Nhà tù trong nhà tù giữa trại giam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mong Palatino

14 tháng Ba, 2017

Nhà đối kháng lưu đày Đặng Xuân Diệu kể lại cho ông Mong Palatino nghe chuyện tù đày kinh khủng tại Việt Nam.

Tôi biết đến trường hợp của nhà hoạt động người Việt Đặng Xuân Diệu lần đầu tiên vào năm 2014. Bạn bè và những người ủng hộ kêu gọi sự hỗ trợ của thế giới khi biết anh bị ngược đãi trong tù. Đó là sau khi Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc ra phán quyết năm 2013 cho rằng việc bắt anh Diệu năm 2011 vi phạm luật pháp quốc tế.

Tại sao anh lại bị chính quyền Việt Nam bắt giữ? Diệu là một kỹ sư, một người cầm bút đóng góp cho Truyền Thông Chúa Cứu Thế, và thành viên của Đảng Việt Tân bị cấm hoạt động tại Việt Nam.

Anh bị buộc tội theo Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự, với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền. Điều luật này khét tiếng là công cụ để bịt miệng giới đối kháng.

Anh Diệu là một nhà hoạt động ôn hòa để đem đến thay đổi tại Việt Nam. Tuy thế anh lại bị chính quyền Việt Nam xem là một mối đe dọa nguy hiểm và bị kết án 13 năm tù. Tù đày vẫn không ngăn chận được nỗ lực của các nhóm nhân quyền, các học giả luật pháp và ngay cả Liên Âu tích cực vận động trả tự do cho anh. Áp lực quốc tế cuối cùng thành công để thuyết phục chính quyền Việt Nam trả tự do cho anh vào tháng Giêng năm nay, và anh Diệu bị lưu đày ngay lập tức sang Pháp.

Tôi đã có được một cuộc phỏng vấn bằng email với anh Diệu, qua đó anh chia sẻ nỗi gian truân tù đày và lời nhắn gửi đến cộng đồng quốc tế.

[Mong Palatino] Anh có thể cho biết ngắn gọn chuyện bị bắt giữ và sự cáo buộc của chính quyền Việt Nam?

[Đặng Xuân Diệu] Ngày 30/7/2011 trên chuyến bay từ Thái Lan về Việt Nam, tôi bị công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất bắt giao nộp cho một đám người mặc thường phục. Họ không nói lý do cũng không đưa cho tôi nhìn thấy bất cứ văn bản hay quyết định nào của cơ quan nhà nước. Thế mà đám người đó ngang nhiên tịch thu toàn bộ tư trang của tôi như: máy tính xách tay, điện thoại, tiền bạc, máy ảnh… rồi cưỡng ép lột hết đồ áo để khám xét người tôi. Đến ngày 11/8/2011, tôi bị khởi tố với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Sau hơn 17 tháng điều tra với kết luận “tôi là thành viên của tổ chức phản động Việt Tân, với vai trò tham gia tích cực” các khóa học “đấu tranh bất bạo động” và ngày 09/01/2013, tôi bị nhà nước của đảng CSVN tuyên phạt 13 năm tù giam, 5 năm quản chế.

[Mong Palatino] Anh nghĩ tại sao lại bị một bản án khắc nghiệt nhất với 13 năm tù?

[Đặng Xuân Diệu] Trước khi xét xử, tôi đã được cán bộ cơ quan an ninh nói rất rõ ràng: “Nếu ông cương quyết không nhận tội thì chắc chắn bị tù 15 năm. Còn ông nhận tội thì sẽ được giảm chỉ còn 3 đến 4 năm, tùy ông lựa chọn.” Như vậy là dẫu hồ sơ họ đã cố ngụy tạo cũng không phải là căn cứ để tuyên phạt mức án, mà thứ họ cần ở tôi là lời nhận tội. Vậy tôi nhận tội họ được cái gì? Trong xã hội dân chủ, công dân thực hiện quyền tự do chính trị bằng cách thành lập hoặc tham gia một đảng phái là bình thường. Tuy nhiên tại Việt Nam, việc tôi và nhiều người tham gia Việt Tân hoặc bất cứ tổ chức chính trị, xã hội độc lập đều bị cho là mối đe dọa tham vọng độc tài của đảng cộng sản Việt Nam. Lẽ đương nhiên họ rắp tâm lưu manh hóa và bần cùng hóa tôi cùng anh em khác. Mười ba năm tù giam mà tòa án áp đặt, tôi không lấy làm lạ.

[Mong Palatino] Làm sao anh chịu đựng được hoàn cảnh khắc nghiệt của trại tù trong sáu năm trời?

[Đặng Xuân Diệu] Sự khắc nghiệt tôi chịu trong suốt 6 năm qua là vô cùng kinh khủng. Bởi vậy não tôi đã bị teo, trí nhớ có vấn đề nên giờ không thể kể chi tiết, vả lại để tồn tại trong cảnh ngục tù, tôi buộc phải cố gắng quên đi những khổ nhục đã qua để tiếp tục chống đỡ, không bị gục ngã trước khi được tự do.

Tôi vừa đến trại giam được hai ngày thì người ta nhốt riêng tôi vào một buồng và cho côn đồ (một kẻ vừa lĩnh án chung thân vì giết hai mạng người một lúc) vào ở chung buồng giam với tôi để hành hạ, cưỡng đoạt tiền bạc, cưỡng ép tôi phục vụ, la hét chửi tục, khủng bố tinh thần, đánh đập thể xác ba lần, xỉ nhục dòng họ, quê hương và đức tin của tôi trong suốt sáu tháng chỉ vì tôi không nhận tội và không chịu nhận đồ áo trại giam cấp phát. Mặc cho tôi van xin chuyển buồng giam nhiều lần nhưng lãnh đạo trại giam không cho. Tiếp đến họ dựng chuyện vu khống tôi chống đối cán bộ để kỷ luật tôi ba lần, cùm chân vào buồng tối tăm, hôi thối và không có một giọt nước để sinh hoạt trong suốt 10 ngày.

Bất công chồng chất, liên tục đối với cả tôi và các tù nhân khác nên tôi đã tuyệt thực nhiều lần, tổng cộng trên 100 ngày và nhịn đói liên tục (ăn 1 lần/ngày) trong suốt hơn 300 ngày. Lần đầu tôi tuyệt thực, cán bộ không cho tôi uống nước trong 3 ngày liền. Lần khác tôi tuyệt thực, họ lại bày trò ngăn cấm tôi mua đồ dùng, thực phẩm trong suốt thời gian 12 tháng cho đến khi có sự can thiệp của phái đoàn EU mới dừng lại. Phải khẳng định rằng, tôi đã chịu đựng cảnh “tù trong tù trong tù.”

[Mong Palatino] Tình trạng của các nhà hoạt động dân chủ khác đang bị giam cầm như thế nào?

[Đặng Xuân Diệu] Có nhiều người vừa ra tù lại bị bắt giam tiếp như Ông Nguyễn Văn Oai, Lê Thanh Tùng, Trần Anh Kim và bà Cấn Thị Thêu.

Riêng vụ án 14 thanh niên công giáo chúng tôi, hiện còn Hồ Đức Hoà (13 năm tù) và Nguyễn Đặng Minh Mẫn (8 năm tù) vẫn bị giam cầm trong tình trạng bệnh tật, ốm yếu. Có hàng chục người già trên 60 tuổi đang thi hành bản án hàng chục năm, thậm chí là chung thân trong điều kiện thiếu thốn, khắc nghiệt, cùng cực.

Những nhà hoạt động dân chủ như Trương Minh Tam, Nguyễn Văn Oai… đã bị thậm chí chụp mũ, áp đặt các tội danh “cố ý gây thương tích”, “chống người thi hành công vụ”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đảng cộng sản Việt Nam dùng mọi thủ đoạn bỉ ổi để ngăn cản quyền con người.

[Mong Palatino] Những cải tổ chính trị nào cần thiết để bảo vệ quyền hạn của các blogger và người dân thường?

[Đặng Xuân Diệu] Nhà cầm quyền đã dùng các điều luật “với lý do an ninh quốc gia” như Điều 79, 88 và 258 trong Bộ Luật Hình Sự. Đấy là những điều sử dụng chữ nghĩa chung chung, mơ hồ, mục đích để dễ dàng diễn giải và áp đặt tùy tiện nhằm buộc tội tôi cũng như rất nhiều tù nhân chính trị. Vì vậy cần loại bỏ các điều đó. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần phải thả tất cả nhà hoạt động cho dân chủ, nhân quyền, những dân oan vô điều kiện.

Phải thay đổi những căn bản hệ thống luật pháp về việc cấm bất cứ tổ chức chính trị hoạt động ngoài Đảng cộng sản Việt Nam. Có như vậy các quyền con người mới được thực thi một cách thực chất như quyền lập hội, đấu tranh ôn hòa, thông tin báo chí, tín ngưỡng tôn giáo.

[Mong Palatino] Anh có lời nhắn gửi gì đến cộng đồng quốc tế?

[Đặng Xuân Diệu] Thật là đau lòng khi nhìn, và nghe kể thời gian qua, không biết bao nhiêu người dân đàng hoàng đã bị đánh đập, làm nhục, bắt giam vô cớ một cách công khai.

Tôi khẳng định rằng sự vận động và can thiệp của cộng đồng thế giới vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam nói chung, các nhà đấu tranh ôn hòa nói riêng. Những tù nhân lương tâm được trả tự do trước thời hạn là một minh chứng. Thế nhưng con số đó còn quá ít và thường bị trục xuất ra nước ngoài. Hơn nữa, khi thả một người, nhà nước lại tiếp tục bắt giam những người khác.

Bởi vậy tôi mong muốn cộng đồng thế giới có tiếng nói trực tiếp, thẳng thắn để nhà nước của đảng cộng sản Việt Nam thấy xấu hổ về cách hành xử đối với người dân. Phải tạo áp lực mạnh mẽ hơn để bảo vệ và buộc nhà cầm quyền trả tự do cho các tù nhân lương tâm ngay tại đất nước của họ.

Qua đây tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các tổ chức quốc tế bảo vệ quyền con người, các chính phủ và người dân khắp nơi đã giúp đỡ, lên tiếng cho trường hợp tôi cùng những người khác trong 6 năm qua. Nhờ vậy chúng ta có thể mang sự thay đổi hoà bình tại quê hương tôi… và cho dân Việt Nam có quyền tự do trong suy nghĩ, lời nói, hành động và chọn lựa.

Xin cảm ơn tất cả!

Nguồn: New Mandala

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?