Nguyễn Phú Trọng và ‘cái lồng nhốt quyền lực’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 17 Tháng 10, trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng, để xây dựng, chỉnh đốn đảng Cộng Sản của ông, Hội Nghị Trung Ương 4 đã thống nhất một giải pháp rất quan trọng để kiểm soát quyền lực, mà ông gọi là “nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế lập pháp”. Thế là chuyện “cái lồng nhốt quyền lực” của ông Trọng được cả dư luận “lề phải” lẫn “lề trái” râm ran thảo luận trong suốt tháng 10, và vẫn đang tiếp tục.

Thực ra thì ý kiến làm cái “lồng nhốt quyền lực” đã được ông Nguyễn Phú Trọng nói đến từ hồi Tháng 4, trong lần đến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh để kiểm tra tình hình triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Thế nhưng, có lẽ vụ Formosa xả thải làm ô nhiễm mấy trăm cây số biển miền Trung đã che khuất ý tưởng thực hiện “cái lồng” này. Đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng nhắc lại, xem ra có vẻ quyết tâm thực hiện, nên trong tuần trước người ta thấy ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ Chức TƯ nói với báo chí rằng: “Hiện chúng ta đang đi tìm cái ’lồng’ do ta thiết kế”.

Chẳng biết trung ương đảng Cộng sản định thiết kế cái lồng nhốt quyền lực ra sao, nhưng muốn nhốt được thì trước tiên phải biết quyền lực đó ở đâu và do ai nắm giữ?

Ông Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Đảng ta là đảng cầm quyền”. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần lập lại như vậy. Từ “nguyên lý” đó, họ kiến tạo và liên tục củng cố một hệ thống cầm quyền thu tóm mọi quyền lực trong xã hội như người ta đã biết.

Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) không chia quyền lãnh đạo với bất cứ tổ chức chính trị – xã hội nào. Đồng thời, đảng này cũng tự quy định là họ lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối mọi hoạt động của nhà nước, bao trùm cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Quyền lực tuyệt đối này được khẳng định trong Điều 4 của Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013, được cụ thể hoá thông qua quy định của đảng là:

  • Mọi chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, tòa án, quốc hội đều phải do đảng viên ĐCSVN nắm giữ.
  • Trong quốc hội, trên 90% thành viên là đảng viên của đảng, với thành phần như được nêu ở dưới. Để từ đó thể chế hoá những điều được đảng chỉ thị.
  • Các trưởng đoàn đại biểu quốc hội của các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương thường là ủy viên trung ương đảng, kiêm bí thư tỉnh ủy hoặc bí thư thành ủy.
  • Trong chính phủ, 100% thành viên là đảng viên. Từ thủ tướng đến bộ trưởng thường là ủy viên trung ương đảng hoặc ủy viên bộ chính trị kiêm đại biểu quốc hội.
  • Trong tòa án tối cao, 100% thành viên là đảng viên, nắm giữ hội đồng thẩm phán của tòa án tối cao và chánh án tòa án tối cao.
  • Bổ sung cho quyền lực tuyệt đối của đảng, ĐCSVN còn liên tục đưa ra những chỉ thị “tăng cường và củng cố sự lãnh đạo của đảng” trong mọi phương diện.

Với quyền lực tuyệt đối đó, ĐCSVN ban hành thêm điều lệ đảng với 19 điều cấm đảng viên. Trong đó cấm không được nói và làm trái nghị quyết của đảng. Năm 2007 có thêm chỉ thị số 15, nhân danh bảo vệ đảng, buộc các ngành tư pháp (Công an, Kiểm sát, Tòa án) trước khi khởi tố, điều tra, xử lý đảng viên của đảng phạm tội, phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng đang quản lý đảng viên đó.

PNG - 142.9 kb

Điều 4 hiến pháp vì thế đã mặc nhiên thủ tiêu những điều khoản khác quy định về “quyền của người dân trong hiến pháp, mà chỉ còn lại “đảng cầm quyền”, và khi đảng cầm quyền được kiến tạo như trên để nắm tuyệt đối mọi quyền lực thì kết cục sẽ là: “Đảng là quyền lực và quyền lực là đảng”. Mọi tha hoá quyền lực, lạm quyền, lộng quyền nhằm tìm kiếm và duy trì các đặc lợi, tham nhũng, suy đồi đạo đức, coi thường pháp luật như hiện nay đều xuất phát từ đó.

Bởi vậy, ý tưởng về cái lồng để “nhốt quyền lực” của ông Nguyễn Phú Trọng đang được ông Phạm Minh Chính loay hoay đi tìm, hoặc thiết kế, trở nên khôi hài. “Vị trí” của quyền lực như vừa được xác định ở trên, chính là đảng Cộng Sản. Chẳng lẽ cái lồng ông Trọng đang tìm kiếm là để nhốt đảng của ông?

Ngay cả nếu tìm được cái lồng, hay một dạng cơ chế nào đó để có thể kiểm soát được quyền lực của đảng, thì với quyền lãnh đạo tuyệt đối, đảng chỉ cần ban hành một chỉ thị nào đó là có thể vô hiệu hóa hiệu lực của cơ chế kiểm soát vừa kể. Cứ thế “cái lồng nhốt quyền lực” và quyền lực của đảng đuổi bắt nhau như con khủng long đuổi cắn cái đuôi của nó.

Trong thực tế của ĐCSVN hiện nay, người ta biết đang có những phe nhóm quyền lực chuyển dịch phức tạp theo sự cấu kết với các “nhóm lợi ích”. Có lẽ “cái lồng” mà ông Trọng muốn kiến tạo là để nhốt những phe không thuộc phe nhóm của ông ta.

Nói trắng ra là để đánh những phe nhóm trong đảng đang kình chống với ông. Đây là điều ông Trọng đã kì cạch làm suốt trong cả nhiệm kỳ tổng bí thư đầu tiên của ông ta, nhưng rút cuộc đã chẳng đi đến đâu. Lần này, với ý tưởng “cái lồng nhốt quyền lực”, nhiều phần cũng sẽ như vậy. Không khéo thì “cái bình” sẽ bị vỡ tan, mà chuột thì chẳng đập được mấy con. Vì, vấn đề không phải là cái lồng, hay cái bình; mà vấn đề là, khi đảng vẫn nắm giữ quyền lực độc tôn thì sự tha hoá, lộng quyền sẽ chỉ là hệ quả tất yếu.

Từ cả trăm năm nay nhân loại đã biết đến thể chế dân chủ với ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp độc lập, kiểm soát quyền lực lẫn nhau. Song song đó là tự do báo chí để theo dõi, phát giác sự lạm quyền. Đồng thời còn có các tổ chức xã hội dân sự để chia sẻ các trách nhiệm trong xã hội. Trong cơ chế chính quyền và xã hội này, nguyên tắc luật pháp “người dân được làm những điều luật pháp không cấm, nhà nước chỉ được làm những điều được luật pháp cho phép” được tuyệt đối tôn trọng.

JPEG - 29.2 kb
Hình: Trend Hunter

Thực tế tại nhiều quốc gia áp dụng cơ chế vừa kể cho thấy, họ đã hạn chế đến mức tối thiểu sự lạm quyền và tham nhũng. Lẽ ra đây mới chính là điều mà ông Nguyễn Phú Trọng và đảng của ông phải nhận thức ra, chứ không phải là “cái lồng” hay “cái bình” chứa chuột tham nhũng.

Nếu không nhận thức được ra điều này thì bất chấp những nghị quyết của đảng cùng những chiến dịch học tập, sửa sai, phê và tự phê, v.v…. sự tha hoá quyền lực vẫn sẽ trở thành bản chất của một đảng độc tôn, nắm giữ quyền lực tuyệt đối. Mà hệ quả là “tham nhũng vẫn nhảy múa trên lưỡi gươm quyền lực” như báo chí đăng tải mấy ngày hôm nay, mà không thể nào giệt trừ được.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.