Người Việt Nam và cuộc bầu cử vào Hội Đồng Lập Hiến tiểu bang Genève / Thụy Sĩ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 13.4 kb

Ngày 19 tháng 10 năm 2008, công dân tiểu bang Genève, Thụy Sĩ đi bầu để chọn lựa 80 người đại diện vào Hội Đồng Lập Hiến. Hội Đồng này có nhiệm kỳ 4 năm để soạn thảo và thiết lập một Bản Hiến Pháp hoàn toàn mới cho tiểu bang Genève. Hiến Pháp hiện thời có từ năm 1846, tuy được nhiều lần tu bổ, nhưng không còn đáp ứng với nhu cầu thời đại.

Với khẩu hiệu «Ouverture aux droits humains, đấu tranh cho nhân quyền», bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Trang, môt đảng viên đảng Việt Tân và cũng là thành viên thường trực của Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam COSUNAM đã được đảng Cấp Tiến (Parti Radical) mời vào liên danh ứng cử.

Vào đầu thập niên 80, chị Xuân Trang, người «thuyền nhân tí hon», đến đất Thụy Sĩ theo vết chân người Việt tỵ nạn cộng sản. Với thời gian sinh sống trên mảnh đất thanh bình, nơi mà quyền và giá trị con người được quan tâm vào bậc nhất, chị đã thực hiện được ước muốn của mình, đó là phục vụ lại con người, cả về thể chất lẫn tinh thần, qua vai trò của một bác sĩ và đồng thời, một nhà hoạt động dân chủ. Vào tháng 4 năm 2008, bác sĩ Xuân Trang cùng 2 đảng viên Việt Tân khác, đã đến trại giam Nguyễn Văn Cừ, Sài Gòn để yêu cầu vào thăm nuôi nhân đạo một số nhà dân chủ đang bị cầm tù. Liền sau đó, chính bản thân chị bị giam giữ, tra hỏi, và trục xuất khỏi Việt Nam.

JPEG - 11.8 kb

Trả lời cuộc phỏng vấn ngày 16 tháng 10 dành cho Radio Chân Trời Mới, http://www.radiochantroimoi.com/spip.php?article4499 ,
ông Bernard Favre, cựu Tổng thư ký đảng Cấp Tiến Genève và cũng là người trách nhiệm phối hợp liên danh Radical Ouverture, cho biết: «cô Xuân Trang là người có quyết tâm, có khả năng lắng nghe cũng như tài thuyết phục. Đây là những điểm làm tôi quyết định mời cô tham gia vào cuộc bầu cử này. Hơn nữa tôi biết cô là người có nhiệt huyết đấu tranh cho nhân quyền và cũng là thành viên đảng Việt Tân, đảng mà chúng tôi rất quí trọng và có quan hệ mật thiết…»

Kết quả cuộc bầu cử vào Hội Đồng Lập Hiến này đã đem lại cho liên danh Radical Ouverture 7 trên 80 ghế. Chị Xuân Trang nhận được 5,495 phiếu. Số phiếu cho ứng viên lần đầu tiên này đã gây nhiều ngạc nhiên hứng thú trong chính giới địa phương vì cao hơn cả một số ứng cử viên tiếng tăm tại Genève. Vì đứng hạng 8 trên tổng số 30 nguời trong cùng liên danh, chị Xuân Trang sẽ là thành viên dự khuyết để thay thế 1 trong 7 thành viên chính thức.

Kết quả cuộc ra quân đầu tiên của bác sĩ Xuân Trang là niềm hãnh diện chung cho Cộng Đồng Người Việt tại Thụy Sĩ, và sẽ thêm một tiếng nói của người Việt trực tiếp trên các diễn đàn quốc tế.

Hải Đăng
Geneva, ngày 24 tháng 10 năm 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.