Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thuật lại khí phách của Ls. Lê Quốc Quân trong tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo tin tức thì Ls. Lê Quốc Quân, một blogger, một nhà hoạt đồng xã hội nhân quyền tại Việt Nam, sẽ mãn hạn tù vào ngày 27/06 tới đây.

Xin nhắc lại, với những hoạt động để bảo vệ quyền tự do tôn giáo và thể chế chính trị đa nguyên, Ls. Lê Quốc Quân đã nhiều lần bị bắt giữ, cũng như bị nhà nước CSVN cho côn đồ hành hung, ám hại. Đến ngày 28 tháng 12 năm 2012, luật sư Quân bị bắt với cáo buộc tội danh trốn thuế, theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự.

Ngay sau khi Ls. Lê Quốc Quân bị kết án 30 tháng tù giam, nhiều tổ chức quốc tế, chính giới của nhiều quốc gia, giới trí thức và thi hào nhân sĩ đã lên án nhà cầm quyền CSVN bắt người trái phép và yêu cầu trả tự do cho ông.

Được biết tuy phải sống lao tù Cộng Sản, nhưng Ls. Lê Quốc Quân vẫn cương quyết không chịu mặc áo tù nhân, và luôn đấu tranh đòi công lý cho những bạn tù.

Mời quý thính giả cùng nghe những chia sẻ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, từng bị giam chung với Ls. Lê Quốc Quân trong thời gian 4 tháng, tại nhà tù An Ðiềm, Quảng Nam.

Nguyễn Vũ: Trong thời gian gần đây một phái đoàn các nhà hoạt động dân chủ như Ms. Nguyễn Mạnh Hùng, anh Trương Minh Tam đã từ quốc nội ra hải ngoại để điều trần trước Quốc hội Canada và Hoa Kỳ về những vi phạm nhân quyền của nhà nước CSVN? Ông nhận định ra sao về những buổi điều trần này?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ cuộc đi này rất quan trọng vì trong thời gian gần đây nhà cầm quyền Cộng sản đã tăng cường những vi phạm nhân quyền; cụ thể là họ đã dùng công an giả làm côn đồ để đàn áp, khủng bố, đánh đập dã man rất nhiều anh em dân chủ trong nước. Trong tình hình nước sôi lửa bỏng như hiện nay mà những cuộc biểu tình, những đòi hỏi của nhân dân Việt Nam để bảo vệ chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như ý kiến của người dân trong tất cả các mặt về kinh tế, chính trị, xã hội,… đã không được nhà cầm quyền tôn trọng mà ngược lại còn bị đàn áp. Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam bị xâm phạm một cách tệ hại và trắng trợn đến mức như vậy thì tôi thấy chuyến đi của các anh em đại diện các tổ chức xã hội dân sự đi ra báo cáo về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với các quốc hội Canada và Hoa Kỳ là điều cần thiết.

Về cá nhân tôi – và tôi nghĩ rằng rất nhiều anh em hoạt động dân chủ nhân quyền trong nước – rất hoan nghênh chuyến đi của những cá nhân, những đại diện này. Và tôi nghĩ rằng tổ chức được chuyến đi này thành công, gắp gỡ các Dân biểu Quốc hội Canada và Hoa Kỳ thì đó là một điều thắng lợi, và chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh cũng như cám ơn tất cả cá nhân và tổ chức đã đưa được anh em chúng tôi ra ngoài.

Nguyễn Vũ: Ngày 26 tháng 6 tới đây, Ls. Lê Quốc Quân sẽ mãn hạn tù. Được biết cá nhân ông đã từng bị giam chung với Ls. Lê Quốc Quân. Ông có thể kể cho thính giả nghe về những ngày ông sống cạnh Ls. Lê Quốc Quân trong nhà tù như thế nào, thưa ông?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi có vinh dự lớn là đã được giam chung với Ls. Lê Quốc Quân 4 tháng ở trại giam An Điềm. Chúng ta cần khẳng định một lần nữa rằng bản án mà Ls. Lê Quốc Quân phải chịu là một bản án cực kỳ vô lý. Luật sư Lê Quốc Quân không phải là người phạm tội trốn thuế. Họ đã dùng cái “phạm tội trốn thuế” giống như đã dùng đối với anh Hải Điếu Cày để gán cho Lê Quốc Quân với mục đích chỉ để trừng trị những hoạt động về dân chủ, nhân quyền của anh. Chính vì vậy mà đối với một luật sư với trình độ học vấn cao như vậy cho nên khi vào trong nhà tù An Điềm thì anh Lê Quốc Quân đã tỏ rõ tính khí bất khuất của bản thân mình.

Đến bây giờ thì chúng tôi xin khẳng định rằng, vụ án Bia Sơn mà anh em chúng tôi đã chứng kiến nay đã được đưa ra công luận. Tôi nghĩ rằng vụ án này, thứ nhất, là nhờ sự cố gắng của cá nhân tôi và của anh Lê Quốc Quân. Chúng tôi đã nhìn vụ án một cách công bằng, minh bạch; và đã liên hệ với gia đình, thân nhân trong vụ án oan, và bây giờ các bài báo quốc tế cũng như trang mạng dân chủ đã đề cập đến vụ án của họ. Công này tôi nghĩ ngoài tôi ra, có lương tâm, trách nhiệm của anh Lê Quốc Quân trong đấy. Trong nhà tù An Điềm anh Lê Quốc Quân đã đấu tranh rất quyết liệt, biểu hiện tinh thần đấu tranh của anh từ ở bên ngoài mang đến vào nhà tù. Và một điều đặc biệt mà tôi đã từng nói với một số cơ quan thông tấn quốc tế cũng như trong nước về tinh thần của anh; đó là một người mà không bị tội thì không mặc quần áo tù là điều dĩ nhiên. Và xuất phát từ căn nguyên như vậy cho nên anh Lê Quốc Quân không mặc quần áo tù. Đầu tiên người ta không chấp nhận điều ấy và đã định biệt giam anh Lê Quốc Quân. Nhưng vì anh Lê Quốc Quân tuyên bố tuyệt thực nếu bị biệt giam khi không mặc quần áo tù cho nên người ta đã phải xuống thang, và đấy là một cuộc đấu tranh thắng lợi của anh Lê Quốc Quân.

Thứ hai là anh không gọi những người canh hoặc cán bộ mà chỉ gọi bằng tên hoặc chức danh. Điều này biểu hiện anh Lê Quốc Quân không coi mình là một tù nhân, và anh tuyên bố với tất cả mọi người trong tù rằng: “Tôi không phải là một tù nhân, tôi là người bị oan, và tôi là một người bình thường. Có giam tôi thì giam, chứ tư tưởng cũng như tinh thần của tôi vẫn là người tự do.” Việc đấu tranh cương quyết của anh Lê Quốc Quân đã làm cho từ ban giám thị đến các cán bộ cai tù trong ấy rất nể phục; và vì sự nể phục đối với anh Lê Quốc Quân nên họ đã không dám đưa ra những quyết định kỷ luật quá đáng đối với anh ngoài những lời khiển trách, thậm chí có những lời vuốt ve để anh Lê Quốc Quân dịu đi tinh thần đấu tranh của anh ấy; để mong những người tù khác không noi gương đấu tranh của anh Lê Quốc Quân. Thì đó là những đức tính mà tôi thấy được ở anh Lê Quốc Quân trong thời gian 4 tháng.

Anh Lê Quốc Quân ngày 27-6 này sẽ ra tù. Giữa tôi và anh Lê Quốc Quân có những kỷ niệm sâu sắc với một sự hiểu biết về chính trị, về luật pháp,.. tôi đã học hỏi được anh Lê Quốc Quân rất nhiều. Ngoài ra chúng tôi cùng làm thơ tặng nhau. Rất vui là không những hiểu biết về chính trị và luật pháp, về đời sống xã hội; mà hiểu biết về văn hóa, về thơ, ca… Anh Lê Quốc Quân đều ở đỉnh cao và anh đã từng làm tặng tôi rất nhiều bài thơ, mà bài thơ nào cũng khá hay. Tôi đã đưa lên các trang Dân Làm Báo cũng như đưa lên trang Facebook của tôi và rất nhiều người khen thơ của anh Lê Quốc Quân. Những bài thơ của anh Lê Quốc Quân thắm đượm tinh thần đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và thấm đượm tinh thần bao dung, tinh thần yêu thương các chiến hữu, các đồng đội trong phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại quốc nội.

Nguyễn Vũ: Trường hợp của Ls. Lê Quốc Quân phải nói là một trường hợp đặc biệt là vì riêng cá nhân Ls. Lê Quốc Quân được gần 400 chính giới và trí thức Đức Quốc khen ngợi, đồng thời mới đây có một phái đoàn Đức tới tận trại giam để thăm Ls. Lê Quốc Quân. Ông nghĩ sao về việc này?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Anh em hoạt động dân chủ cám ơn những nhân sĩ, trí thức và quan chức của chính phủ Đức đã quan tâm đến anh Lê Quốc Quân. Tôi nghĩ rằng anh Lê Quốc Quân xứng đáng được quan tâm như vậy bởi vì tinh thần, ý chí và nghị lực, cũng như tinh thần đấu tranh của anh cho dân chủ, nhân quyền của nhân dân Việt Nam; cũng như tinh thần chịu đựng cũng như đấu tranh của anh trong tù. Mặc dù anh Lê Quốc Quân bị kết án chỉ có hai năm, nhưng tôi nghĩ rằng dù có 10 năm hoặc 20 năm thì tinh thần anh Quân cũng cương quyết như tôi đã mô tả với quí vị.

Nguyễn Vũ: Nhân dịp anh Lê Quốc Quân được thả, cá nhân ông cũng như các nhà đấu tranh dân chủ có những chương trình đặc biệt nào để đón tiếp Ls. Lê Quốc Quân không, thưa ông?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Vâng, sẽ có. Tất cả thuộc vào gia đình, thân nhân của anh Lê Quốc Quân có một chương trình như thế nào. Anh em chúng tôi đều cử người đi cùng gia đình đến tận nhà tù để đón anh Lê Quốc Quân. Nhưng tôi cũng xin nói rằng việc đón tiếp cực kỳ khó khăn và e rằng sẽ không xảy ra được tại ngay trại giam. Quí vị cũng biết là những người tù hoạt động dân chủ, nhân quyền mà họ gọi là tù nhân lương tâm, khi được thả ra họ không thả ngay ở cổng nhà tù để thân nhân đi đón, mà có những trường hợp họ đưa về tận nhà, như khi họ thả tôi. Tuy nhiên họ không đưa vào ban ngày mà lại đưa vào ban đêm khi anh em bạn bè không thể biết được thời gian chính xác tôi về ngày nào; cũng như đã quá khuya khiến anh em phải giải tán thì họ mới lén lút đưa tôi về nhà.

Trường hợp của Trương Duy Nhất cũng vậy; họ không đưa về tận nhà nhưng khi thấy thân nhân và bạn bè đón ở cổng trại giam thì họ đã vút xe chạy qua thân nhân đang chờ đón và đưa anh Trương Duy Nhất ra tận đường quốc lộ cách trại giam 4 cây số. Cuối cùng thân nhân phải gọi xe ôm đuổi theo. Đấy là trường hợp bình thường của nhà cầm quyền CSVN khi thả các tù nhân chính trị. Trường hợp anh Lê Quốc Quân tôi nghĩ cũng như vậy. Họ sẽ không thả anh Lê Quốc Quân ở ngay cổng trại để anh nhận những bông hoa, nhận những cái hôn, cái bắt tay của chúng tôi; mà họ sẽ đưa anh Lê Quốc Quân cách cổng trại 5, 6 cây số rồi mới thả anh ra. Đấy là một cái sự hèn, ngu của cách thả những tù nhân chính trị mà nhà cầm quyền Cộng sản bày ra để hạn chế những sự liên hoan để người dân nhìn vào không thấy rằng anh em tù nhân chính trị chúng tôi đã được đón chào, được vinh dự như thế nào.

Nguyễn Vũ: Xin cám ơn nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.