Nguyên nhân cốt lõi của vụ cá chết Miền Trung

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiều ngày 30/6/2016, nếu đúng như lời ông Trương Minh Tuấn hứa hẹn, chính quyền Việt Nam sẽ chính thức công bố nguyên nhân và thủ phạm đã gây ra thảm họa cá chết ở Miền Trung. Kết quả điều tra của gần 90 ngày “khẩn trương và quyết liệt” sẽ ra sao ? Chúng ta thử đưa ra một vài phỏng đoán.

Nhiều người đã nêu lên ngay từ đầu là Formosa chính là thủ phạm. Xác suất lớn là chính quyền Việt Nam cũng đưa ra kết luận tương tự. Mấy ngày qua, báo chí lề đảng được bật xanh để nói về một phim phóng sự ở Đài Loan mà nội dung chỉ đích danh Formosa là thủ phạm. Trước đó không lâu, báo chí cũng loan tin Formosa phải đình hoãn ngày khánh thành do áp lực từ phía Việt Nam. Tất cả không phải là tình cờ. Đây là sự dọn đường của ban tuyên giáo trung ương nhằm chuẩn bị dư luận cho việc chính thức hóa Formosa là nguyên nhân và thủ phạm vụ cá chết.

Nếu kết quả của gần 3 tháng điều tra đơn giản như vậy, tại sao nhà cầm quyền không công bố sớm, vì từ ngày 20/4 đã có kết luận này, theo lời của TS Nguyễn Tác An ? Có một số lý do buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải trì hoãn công bố.

Lý do thứ nhất là tiền bạc. Lý do thứ hai là tiền bạc và lý do thứ ba cũng là tiền bạc !

Formosa Vũng Áng là một dự án kéo dài gần 10 năm, từ 10 tỷ tăng lên 27 tỷ đô la, sự ăn chia tiền bạc chắc chắn dính líu tới rất nhiều quan chức cao cấp trong guồng máy của đảng CSVN. Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều ủy viên trung ương nhiều nhất, 16 người, trong đó có bộ trưởng Tài Nguyên & Môi Trường Trần Hồng Hà và bộ trưởng Kế Hoạch & Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng.

Formosa đã bỏ ra bao nhiêu tiền để “mua” các ủy viên trung ương Hà Tĩnh ? Bao nhiêu tiền cho các quan chức hai bộ Tài Nguyên & Môi Trường và Kế Hoạch & Đầu Tư ? Những ngày đầu xảy ra vụ cá chết, các tuyên bố của quan chức Hà Tĩnh và của hai bộ này rõ rệt là nhằm chạy tội cho Formosa. Vì mức độ hủ hóa lan rất rộng và ăn rất sâu trong guồng máy, đặt giới lãnh đạo đảng CSVN vào thế tấn thoái lưỡng nan. Đập chuột lại sợ vỡ bình ! Ai sẽ bị hy sinh, ai sẽ được bao che ? Giải quyết những vấn đề này, đảng CSVN cần thời giờ, mà thời giờ là tiền bạc !

Tiền bạc còn là vấn đề phải điều đình giữa Formosa và nhà cầm quyền Việt Nam. Cho đến nay, hình như vẫn chưa có một cơ quan độc lập nào ước tính những thiệt hại của thảm họa ô nhiễm biển Miền Trung.

Cuối năm 1999, tàu dầu Erika bị chìm ở ngoài khơi vùng Bretagne của Pháp. Mặc dù hầu hết 30 ngàn tấn dầu đã được nhanh chóng thu hồi, nhưng ước tính thiệt hại cho môi trường khoảng 500 triệu đô la, chưa kể những khoản phải bồi thường cho ngư dân và khắc phục hậu quả dài hạn. Tổng cộng chủ nhân của Erika là hãng dầu Total phải chịu hơn 1 tỷ đô la cho vụ chìm tàu này.

Trong khi đó, vụ ô nhiễm biển miền Trung đã kéo dài gần 90 ngày, nguyên nhân không được xác định và nhà cầm quyền cũng không có một biện pháp nào để ngăn chận, sự thiệt hại vô cùng to lớn. Trong vụ này, Formosa chắc chắn không chịu gánh hết trách nhiệm và nhiều xác suất họ nắm trong tay những bằng chứng về sự bao che, đồng lõa và trách nhiệm của chính quyền Việt Nam. Đây là lý do mà sự công bố đã phải trì hoãn, khi sự điều đình giữa Formosa và nhà cầm quyền chưa ngã ngũ.

Tóm lại, tiền bạc vẫn là nguyên nhân cốt lõi đã khiến cho vụ cá chết kéo dài. Chỉ tội cho hàng trăm ngàn gia đình ngư dân đã bị cắt đứt nguồn sống trong nhiều tháng và không có gì bảo đảm là họ sẽ được bồi thường thiệt hại, ngay cả sau khi thủ phạm đã được xác định.

Nguyễn Ngọc Đức

Nguồn: Fb Nguyễn Ngọc Đức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.