Nhắc Nhớ Nhau Nhiệm Vụ Bảo Toàn Đất Tổ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ba năm trước, vào ngày 27/12/2001, Thứ trưởng Ngoại giao Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Lê Công Phụng và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã cùng nhau làm lễ khánh thành cột mốc đầu tiên phân định ranh giới trên đất liền giữa hai nước ở hai đầu cầu Bắc Luân tại thị xã Móng Cáy (Việt Nam) và thị trấn Ðông Hưng (Trung Quốc). Cột mốc cuối năm 2001 này là một trong nhiều mốc thời gian quan trọng, gắn liền với vấn đề biên giới Việt Nam hiện nay và còn mãi ghi lại trong lịch sử như những mốc thời gian ô nhục nhất của chế độ CSVN và đau buồn nhất của dân tộc. Ðó là những cột mốc 30/12/1999 với Hiệp Ðịnh Biên Giới Trên Ðất Liền và 25/12/2000 với Hiệp Ðịnh Phân Ðịnh Vịnh Bắc Bộ và Hợp Tác Nghề Cá được CSVN ký kết với Trung Cộng trong sự lén lút, âm thầm của nỗi nhục đánh mất chủ quyền quốc gia.

Sau khi biết đến 2 Hiệp Định được ký kết với Trung Cộng, nhiều công dân, trí thức yêu nước tại quốc nội đã lên tiếng góp ý, phản đối, kiến nghị.v.v… với chính quyền CSVN như: ông Đỗ Việt Sơn (2/2001, 11/2001), Luật sư Lê Chí Quang (11/2001), 20 công dân Việt Nam trong đó có cả đại tá, thiếu tướng và trung tướng về hưu của CSVN, cùng các cán bộ, cựu chiến binh, trí thức quốc nội (11/2001), 11 nhà đối kháng trong nước gởi đơn chất vấn về các Hiệp Ðịnh biên giới (12/2001), ông Trần Dũng Tiến (1/2002), Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang (1/2002), quý vị lãnh đạo các tôn giáo trong nước (2/2002), Bác sĩ Nguyễn Đan Quế (2/2002), Giáo sư Trần Khuê (2/2002), Nhà báo Nguyễn Vũ Bình (5/2002), Nhiều nhà phản kháng trong nước đã ký tên chung vào một Kiến Nghị Thư phản đối CSVN trấn áp và giam giữ những người đã lên tiếng về vấn đề biên giới (7/2002), 20 Nhà phản kháng trong nước ký tên phổ biến bản Tuyên Bố Về Hiệp Ðịnh Biên Giới Việt-Trung (12/2002).v.v…

Trong khi đó tại hải ngoại, giới truyền thông Việt ngữ và các tổ chức đấu tranh, đồng bào nói chung đã phổ biến rộng rãi nhiều tin tức về vấn đề này, cùng với nhiều sinh hoạt có ý nghĩa trong cộng đồng để phản đối việc CSVN ký kết 2 Hiệp Định trên. Hàng chục Ủy Ban Đấu Tranh Bảo Toàn Đất Tổ, tố cáo CSVN bán đất nhượng biển cho Trung Cộng.v.v… đã được thành lập tại nhiều địa phương khác nhau trên toàn thế giới. Đặc biệt là vào các ngày 27-28/12/2002, một Hội Nghị Diên Hồng Hải Ngoại Bảo Toàn Ðất Tổ đã được diễn ra tại Little Saigon, thuộc miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ, với sự tham dự của khoảng 70 hội đoàn và 300 tham dự viên về từ khắp nơi trên thế giới, để bàn thảo về vấn đề CSVN nhượng đất và biển cho Trung Cộng, đồng thời vận động cộng đồng người Việt hải ngoại cùng tham gia công tác đấu tranh bảo toàn đất tổ. Hội Nghị cũng được sự lên tiếng ủng hộ trực tiếp từ nhiều nhà đối kháng trong nước và một trong những thành quả lớn của Hội Nghị là sự ra đời của Hội Ðồng Việt Nam Bảo Toàn Ðất Tổ. Và mới đây, vào ngày 1 & 2/1/2005, sau 2 năm hoạt động, Hội Nghị Diên Hồng Hải Ngoại Bảo Toàn Ðất Tổ Kỳ 2 được tiếp tục tổ chức tại Little Saigon, để kiện toàn và phát huy hơn nữa cơ cấu tổ chức và phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Hội Đồng Việt Nam Bảo Toàn Đất Tổ. Hội Nghị kỳ này cũng được nghe những tiếng nói tham dự từ trong nước như các ông Hà Sĩ Phu (Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ), Linh mục Phan Văn Lợi và Giáo sư Trần Khuê.

Nhìn lại những hoạt động đấu tranh không ngừng của đồng bào trong và ngoài nước từ hơn 4 năm qua, vì nhiệm vụ bảo toàn đất tổ, chúng ta càng cảm thấy mang nhiều trách nhiệm cấp bách hơn nữa trước quốc nạn này. Tuy vậy, cũng cần cùng nhau thống nhất một số quan niệm nền tảng trong vấn đề này để đẩy nhanh và mạnh hơn nữa công cuộc đấu tranh chung hiện nay của dân tộc.

- Thứ nhất, đối tượng tấn công chính yếu của các lực lượng dân chủ là chế độ CSVN, nhất là thành phần lãnh đạo chóp bu của Ðảng CSVN.

Trong biến cố quan trọng này, chính lãnh đạo CSVN đã chủ tâm dâng hiến đất đai và lãnh hải của tổ tiên để tìm cách duy trì quyền lực. Muốn giải quyết tận gốc vấn đề này, chúng ta phải nhìn rõ nguyên nhân chính là kẻ nội thù CSVN để tìm cách giải quyết nhanh chóng.

- Thứ hai, mục tiêu đấu tranh cấp thiết nhưng trường kỳ là phải giành lấy quyền tự do dân chủ cho người dân trong nước, thay thế chế độ độc tài đảng trị bằng một thể chế dân chủ.

Từ đó, với nền tảng pháp lý về chủ quyền quốc gia độc lập thật sự, một chính phủ mới có thể tái thương thuyết các Hiệp Ðịnh biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ do CSVN đã ký kết với Trung Cộng.

- Thứ ba, vấn đề biên giới đã tạo được sự đồng thuận to lớn trong cộng đồng người Việt hải ngoại và đồng bào trong nước.

Chúng ta cần tiếp tục vun bồi và phát huy điểm đồng thuận này để phối hợp được sức mạnh của toàn dân, trong và ngoài nước, giải quyết dứt điểm chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam hiện nay.

Và dựa trên những quan niệm chung đó, chúng ta có thể cùng nhau:

1. Nỗ lực thông tin thường xuyên và liên tục về tình trạng mất đất, mất biển hiện nay để chia sẻ và nhắc nhở mọi con dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, luôn luôn nhớ về nỗi đau dân tộc, nỗi nhục mất đất, mất biển này do Ðảng CSVN gây ra.

2. Vận động mọi thành phần quần chúng trong nước, như giới trí thức, thanh niên sinh viên, công nhân lao động, và kể cả những cựu chiến binh, cán bộ CSVN thức tỉnh, cùng nhau hình thành một thế trận Liên Minh Dân Tộc, “rọi đèn” vào những hành động, chính sách biên giới sai lầm của lãnh đạo CSVN trước dư luận quần chúng Việt Nam và thế giới.

3. Tích cực hỗ trợ người dân trong nước đòi hỏi CSVN phải công bố cho toàn dân biết toàn bộ và đầy đủ nội dung chi tiết của 2 Hiệp Ðịnh biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng.

4. Vận động chính giới, chính quyền ngoại quốc, những tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nhân quyền thế giới như Reporters Without Borders, Committee to Protect Journalists, Amnesty International, Human Rights Watch, Writers In Prison Committee, v.v… thường xuyên lên tiếng can thiệp cho các nhà đối kháng đang bị đàn áp, cầm tù tại Việt Nam, nhất là những vị đang bị giam cầm vì đã báo động dư luận về vấn đề biên giới Việt-Trung.

5. Hình thành các Nhóm Nghiên Cứu Chuyên Môn về vấn đề biên giới Việt-Trung, có sự phối hợp với các chuyên gia, trí thức trong nước, để đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải bạch hóa mọi tài liệu lịch sử liên quan đến biên giới Việt-Trung; từ đó góp phần cung cấp những dữ kiện chính xác, trung thực về vấn đề biên giới Việt-Trung cho đồng bào khắp nơi, và kể cả giới nghiên cứu, các chính phủ ngoại quốc.

… Những ngày đầu năm 2005 đang đi qua nhưng trong lòng nhiều con dân Việt Nam tại hải ngoại vẫn còn nặng trĩu những nỗi đau vì nhớ đến những cột mốc thời gian mất đất, mất biển của tổ tiên, dân tộc. Những nhà đấu tranh trong nước thì càng cảm thấy xót xa, đau đớn hơn khi trước mắt họ hàng ngày là mảnh đất thiêng liêng do cha ông để lại, nhưng nay đã bị dâng hiến, cắt nhượng cho ngoại bang. Như trong cuộc phỏng vấn ngày 26/12/2004 mới đây của Đài Á Châu Tự Do với ông Phạm Quế Dương, cựu Đại tá CSVN (Hà Nội) và Giáo sư Trần Khuê (Sài Gòn), cả hai ông đều nói lên những nỗi niềm trăn trở, xót xa khi nghĩ về quốc nạn này. Họ, bạn bè của họ trong nước đã xúc động, và đã khóc…. vì đất nước mất đi những phần lãnh thổ mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu để gìn giữ. Mùa xuân năm 2005 này đánh dấu thêm một mốc thời gian quan trọng cho mỗi con dân Việt Nam, nhắc nhớ nhau nhiệm vụ bảo toàn đất tổ, hôm nay và mãi mãi về sau. (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.