Nhà Đấu tranh cho Dân oan Trần Thị Thúy bị đối xử dã man trong tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cập nhật tình hình nhân quyền Việt Nam: Nhà đấu tranh nhân quyền Trần Thị Thúy bị đối xử dã man trong tù

Bà Trần Thị Thúy, một nhà đấu tranh cho dân oan và thành viên của Đảng Việt Tân, bị đối xử dã man trong tù.

Trong thời gian điều tra, công an đã gây thương tích vào vùng bụng của bà cho đến nay vẫn chưa lành, và mặc dù trong tình trạng sức khỏe ngày càng suy sụp, bà bị cưỡng ép lao động. Làm việc nhiều giờ bẻ và bóc vỏ hạt điều đã khiến da bà bị phỏng, và bà đã nhiều lần bị ngất xỉu. Nhà đấu tranh nhân quyền này đã không được điều trị mặc dầu bà đã nhiều lần yêu cầu được cấp cứu.

Hơn thế nữa, nhà cầm quyền đã xử dụng tù hình sự cùng trại để hăm dọa bà Trần Thị Thúy, và gia đình đã không được thông báo khi bà bị chuyển sang trại giam K5 tại Long Khánh tỉnh Đồng Nai. Được biết, việc đối xử tàn tệ với bà Trần Thị Thúy chỉ vì bà đã nhiều lần cương quyết không nhận tội để được giảm án.

Vào ngày 30 tháng 5 năm 2011, qua một phiên xử kín trong vòng 1 ngày, bà Trần Thị Thúy đã bị kết án 8 năm tù vì các hoạt động nhân quyền của bà bị cho là vi phạm Điều 79 của Bộ luật Hình Sự về “âm mưu lật đổ chính quyền XHCN“. Trước khi bị giam cầm, bà Trần Thị Thúy đã tích cực bảo vệ quyền lợi của dân oan đã bị quan chức chính quyền điạ phương tịch thu đất đai. Nhiều người dân đã bị tước đoạt đất đai trong nhiều năm qua và đa số đã không được đền bù thỏa đáng. Vào tháng 9 năm 2011, Ủy Ban Điều Tra Bắt Người Tùy Tiện của LHQ đã phán quyết rằng việc giam giữ bà Trần Thị Thúy là tùy tiện và vi phạm luật pháp quốc tế.

Front Line Defender kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy hủy bỏ bản án và thả bà Trần Thị Thúy ngay lập tức và vô điều kiện. Front Line Defenders một lần nữa kêu gọi nhà cầm quyền dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn tinh thần và thể xác của bà Trần Thị Thúy, cũng như những nhà đấu tranh nhân quyền cùng bị kết án vào ngày 30 tháng 5 năm 2011 và đang bị giam cầm.

Để biết thêm chi tiết về sự việc này, xin xem bản Kêu Gọi Khẩn Cấp nguyên thủy của Front Line Defenders đề ngày 27 tháng 5, năm 2011, Việt Nam – Phiên xử 7 nhà đấu tranh nhân quyền hiện đang bị biệt giam sẽ diễn ra ngày 30 tháng 5 TẠI ĐÂY . Quí vị cũng có thể tìm hiểu thêm về tình hình các nhà đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam TẠI ĐÂY.

Việt Thi – BBT-WebVT chuyển ngữ

* * *

Vietnam-Update: Ill-treatment in detention of human rights defender Ms Tran Thi Thuy

Ms Tran Thi Thuy, a land rights activist and member of Viet Tan, is being subjected to ill-treatment in detention.

Stomach injuries inflicted by security police prior to her trial have yet to heal and despite her weakened state, she has has been subjected to forced labour. Long hours of husking and skinning cashew nuts have caused caustic burns on her skin, and she has repeatedly suffered fainting spells. The human rights defender has been denied medical attention in spite of her repeated requests for urgent care.

Furthermore, the authorities have utilised common criminals who are detained together with Tran Thi Thuy to intimidate her, and her family was not notified when she was recently moved to prison camp K5 Long Khanh in Dong Nai province. It is reported that the ill-treatment of Tran Thi Thuy is solely motivated by her refusal of the repeated offers of the prison guards of lighter punishment in return for a confession of guilt.

On 30 May 2011, in a closed, one-day tribunal, Tran Thi Thuy was sentenced to eight years imprisonment for violating Article 79 of the Vietnamese Penal Code which prohibits “attempting to overthrow the socialist government”, based on her human rights activities. Prior to her imprisonment, Tran Thi Thuy actively defended the rights of those whose land had been taken by local Government officials. A large number of the population have been dispossessed of their property over the years and in the majority of cases the farmers affected have not been compensated. In September 2011, the UN Working Group on arbitrary detention ruled that the detention of Tran Thi Thuy was arbitrary and in violation of international law.

Front Line Defenders calls on the Vietnamese authorities to quash the conviction of Tran Thi Thuy and to effect her immediate and unconditional release. Front Line Defenders reiterates its call on the authorities to take all necessary measures to guarantee the physical and psychological integrity of Tran Thi Thuy, as well as the other human rights defenders who were sentenced on 30 May 2011, in detention.

For further information on this case, please see the original Front Line Defenders Urgent Appeal, dated 27 May 2011, Vietnam – Trial of seven human rights defenders currently being held incommunicado to take place on 30 May HERE.

You can find additional information on the situation for human rights Defenders in Vietnam. HERE

Nguồn: https://www.frontlinedefenders.org

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.