Người dẫn đầu vụ kiện tập thể chống lại Formosa quyết không bỏ cuộc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bất chấp những đe dọa và cản trở, người dẫn đầu vụ kiện tập thể chống lại Formosa cương quyết sẽ không bỏ cuộc trên con đường gian nan tìm công lý, đòi thủ phạm đầu độc biển miền Trung phải cút khỏi Việt Nam và đền bù thỏa đáng cho hàng chục ngàn ngư dân Việt bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa môi trường.

Linh mục Đặng Hữu Nam thuộc giáo xứ Phú Yên, tỉnh Nghệ An, hôm 18/10 dẫn dắt một ngàn người trở lại tòa án thị xã Kỳ Anh ở Hà Tĩnh, nơi tọa lạc trụ sở công ty Formosa, để khiếu nại việc tòa trả lại 506 đơn kiện của ngư dân đệ nạp cuối tháng 9, yêu cầu tòa nhận lại số đơn này cùng 100 đơn kiện mới.

Dù chuyến đi khiếu kiện tập thể lần hai bất thành vì những sách nhiễu từ nhà cầm quyền và người phát pháo lệnh đi đầu đang bị Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đề nghị chế tài, nhưng vị quản xứ dấn thân vì người nghèo này khẳng định không từ bỏ ‘mệnh lệnh của lương tâm’, không cúi đầu sợ hãi.

LM Nam: Trước ngày chúng tôi đi (18/10), công an đã đến từng nhà xe trên địa bàn Nghệ An, đưa công văn nghiêm cấm xe chuyên chở chúng tôi đến tòa án thị xã Kỳ Anh để đệ đơn.

Đến ngày 18/10, chúng tôi thuê được 45 xe buýt cỡ lớn ở thành phố Vinh, 60 xe taxi, và 10 chiếc xe bảy chỗ để chở người vào tòa án. Khi chúng tôi tập kết tại thành phố Vinh, chính quyền can thiệp qua ngã Tòa Giám mục, qua Đức cha Nguyễn Thái Hợp. Giám mục giáo phận Vinh trực tiếp gọi điện cho tôi yêu cầu tôi cộng tác bằng cách cho bớt số người về. Theo gợi ý của công an, chỉ trong vòng 100 người đi thôi. Lúc đó, chúng tôi đã bị chặn ở thành phố Vinh. Tôi quyết định vâng lời Đức giám mục, cho bớt dân trở về giáo xứ, chỉ 40 người tiếp tục hành trình. Đi chưa hết Vinh, chúng tôi bị hàng trăm cảnh sát giao thông cùng với rất nhiều lực lượng an ninh sắc phục chặn lại. Họ ra lệnh lôi chúng tôi xuống xe. Trong 6 chiếc xe bảy chỗ của chúng tôi, có một xe bị giật bung cửa. Họ lôi tất cả những người dân trên xe xuống, đàn áp dã man trước mặt hàng trăm cảnh sát, công an sắc phục. Tôi phản ứng gay gắt và họ dừng lại. Họ đuổi đi chiếc xe mà dân bị lôi xuống đó. Sau khi lực lượng sắc phục rút lui hết, càng có đông côn đồ manh động hơn, bao vây đoàn xe chúng tôi. Họ khiêu khích, đòi đoạt mạng chúng tôi. Thấy nguy hiểm thế, nên khi công an Nghệ An ra thương lượng, tôi yêu cầu họ phải điều thêm xe để đưa những người lúc nãy bị họ lôi xuống đánh đập giữa đường rồi đuổi xe chở họ đi, khiến họ không có phương tiện di chuyển. Tôi cũng yêu cầu công an Nghệ An điều một chiếc xe đưa đoàn đi về để đảm bảo an toàn tính mạng cho chúng tôi. Công an đã chấp thuận 2 yêu cầu đó. Chúng tôi trở về giáo xứ lúc 17 giờ cùng ngày trong khi chưa đệ đơn được lên tòa án Kỳ Anh.

JPEG - 42.1 kb
Bất chấp những đe dọa và cản trở, người dẫn đầu vụ kiện tập thể chống lại Formosa cương quyết sẽ không bỏ cuộc.

VOA: Từ đó tới nay, đại diện chính quyền và giáo xứ có tiếp xúc với nhau để tìm giải pháp ôn hòa cho cuộc khiếu kiện?

LM Nam: Tôi cũng như Đức giám mục hiện đang ở những nơi cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung. Công việc khiếu kiện chúng tôi tạm thời gác lại. Cũng chưa thấy động thái nào từ nhà cầm quyền trong việc này. Có điều số điện thoại của tôi đã bị rất nhiều người gọi vào xúc phạm và đòi đoạt mạng.

VOA: Linh mục có cho biết sau khi cứu trợ nạn nhân lũ lụt sẽ tiếp tục cuộc hành trình khiếu kiện. Chuyến đi thứ ba, nếu có, linh mục dự kiến sẽ như thế nào?

LM Nam: Đưa đơn qua đường bưu điện thì tòa sẽ bảo là không nhận được. Trên con đường đấu tranh pháp lý ở đây, chúng tôi gặp nhiều vất vả, khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng qua đó, mọi người có thể thấy được bộ mặt thật của chế độ nhà cầm quyền Việt Nam ngày nay. Và đó cũng có thể là chất xúc tác để rồi sẽ có một cuộc thay đổi không chỉ từ phía nhà cầm quyền, mà cả thay đổi từ phía người dân, về nhận thức.

VOA: Phía nhà cầm quyền xem việc huy động đám đông, khiếu kiện tập thể là ‘gây rối’ ‘làm mất an ninh trật tự.’ Phản hồi của linh mục Nam thế nào?

LM Nam: Dưới chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam hôm nay, bất cứ ai nói sự thật hay làm cho người khác thấy được sự thật, đấu tranh cho dân chủ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đều là kẻ thù của chế độ. Người ta sẵn sàng tìm mọi cách quy chụp, vu khống, nhổ nó đi.

VOA: Các hoạt động linh mục đang dìu dắt giáo dân cũng có thể bị xem là khiến xã hội có những sự ‘bất thường’, có thể gây nên ‘sự bất ổn.’ Linh mục hồi đáp ra sao?

LM Nam: Nếu nhà nước này bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, nếu nhà nước tôn trọng hiến pháp và luật lệ họ đề ra, thì chắc chắn chúng tôi không phải có những hành động như vậy. Nếu chúng ta sống dưới chế độ dân chủ, chúng ta thắng lớn, thậm chí, ta không cần phải đi khiếu kiện vì chính chính phủ sẽ khởi kiện cho chúng ta. Chúng tôi bị bất công như vậy, chúng tôi phải đứng dậy và mở miệng lên tiếng kêu đòi. Họ cướp đi quyền sống của chúng tôi và tương lai con cháu giống nòi dân tộc, chúng tôi phải lên tiếng, bằng cách này không được thì bằng cách khác. Chúng tôi sử dụng những phương pháp rất ôn hòa, tôn trọng pháp luật. Những việc này chúng tôi được hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Đó là quyền của con người. Không thể nói việc chúng tôi đi biểu tình hay tập trung khiếu kiện là một việc gây ‘bất ổn’ xã hội.

Chúng tôi biết rằng chúng tôi phải trả giá, nhưng không phải vì điều đó mà chúng ta phải chấp nhận, cúi đầu. Đó là mệnh lệnh của lương tâm, chứ không phải là sự an toàn của chính bản thân mình. Nếu giết một cha Nam thì sẽ có nhiều cha Nam khác đứng dậy. Giết một phong trào, sẽ có nhiều phong trào khác đứng dậy. Nếu giết một người đấu tranh thì sẽ sinh ra hàng ngàn người đấu tranh khác.

VOA: Xin chân thành cảm ơn linh mục Đặng Hữu Nam vì thời gian dành cho cuộc trao đổi này.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.