá bị Trung Quốc bắn, hay ngư dân các tỉnh khác bị cảnh sát biển và Hải Quân Trung Quốc bắt. Chính quyền Việt Nam lo sợ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc còn bởi vì các cuộc biểu tình ấy là bước khởi đầu để bùng phát các cuộc biểu tình khác, dữ dội hơn, trong chuyện chống bất công, tiêu cực xã hội, đòi tự do, dân chủ, nhân quyền.

Ngọn đuốc Thế Vận Hội gặp phải sự chống đối trên hầu hết lộ trình quốc tế kể từ ngày khai diễn đến nay. Từ Paris, đến Luân Đôn, đến San Francisco, nơi đâu cũng có nhiều ngàn người bủa vây phản đối. Đến khi đi vào các quốc gia Châu Á, người Trung Quốc bắt đầu xuất hiện rất đông để chống lại tinh thần bài xích Olympics Bắc Kinh. Đặc biệt, tại Hàn Quốc và Nhật Bản, cảnh sát các nước sở tại đã phải chật vật giữ trật tự để hai nhóm biểu tình không đụng độ nhau.

Tại Sài Gòn, đụng độ không xảy ra. Người Trung Quốc được chính quyền Việt Nam ưu tiên sử dụng khu trung tâm thành phố. Còn những người Việt Nam khác, chỉ là người bàng quan, đứng nhìn từ xa. Có người bật khóc. Tiếng khóc uất nghẹn, như những nốt nhạc nghẹn ngào của nhạc sĩ Mặc Thiên mà quý thính giả đang nghe.

Cũng có người chợt nhớ lại khoảng ngày này 33 năm trước, những lá cờ đỏ tràn ngập Sài Gòn. Ba mươi ba năm sau, cũng những lá cờ đỏ tràn ngập thành phố Hồ Chí Minh. Lá cờ Việt Nam màu đỏ, cờ Trung Quốc cũng màu đỏ. Cờ Việt Nam chỉ có một sao, trong khi cờ Trung Quốc có tới 5 sao. Thư e-mail của nhà báo Việt gửi từ Sài Gòn kết thúc với câu hỏi cay đắng: “có phải vì Trung Quốc có nhiều sao, nên bao giờ họ cũng đi nước cờ cao hơn mình???”

Không ai có được câu trả lời, và cũng chẳng có câu trả lời nào sẽ được xem là thoả đáng. Chỉ biết trong khoảng thời gian kéo dài chừng 4 tiếng đồng hồ của một ngày cuối tháng Tư năm 2008, dưới một góc nhìn nào đó, mọi người đều mang trong lòng một cảm nhận, rằng trung tâm thành phố Sài Gòn đã bị kiểm soát bởi một đám người đến từ phương Bắc, không còn là Hòn Ngọc Viễn Đông của người Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.